Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 83)

Đây là yêu cầu rất quan trọng, thể hiện đích cần đạt được khi xác định và tiến hành các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở trường mầm non. Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở trường mầm non được đề xuất phải thể hiện rõ tính hiệu quả, tức là có tính khả thi cao, đạt được kết quả rõ rệt trong thực tiễn, gắn liền với đặc điểm, thực trạng quá trình giáo dục nói chung, hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình nói riêng. Hiệu quả của các biện pháp đề xuất phải được thể hiện ở hiệu quả của các nội dung quản lý hoạt động giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở

72

trường mầm non của các chủ thể quản lý và hiệu quả của hoạt động phối hợp giáo dục của giáo viên. Do vậy, các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở trường mầm non phải góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý mọi mặt hoạt động của nhà trườngvà nâng cao chất lượng giáo dục.

Yêu cầu đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, cụ thể, hiệu quả thiết thực, tính hệ thống và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các lực lượng quản lý là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở các trường mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện nay.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)