Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở một số trường mầm non huyện Hồng Ngự, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý. Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể tách rời tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong việc thực hiện trạng quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, để đạt được mục tiêu hoạt động phối hợp giáo dục đã đề ra.
Việc nhận thức đầy đủ các vai trò, tầm quan trọng trong công tác quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình cho đội ngũ CBQL, giáo viên, sẽ là tiền đề, là điều kiện “cần” cho việc thực hiện tốt các biện pháp còn lại. Bởi vì khi nhận thức tốt vấn đề, ý thức của con người sẽ được nâng cao, và trách nhiệm đối với bản thân và công việc cũng được nhận thức đúng đắn hơn, góp phần thực hiện tốt công việc cũng như hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.
Các biện pháp kế hoạch hóa, cải tiến công tác tổ chức, tăng cường công tác chỉ đạo và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động phối hợp GD cho CBQL, giáo viên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong số các biện pháp, công tác quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình cho đội ngũ CBQL, giáo viên sẽ khó đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trong thực tế công tác quản lý, việc triển khai các biện pháp một cách đồng bộ sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, tùy theo tình hình thực tiễn cũng như những điều kiện có liên quan mà chủ thể quản lý sẽ có thể lựa chọn biện pháp ưu tiên hay một số biện pháp phù hợp đã đề xuất nhằm đảm bảo tính hiệu quả và khả thi. Đặc biệt, dựa vào thực trạng cũng như những điều kiện có liên quan, các biện pháp sẽ được chọn lựa áp dụng vào thực tiễn để đảm bảo sự thích ứng.
88
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Tóm lại, 5 biện pháp do tác giả đề xuất có thể xem như có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung lẫn nhau; về hình thức các biện pháp theo thứ tự trước sau nhưng bản chất mỗi biện pháp là cái riêng trong cái chung nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp.
2. Tăng cường xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục giữa nhà trường và
gia đình
5. Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình 1. Nâng cao nhận thức về hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình 3. Tăng cường tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình 4. Tăng cường
kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình giáo dục giữa nhà Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp
89
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Mục đích khảo sát để tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phối hợp giáo dục các trường mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Từ đó tác giả điều chỉnh những gì chưa phù hợp và khẳng định độ tin cậy của các biện pháp được CBQL, GV, cha mẹ trẻ em đánh giá cao.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Tập trung 2 vấn đề chính:
- Các biện pháp đề xuất có cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở một số trường mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp không?
- Các biện pháp đề xuất liệu có khả thi trong công tác quản lý hoạt động phối hợp giáo dục ở trường mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện nay không?
3.4.3. Khách thể khảo nghiệm
CBQL, GV:84 người (7 hiệu trưởng, 7 phó hiệu trưởng các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Hồng Ngự); giáo viên: 70 người.
Cha mẹ trẻ em: 90 trên 7 trường mầm non.
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm
Để tiến hành khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của năm biện pháp đề ra, tác giả xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến theo 2 tiêu chí: tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý theo bốn mức độ.
Đánh giá về tính cần thiết: Rất cần thiết (RCT): 3 điểm; cần thiết (CT): 2 điểm; ít cần thiết (ICT): 1 điểm ; không cần thiết (KCT): 0 điểm
Đánh giá về tính khả thi: Rất khả thi (RKT): 3 điểm; khả thi (KT): 2 điểm; ít khả thi (IKT): 1 điểm; không khả thi (KKT): 0 điểm
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
3.4.5.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và cha mẹ trẻ về hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
Sau khi thu về số liệu tác giả phân tích, tính điểm trung bình đánh giá theo thứ bậc từ 1 đến 5 về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp.
90
Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất được ghi nhận ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và cha mẹ về hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình
Mức cần thiết Mức khả thi Stt Nội dung Điểm TB TH Điểm TB TH
1 Tầm quan trọng của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong GDMN.
2.74 1 2.17 1
2
Sự hợp tác với các bậc cha mẹ và cộng đồng sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần với trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.68 2 2.13 2
3
Phối hợp thường xuyên, liên tục giữa nhà trường và gia đình thì sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thống nhất và liên tục.
2.52 4 2.01 3
4
Nhà trường và gia đình phối hợp giáo dục để tạo điều kiện cho trẻ được giáo dục mọi nơi, mọi lúc đồng thời nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của cả hai phía: nhà trường và gia đình.
2.66 3 1.87 5
5
Công tác phối hợp gia đình, nhà trường có tác động đến cách nhìn nhận của toàn xã hội đến với công tác giáo dục trẻ mầm non.
2.39 5 1.93 4
Từ kết quả khảo sát của bảng 3.2 cho thấy các giải pháp về “nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và cha mẹ trẻ về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình” được CBQL và GV đánh giá cao về mức “cần thiết” (ĐTB cao nhất 2.74, thấp
91
- Về mức độ cần thiết
CBQL và GV đánh giá cao nhất là biện pháp “Tuyên truyền về Tầm quan trọng của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong GDMN” (ĐTB = 2.74, rất cần thiết), xếp hạng (1). Tiếp theo là biện pháp “Sự hợp tác với các bậc cha mẹ và cộng đồng sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần với trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.” (ĐTB = 2.68, rất cần thiết), xếp hạng (2). Tiếp theo là biện pháp “Nhà trường và gia đình phối hợp giáo dục để tạo điều kiện cho trẻ được giáo dục mọi nơi, mọi lúc đồng thời nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của cả hai phía: nhà trường và gia đình” (ĐTB = 2.66), rất cần thiết), xếp hạng (3); biện pháp “Phối hợp thường xuyên, liên tục giữa nhà trường và gia đình thì sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thống nhất và liên tục” (ĐTB = 2.52, rất cần thiết), xếp hạng (4); biện pháp “Công tác phối hợp gia đình, nhà trường có tác động đến cách nhìn nhận của toàn xã hội đến với công tác giáo dục trẻ mầm non” (ĐTB = 2.39, cần thiết), xếp hạng (5)
-Về mức độ khả thi
Đa số CBQL và GV đều thống nhất đánh giá biện pháp “Tuyên truyền về Tầm quan trọng của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong GDMN” để CBQL, GV và cha mẹ trẻ ý thức được nhiệm vụ của mình trong hoạt động phối hợp (ĐTB = 2.17) là “khả thi”. Kế đến là biện pháp “ Tuyên truyền sự hợp tác với các bậc cha mẹ và cộng đồng sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần với trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.” (ĐTB = 2,13) cũng được CBQL và GV đánh giá “khả thi”. Các biện pháp “Tầm quan trọng của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong GDMN; Sự hợp tác với các bậc cha mẹ và cộng đồng sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần với trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; Nhà trường và gia đình phối hợp giáo dục để tạo điều kiện cho trẻ được giáo dục mọi nơi, mọi lúc đồng thời nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của cả hai phía: nhà trường và gia đình; Phối hợp thường xuyên, liên tục giữa nhà trường và gia đình thì sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thống nhất và liên tục” đều được CBQL và GV đánh giá “khả thi” (ĐTB từ 1.87 đến 2.17), có thể thực hiện được để quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
92
Bảng 3.3. Đánh giá của phụ huynh về nội dung cần phải tăng cường phổ biến, truyền thông đến cha mẹ trẻ
Tính cần thiết Stt Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết ĐTB Thứ bậc
1 Tuyên truyền đến CMT những văn
bản chỉ đạo, những chính sách. 95.2 0 4.8 0 2.95 1 2 Tuyên truyền về các phong trào thi
đua của ngành. 78.7 0 21.3 0 2.78 5 3 Phối hợp NT xây dựng kế hoạch
GD của nhà trường, của nhóm, lớp 70.7 0 29.3 0 2.75 6
4
Phối hợp với NT trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, trong các buổi dạo chơi, tham quan;
91.7 0 8.3 0 2.91 3
5
Phối hợp với NT trong việc xây dựng môi trường trường học, CSVC, trang thiết bị.
81.1 0 18.9 0 2.81 4
6
Phối hợp và góp ý với GV về: thái
độ, tác phong, hành vi ứng xử; 92.9 0 7.1 0 2.92 2
Đa số phụ huynh đồng ý với ý kiến nhà trường cần phải tuyên truyền đến CMT những văn bản chỉ đạo, những chính sách (tỉ lệ 95.2%) ý kiến đánh giá cha mẹ trẻ “Rất cần thiết”. Biết được cha mẹ trẻ rất quan tâm đến chế độ chính sách của trẻ, các văn bản của các cấp. Tuy nhiên vẫn còn 4.8% phụ huynh “ít khả thi” với việc tăng cường tuyên truyền đến CMT những văn bản chỉ đạo, những chính sách.
Có 78.7% ý kiến đánh giá của cha mẹ trẻ “Rất cần thiết” và 21.3% ý kiến đánh giá của cha mẹ trẻ “ít khả thi” nhà trường cần phải tăng tuyên truyền về các phong trào thi đua.. Như vậy tỉ số % giữa đánh giá “Rất cần thiết” và “Ít cần thiết” chênh lệch không nhiều, điều đó chứng tỏ gần nửa số phụ huynh không quan tâm
93
ngành, của nhà trường mang lại hiệu quả rất cao cho tất cả trẻ điều tham gia, giúp trẻ tự tin… Các trường cần phải thay đổi hình thức, nội dung tuyên truyền để giúp phụ huynh thấy rõ trách nhiệm của mình để phối hợp giáo dục với nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Kết quả khảo sát cho thấy có 70.7% ý kiến phụ huynh “Rất cần thiết” với ý kiến nhà trường cần tăng cường phối hợp NT xây dựng kế hoạch GD của nhà trường, của nhóm, lớp và 29.3% “Ít cần thiết”. Hiện nay, có rất nhiều kênh thông tin giúp cha mẹ trẻ nắm được những kiến thức khoa học về giáo dục trẻ như: sách báo, tivi, internet… nhưng để thống nhất môi trường giáo dục giữa nhà trường và gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Ngay cả lịch sinh hoạt, chế độ ăn, ngủ… của trẻ ở nhà và ở trường cũng không giống nhau. Cần tăng cường công tác phối hợp NT xây dựng kế hoạch GD của nhà trường, của nhóm, lớp… của trẻ để cha mẹ biết và áp dụng ở nhà cho trẻ, góp phần thống nhất môi trường giáo dục cho trẻ.
Về phối hợp với NT trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, trong các buổi dạo chơi, tham quan có 91.7% ý kiến phụ huynh “Rất cần thiết”, 8.3 % ý kiến “Ít cần thiết”. Tâm lý chung của cha mẹ trẻ là hay tranh thủ những ngày nghỉ ở nhà để chơi với con, chăm sóc con nên thường không chú ý đến các hoạt động được tổ chức tại nhà trường như thế nào. Thời gian trẻ ở nhà với gia đình thường được sinh hoạt cùng với chế độ của gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy rõ thực trạng này.
Có tới 81.1% phụ huynh “Rất cần thiết” với việc nhà trường cần tăng cường phối hợp với NT trong việc xây dựng môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, 18.9% phụ huynh “Ít cần thiết”. Chương trình mầm non mới yêu cầu rất cụ thể về các kĩ năng trẻ cần đạt được sau mỗi giai đoạn của tuổi mầm non. Những năm gần đây, ở các trường mầm non huyện Hồng Ngự đã triển khai thực hiện các chủ đề trong tháng và tuyên truyền để phụ huynh biết được mục đích, yêu cầu, nội dung và các biện pháp rèn kĩ năng cho trẻ thông qua việc thực hiện các chủ đề và mời phụ huynh cùng tham gia và được nhiều phụ huynh ủng hộ cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Kết quả trên cho thấy tỉ lệ 92.9 phụ huynh “Rất cần thiết” với việc nhà trường cần tăng cường phối hợp và góp ý với GV về: thái độ, tác
94
phong, hành vi ứng xử, trẻ ít hơn tỉ lệ phụ huynh “Ít cần thiết” (ít hơn 7.1%). Tâm lý chung của CMTE khi gửi con đến các trường mầm non luôn mong muốn bé được nhận tình yêu thương và thỏa mái như khi ở nhà. Tuy vậy, với áp lực công việc của mỗi giáo viên, không chỉ có nhiệm vụ dạy dỗ các bé mà cả chăm sóc, nuôi dưỡng, từ ăn ngủ, vệ sinh,… đều đến tay các cô, nhiều người còn ái ngại khi muốn dặn dò giáo viên về những yêu cầu đặc biệt.
Bên cạnh các nội dung đó cha mẹ trẻ còn nêu lên những nội dung khác cần được nhà trường phổ biến thêm:
Tổ chức tham quan các di tích lịch sử địa phương; Cần xây dựng chuyên đề phát triển vận động;
Những cảm xúc của trẻ khi không vừa lòng một việc gì đó;
Những kỹ năng tự phục vụ; giúp các trẻ lễ phép khi ở nhà; luyện cho trẻ kỹ năng tự lập;
Luyện chi các trẻ kỹ năng sống, (kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống…);
Tổ chức họp phụ huynh mỗi quý 1 lần;
Nhà trường nên phổ biến thêm những thay đổi tâm sinh lý của trẻ theo từng giai đoạn;
Thường xuyên tổ chức các chương trình về phương pháp giáo dục dạy trẻ; Giáo viên thường xuyên gặp trực tiếp cha mẹ trẻ;
Tạo điều kiện để trẻ hòa đồng với người lớn;
Tổ chức các buổi hội thảo để cha mẹ trẻ tham gia vào các họat động giáo dục của nhà trường thường xuyên;
Cần cập nhật thường xuyên hơn nữa trang Web của nhà trường; Cung cấp cho phụ huynh các bài thơ, nhạc mà bé đã học ở trường;
Phổ biến chương trình giáo dục mầm non và bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; Rất mong nhà trường quan tâm các cháu;
95
Phát huy sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình được lâu dài và bền vững;
Nên có những buổi mời chuyên gia đến nói chuyện về phương pháp giáo trẻ; Nhà trường nên ghi hình một số hoạt động trẻ tham gia và gửi về cha mẹ trẻ để phụ huynh dễ theo dõi tình hình của bé;
Nên đảm bảo số trẻ đúng theo điều lệ trường mầm non, không để tình trạng