Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên về yếu tố chủ quan
TT Các yếu tố chủ quan Điểm trung bình Xếp hạng Mức độ
1 Về lãnh đạo, quản lý nhà trường 3.34 1 Rất ảnh hưởng 2 Về phía lực lượng giáo viên 3.31 2 Rất ảnh hưởng 3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 3.25 3 Rất ảnh hưởng
Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình cho trẻ mầm non, mẫu giáo của nhóm đối tượng CBQL, giáo viên cho ta thấy: cả ba yếu tố đều được đánh giá có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, trong đó yếu tố được đánh giá cao nhất chính là “Về lãnh đạo, quản lý nhà trường” [ĐTB: 3.34, TH: 1, MĐ: Rất ảnh hưởng]. Yếu tố được xếp hạng thứ 2 trong thang điểm chuẩn đó là “Về phía lực lượng giáo viên” [ĐTB: 3.31, MĐ: Rất ảnh hưởng], và “Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học” [ĐTB: 3.25, MĐ: Rất ảnh hưởng]. Điều này chỉ ra rằng về công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường có quyết định rất lớn đến quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, bởi vì khi phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình thì rất cần nhà quản lý phải chủ động và linh hoạt. Lực lượng giáo viên, khả năng phối hợp với CMT cũng như kỹ năng xử lý các tình huống khi gặp phải CMT khó khăn.... đội ngũ giáo viên cũng có ảnh hưởng và quyết định hiệu quả công việc, nội dung, hình thức phối hợp GD. Một yêu cầu đặt ra ở đây chính là cần nâng cao trình độ, năng lực, kĩ năng quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình và xác định rõ ràng tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện kế hoạch phối hợp. Đây là một tín hiệu phù hợp với quy chế quản lý mới, đang được hình
67