Nâng cao nhận thức về hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 83 - 86)

mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện nay.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đình ở các trường mầm non huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình và gia đình

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình diễn ra từ hai phía: nhà trường – gia đình, nếu một trong hai bên không hợp tác tốt sẽ không mang lại hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho từng thành viên trong nhà trường và trong gia đình về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động phối hợp, vai trò – trách nhiệm của mỗi thành viên trong hoạt động đó rất cần thiết. Biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình nhằm làm cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng và nhiệm vụ của hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình tạo động lực để thực hiện công việc tốt hơn.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

Qua phân tích thực trạng chúng tôi thấy một bộ phận giáo viên và cha mẹ trẻ chưa nhận thực đúng về vai trò cũng như nhiệm vụ của mình trong hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình nên còn thờ ơ, đùn đẩy, né tránh, không tham gia vào các hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình hoặc ít tham gia. Vì vậy, để quản lý tốt hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia

73

đình, CBQL trước hết phải nâng cao nhận thức bản thân mình và tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ hiểu một cách sâu sắc về :

- Quán triệt, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của bộ ngành và địa phương cho cán bộ quản lý, giáo viên và CMTE về sự cần thiết, vai trò tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình;

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CMTE nhằm thống nhất về quan niệm hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình; đặc biệt thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc giáo dục hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình thông qua các hoạt động giáo dục trẻ, qua thái độ lao động tận tụy, qua phong cách lối sống của nhà giáo. Giáo viên cần phát huy cao độ kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp tình yêu thương trẻ và trách nhiệm của “người mẹ thứ hai” để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, trực tiếp là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần đánh giá đúng mức những ưu điểm, hạn chế hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình và quản lý hoạt động giáo dục phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình của đơn vị, những thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục những khó khăn đó để hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình của đơn vị để đạt được mục tiêu đề ra.

- Tuyên truyền cho các lực lượng giáo dục hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi, quyền hạn của họ trong công tác trạng phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình và quản lý trạng hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình đó là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, trách nhiệm của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, tổ chức đoàn thể công đoàn, Đoàn thanh niên…

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CMT giúp CMT hiểu hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của CMT. Hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình sẽ bị hạn chế nếu không nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, sự cộng hưởng về tinh thần.

74

- Về phía nhà trường

Ngay từ đầu năm học, khi triển khai kế hoạch cần làm nổi bật nội dung về xã hội hóa giáo dục, trong đó hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình cần được chú ý đưa vào thảo luận sâu sắc hơn. Hàng tháng CBQL cần phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động phối hợp giáo dục với cha mẹ trẻ trong tháng, nhằm giúp đội ngũ CB, GV, NV hiểu và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc đồng thời cũng giúp cho những GV trẻ tích lũy thêm kinh nghiệm để thực thi công việc tốt hơn.

Ngoài việc lựa chọn những CBQL, GV có năng lực, kinh nghiệm để tham gia hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, nhà trường còn phải tích cực huy động các đoàn thể như Công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ cùng tham gia.

Trong năm học, từng tháng, nhà trường cần có sự thay đổi về hình thức phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình để thu hút cha mẹ trẻ tham gia. Thường xuyên nêu gương cá nhân thực hiện tốt công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình và tổ chức chuyên đề để những cá nhân có kinh nghiệm và đã có thành tích trong công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm.

- Về phía giáo viên

Đề xuất Ban đại diện cha mẹ trẻ của lớp và luân phiên cha mẹ trẻ trong lớp đến sinh hoạt với trẻ vào các buổi tổng kết chủ đề của tháng, đánh giá kĩ năng trẻ... để nâng cao ý thức phối hợp của cha mẹ trẻ.

Cải tiến các cuộc họp với cha mẹ trẻ, giảm những nội dung mang tính chung chung, đưa ra những nội dung cụ thể, sát thực cần phải thực hiện trong tháng để bàn bạc, thống nhất cách thực hiện.

- Về phía gia đình

Thông qua việc khảo sát kết quả hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở năm học trước và nhận xét của giáo viên để có cơ sở lựa chọn những phụ huynh có trình độ, nhiệt tình, có khả năng thuyết phục vào ban đại diện cha mẹ

75

Tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của công việc đến ban đại diện cha mẹ trẻ và cha mẹ trẻ thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức;

Luân phiên mời cha mẹ trẻ cùng tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường; Nêu gương những cha mẹ trẻ nhiệt tình tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng giáo dục cần phải năm rõ:

- Nội dung Luật Giáo dục (2005, 2009); Điều lệ trường mầm non; các văn bản quy định về trách nhiệm quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non trong việc tổ chức bộ máy nhà trường;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV là chủ trương của Đảng, Nhà nước được thể hiện qua Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục giao đoạn 2011 – 2020; Chiến lược phát triển Giáo dục của Chính phủ…;

- CBQL chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV trong nhà trường về hoạt động giáo dục trẻ; đồng thời phải kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV trong nhà trường về hoạt động giáo dục trẻ.

- Đội ngũ CBQL, GV phải tự rèn luyện nâng cao nhận thức, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm để thực hiện tốt hoạt động giáo dục trẻ.

- Trách nhiệm, ý thức cho lực lượng giáo dục của các nhà trường trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là điều kiện đảm bảo xuyên suốt quá trình đổi mới và phát triển của từng nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)