Tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 43)

1.4.1.3. Cách thực hiện lập kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Khảo sát tình hình cán bộ, giáo viên, CMTE và yếu tố tài lực, vật lực trong nhà trường trước khi bắt đầu năm học mới;

Khảo sát tình hình thực tế của địa phương, thực tế hoạt động phối hợp giáo dục của trường trong những năm học trước để phát huy thế mạnh đã làm được, rút kinh nghiệm những tồn tại;

Căn cứ vào các chế định giáo dục và đào tạo, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học mới. Lập kế hoạch nhất thiết phải bám sát các chế định giáo dục và đào tạo, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học đó, song cũng linh hoạt xây dựng kế hoạch theo tình hình nhà trường và tình hình địa phương của mỗi đơn vị;

Lập kế hoạch. Ban giám hiệu lập kế hoạch, căn cứ vào nội dung, hình thức, biện pháp theo từng giai đoạn và công việc cụ thể;

Các kế hoạch đưa ra phải chỉ rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi khó khăn của nhà trường, Liệt kê chi tiết các công việc cần làm và phân bổ theo từng giai đoạn cho phù hợp và sắp xếp thời gian tiến hành.

1.4.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình gia đình

Với kế hoạch phối hợp giáo dục đã được đề ra thì hoạt động chỉ đạo, điều khiển của người hiệu trưởng là rất cần thiết trong suốt quá trình phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Điều này giúp cho hoạt động phối hợp tiến hành thường xuyên, liên tục, đáp ứng cho công tác giáo dục trẻ diễn ra từng ngày. Tổ chức, chỉ đạo gồm những công việc sau:

- Lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm, có khả năng tham gia hoạt động phối hợp với gia đình;

32

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)