cho các thành viên trong nhà trường;
- Phổ biến kế hoạch hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình; - Xây dựng cơ chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình;
- Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình;
- Phân bổ kinh phí cho hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình;
+ Nguồn kinh phí;
+ Kế hoạch phân bổ kinh phí cho các bộ phận; + Phân công người phụ trách, giám sát;
- Tổ chức các chuyên đề, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
Để làm được điều đó, đòi hỏi ở người quản lý khả năng truyền đạt, dẫn dắt phải tốt, nắm bắt được tâm lý CMTE để có cách xử lý tình huống hay, thấu tình, đạt lý, hướng người cán bộ giáo viên đi đến đích chung của việc hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
1.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình gia đình
Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kì và những trường hợp đột xuất nổi bật, có hiệu quả cao hay gặp khó khăn trở ngại. Quản lý hoạt động phối hợp cần nắm chắc quan hệ giữa hiệu trưởng với BĐD cha mẹ trẻ; hoạt động phối hợp giáo dục giữa giáo viên với cha mẹ trẻ ở các lớp, giữa giáo viên với các bộ phận khác trong nhà trường; giữa ban giám hiệu với các cá nhân và các bộ phận khác. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch phối hợp giáo dục giữa giáo viên với cha mẹ trẻ của từng lớp, theo dõi các hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên những gương điển hình. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình thể hiệc qua các công việc như:
33
- Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra phối hợp giáo dục; - Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động phối hợp giáo dục; - Quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động phối hợp giáo dục; - Tiến hành đánh giá kế hoạch phối hợp giáo dục;
-Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động phối hợp giáo dục;