Đặc điểm dân cư và tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 25 - 26)

Được hình thành muộn nhất trong các khu vực khác của cả nước, lại có một quá trình khai phá khá đặc biệt do nhiều thành phần dân cư tụ họp về nên Tây Nam Bộ là vùng đất đa dạng về văn hóa, dân tộc, tôn giáo... Từ thế kỉ XVII, lưu dân người Việt đã đến định cư và khai phá, với ngành kinh tế chính là nền nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt thủy sản. Người Việt cùng với các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer cùng khai thác và phát triển vùng đất này ngày càng trở nên trù phú. Dân số hiện nay của vùng hơn 17,2 triệu người (chiếm khoảng 18% dân số cả nước), trong đó đa số là người Kinh, người Khmer chiếm khoảng 6,1% sống chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang; người Hoa chiếm khoảng 1,7% dân số của vùng, tập trung nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; người Chăm chiếm tỉ lệ khoảng 0,08% sống ở An Giang, cùng với các dân tộc còn lại chiếm khoảng 0,2% dân số [86]. Riêng các tỉnh giáp biên giới ở Tây Nam Bộ như Long An, An Giang, Kiên Giang có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống như Chăm, Hoa, Khmer... sống xen kẽ với nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Mỗi một dân tộc có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên bản sắc Tây Nam Bộ vừa phong phú vừa rất độc đáo. Đây cũng là một trong những vùng trọng điểm về chính sách dân tộc của Nhà

17

nước ta hiện nay cũng như là vùng rất được quan tâm vào thời nhà Nguyễn về vấn đề dân tộc.

Với đặc điểm địa hình đồng bằng với diện tích đất phù sa lớn, điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa... Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ mọi điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện. Do những đặc điểm điều kiện tự nhiên địa hình khí hậu, nền kinh tế truyền thống lâu đời của người dân Tây Nam Bộ là kinh tế nông nghiệp. Hiện nay, Tây Nam Bộ trở thành vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của nước ta.

Về nông nghiệp, diện tích trồng lúa của vùng Tây Nam Bộ chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước, về thủy sản chiếm 70% diện tích nuôi trồng 40% sản lượng và 60% xuất khẩu trong cả nước [86]. các tỉnh giáp biên giới cũng có những đặc trưng kinh tế riêng, tỉnh An Giang chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, nuôi trồng thủy sản và một số nghề thủ công truyền thống như dệt, mộc, đan lát, chạm khắc đá... Người dân vùng biên giới các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản... Trong đó, nông nghiệp trồng lúa là nghề truyền thống lâu đời của người dân vùng này. Trải qua quá trình khai phá, từng bước thích ứng với vùng đất này, cộng đồng các dân tộc của vùng có kinh nghiệm trồng lúa nước trên những loại địa hình khác nhau và chọn ra những giống lúa đặc trưng phù hợp với từng loại hình sinh thái. Họ đã cần cù, vượt khó khăn, thử thách của thiên nhiên đưa vùng trở thành nơi quan trọng cung cấp lương thực của nước ta thời nhà Nguyễn và là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)