Trong những năm gần đây khi nói đến chất lượng giáo dục trong xã hội hiện tại, hầu như cả xã hội, đặc biệt với những nhà giáo lão thành, CMTE đã đặt ra yêu cầu về sự cần thiết trang bị cho trẻ ngay từ ngành học mầm non một số kỹ năng nhằm giúp trẻ có thể tồn tại trước tốc độ phát triển đời sống xã hội.
Như vậy với sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các Sở, Phòng GD&ĐT đã tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo các trường tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình, và quản lý hoạt đồng này đạt kết quả và kỳ vọng của xã hội.
-Điều kiện kinh tế gia đình và của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình, cụ thể:
+ Điều kiện kinh tế của các gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính cho nhà trường, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động phối hợp giáo dục.
+ Điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia hoạt động phối hợp giáo dục.
+ Một địa phương có tiềm năng kinh tế sẽ tạo điều kiện đầu tư giáo dục tốt hơn, là điều kiện thúc đẩy hoạt động phối hợp giáo dục.
- Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương tác động tới hoạt động phối hợp giáo dục.
+ Các tổ chức Đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội ở các địa phương nếu được tổ chức tốt, sẽ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nhất là chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
+ Gia đình văn hóa, xã hội ổn định, môi trường xã hội lành mạnh… là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
+ Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương là cơ hội cho CMTE tham gia hoạt động phối hợp giáo dục với nhà trường.
37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chính vì vậy trẻ cần có sự giáo dục ở cả nhà trường, gia đình và xã hội. Để thực hiện tốt vai trò của nhà trường trong quá trình giáo dục trẻ, người cán bộ quản lý ở trường mầm non cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trong đó hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình rất quan trọng và cần thiết. Để làm tốt công tác này, người cán bộ quản lý cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý giáo dục: xây dựng kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Trong các chức năng này thì chức năng xây dựng kế hoạch là quan trọng và cần thiết vì đây là hoạt động sáng tạo, là phương hướng giúp người quản lý giải quyết vấn đề thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Từ đó, người quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá được việc thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình diễn ra đúng hướng và đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường.
38
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON