Mục tiêu của hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đìn hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 38)

đình các trường mầm non

Quyết định số 55/2011QĐ-BGD&ĐT, Ngày 22/11/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó có nhắc đến nhiệm vụ CMT “Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học…”. [6]

Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 06 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” về việc tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ, học sinh, sinh viên. Trong đó, Quy định trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục. [11]

Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT, ngày 23 tháng 12 năm 2008 về việc tăng cường phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, trong đó nêu rõ: Đối với các trường mầm non cần tập trung: Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; xử lý kịp thời các

26

vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; xử lý các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong nhà trường. [10]

- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm tuyên truyền, phổi biến kiến thức giáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới các gia đình.

Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, gần gũi nhất của trẻ, việc phải tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục trẻ mầm non tới các thành viên trong gia đình trẻ, nhất là những người trực tiếp giáo dục trẻ là nhiệm vụ vô cùng cần thiết và quan trọng.

- Phối hợp với gia đình trẻ để thống nhất về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ.

Sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình về nội dung giáo dục trẻ giúp trẻ thu nhận kiến thức một cách nhanh chóng và bền vững, trên cơ sở đó hình thành và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.

- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Phối hợp với gia đình trẻ cùng thực hiện giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non được phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nội dung của chương trình nhằm giáo dục trẻ toàn diện theo lĩnh vực phát triển của trẻ.

- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình và tăng cường mối quan hệ để tranh thủ sự ủng hộ, giúp trẻ đỡ của CMT đối với các hoạt động của nhà trường. [3,4]

Mục tiêu của hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình đó là những tiêu chuẩn định hướng ban đầu mà sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình cần phải đạt được trong quá trình giáo dục trẻ. Mục tiêu của hoạt động phối hợp giáo dục là để có sự thống nhất về quan điểm giáo dục, nội dung và các biện pháp giáo dục trẻ làm cho quá trình giáo dục đạt kết quả cao nhất, tránh được sự bất đồng dẫn đến “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong giáo dục, giúp trẻ trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội mai sau. Việc xác định đúng mục tiêu phối hợp giáo dục giúp cho quá trình giáo dục giữa nhà trường và gia đình diễn ra nhịp

27

nhàng, thường xuyên và hiệu quả. Tuy nhiên, mục tiêu phối hợp giáo dục cần phải phù hợp với điều kiện địa phương, mức độ nhận thức của cả nhà trường và gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)