Đối với Chân Lạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 107 - 111)

Để bảo vệ chủ quyền thì bên cạnh những chính sách đối nội như phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quân đội, hệ thống phòng thủ... thì chính sách đối ngoại là nội dung quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đòi hỏi nhà Nguyễn phải có những chính sách ngoại giao khéo léo, linh hoạt, đúng đắn, nhưng phải kiên quyết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới nói chung và biên giới Tây Nam nói riêng.

Chính sách ngoại giao đối với Chân Lạp đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định vùng biên giới giữa hai nước. Trước hết, Đại Việt và Chân Lạp có đường biên giới tiếp giáp kéo dài trên đất liền, dễ dàng xâm nhập. Trong khi đó, nội bộ chính trị của Chân Lạp thường xuyên không ổn định, cùng với nó là việc một nước hùng mạnh lúc bấy giờ ở khu vực là Xiêm luôn luôn muốn mở rộng ảnh hưởng đối với Chân Lạp và bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam, đe dọa chính quyền Đàng Trong. Trong bối cảnh phức tạp đó, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn phải cẩn trọng, linh hoạt tùy theo tình hình cụ thể của Xiêm và Chân Lạp.

Mối quan hệ của chính quyền chúa Nguyễn đối với Chân Lạp trong suốt thế kỉ XVII là mối quan hệ thân thiết, đôi bên cùng có lợi. Chân Lạp được chúa Nguyễn nhiều lần giúp đỡ chống lại sự tấn công của Xiêm, đổi lại lưu dân người Việt được nhiều điều kiện thuận lợi làm ăn sinh sống và chính

99

Mối quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt - Chân Lạp luôn nằm trong tình thế có liên quan đến Xiêm.

Từ giữa thế kỷ XIV, Xiêm đã trở thành một nước hùng mạnh trong khu vực và muốn chinh phục các nước xung quanh, trong lúc đó, Chân Lạp sau thời kì phát triển đã đi vào con đường suy yếu nên trở thành đối tượng đầu tiên mà Xiêm muốn chinh phục. Vì thế, Xiêm đã liên tục tấn công, gây chiến và xâm chiếm Chân Lạp trong suốt thế kỉ XV và XVI làm cho Chân Lạp bị nhiều tổn thất, thậm chí rất nhiều lần Xiêm xâm chiếm và tàn phá kinh đô Ăngco.

Trong khi đó, từ cuối thế kỉ XVI, chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn phát triển mạnh, đồng thời có sự xuất hiện của những lưu dân người Việt ở vùng đất Thủy Chân Lạp thì cục diện chính trị ở đây đã có sự thay đổi. Xiêm đã có thêm một đối thủ cạnh tranh mới ở vùng đất Đông Nam Á này đó là chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn. Chân Lạp vì muốn tìm chỗ dựa để chống lại sự ảnh hưởng của Xiêm nên đã kết thân với chúa Nguyễn, mở đầu bằng việc vua Chân Lạp là Chey Chettha II đã xin cưới công nữ Ngọc Vạn, con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1620. Từ đó, quan hệ của chính quyền Đàng Trong và Chân Lạp trở nên thân thiết. Về phía Chân Lạp, họ tìm đến và chấp nhận sự bảo hộ của chính quyền chúa Nguyễn để nhằm tránh sự uy hiếp, ảnh hưởng từ phía Xiêm, như tác giả Phan Lạc Tuyên nhận định: “Để có thể đối trọng với Thái Lan, vua Chân Lạp đã chọn con đường thần phục Việt Nam...” dẫn theo 74, tr.133]. Còn về phía chính quyền Đàng Trong, các chúa Nguyễn buộc phải sử dụng phương pháp bảo hộ đối với Chân Lạp là do yêu cầu phòng thủ ở biên giới Tây Nam cũng như bảo vệ an toàn cho cả vùng Gia Định, vì “nếu thành Nam Vang mất như làm hư hại “rào giậu” ta, thời thành Gia Định e có sự nguy hiểm”, “muốn giữ vững

100

Gia Định ta phải bảo hộ Cao Miên, bao lần đánh nhau với Xiêm vì Xiêm bao giờ cũng dòm ngó Cao Miên” [dẫn theo 74, tr. 143].

Chính vì vậy, từ sau khi hoàn thành quá trình xác lập chủ quyền vùng đất Tầm Phong Long (1757) - vùng đất cuối cùng ở Nam Bộ được thôn thuộc vào chính quyền Đàng Trong, quan hệ Đàng Trong với Chân Lạp bắt đầu mang tính chất “nước nhỏ - nước lớn”, hay nói cách khác Đàng Trong bắt đầu thi hành chính sách “bảo hộ” đối với Chân Lạp. Chính sách của các chúa Nguyễn đối với Chân Lạp lúc bấy giờ với mục đích lớn nhất là biến Chân Lạp trở thành “phên dậu” an toàn ở biên giới phía Tây Nam.

Để làm được điều đó, chúa Nguyễn đã luôn thực hiện một chính sách linh hoạt, song song với chính sách bảo hộ đối với Chân Lạp đó là luôn tìm cách vỗ về khéo léo nhằm dung hòa mối quan hệ với Chân Lạp và cả Xiêm. Lúc bấy giờ, vua Chân Lạp là Nặc Chăn đã vì hiềm khích mà giết chết một viên tướng của Xiêm, Xiêm b n mang quân đến đe dọa tấn công, Nặc Chăn hoảng sợ cầu cứu nhà Nguyễn. Vua Gia Long một mặt cho quân đến Chân Lạp để vua Nặc Chăn yên tâm, một mặt khuyên giải vua Xiêm, và yêu cầu Nặc Chăn nhún nhường đối với Xiêm. Năm 1811, lúc này vua Xiêm vừa qua đời, vua Gia Long đã tìm cách tạo sự hòa diệu giữa Xiêm và Chân Lạp, vua ra chiếu dụ với vua Nặc Chăn rằng: “Nước ngươi hãy còn suy yếu, thế chưa thể tranh với người Xiêm được, nay nước Xiêm có tang Phật vương trước, vương tuy không thể thân hành đi được, nhưng cũng nhân lúc này sai sứ sang hội táng để tỏ tình giao hiếu” 37, tr 811]. Sau đó, vua Nặc Chăn rất vui mừng tuân theo.

Có một điểm nhất quán trong các chính sách ngoại giao đối với Chân Lạp của nhà Nguyễn là khi thực hiện bất cứ chính sách gì có liên quan đến vùng biên giới Việt - Chân Lạp, nhà Nguyễn luôn thông báo và tìm cách tạo

101

được nhà Nguyễn bảo hộ. Năm 1815, vua Gia Long ra lệnh cho Trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Tường đem 3.000 dân binh để xây đồn Châu Đốc, vua đã giải thích với vua Chân Lạp rằng đắp đồn Châu Đốc là giữ yên trấn Hà Tiên, làm nơi tiếp ứng cho thành Nam Vang [37, tr.917]. Chính vì vậy cũng không tạo mối nghi ngờ và hiềm khích từ phía Chân Lạp, ngược lại còn tạo điều kiện thuận lợi để nhà Nguyễn tăng cường phòng bị nơi biên giới. Hay khi chuẩn bị tiến hành đào kênh Vĩnh Tế, nhà vua cũng đã rất khéo léo với Chân Lạp để tạo sự đồng thuận, nhờ đó đã góp phần huy động được một số lượng lớn dân binh người Chân Lạp trong công tác đào kênh.

Trong mối quan hệ ngoại giao đối với Chân Lạp, nhà Nguyễn chỉ cốt yếu thực hiện tốt vai trò bảo hộ nhằm giữ yên biên giới, chứ không hề có chủ trương can thiệp vào nội bộ Chân Lạp. Vào thời Gia Long, vua đã cho bãi bỏ các chức quan bảo hộ ở Chân Lạp như Nguyễn Văn Thoại, rồi Nguyễn Văn Nhân đều được vua cho rút về nước. Khi vua Chân Lạp xin vua Gia Long xét trường hợp một bề tôi của mình, vua đã trả lời rằng đấy là việc của Chân Lạp, không cần phải xin chỉ [74, tr.144]. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), vua đã ra chỉ dụ với Thống chế Nguyễn Văn Thoại, lúc bấy giờ đang giữ chức án ngự và phòng thủ đồn Châu Đốc lãnh chức bảo hộ nước Chân Lạp rằng: “...Vấn đề biên phòng cũng cần được trù liệu chu đáo. Mỗi khi nhận được công hàm, văn kiện gì của Chân Lạp, nhà ngươi phải đọc kỹ trước, sau đó mới phát đệ. Mọi công việc thuộc phạm vi nước họ, nên để mặc cho vua quan họ thi hành theo quốc tục của họ. Ngoài ra, lại còn phải cấm ngặt binh sĩ mình không được tư nang hà lạm để bảo tồn quốc thể của mình” [35, tr.1676].

Chính vì thái độ trên, trong một thời gian dài đã làm cho mối quan hệ giữa Đại Việt - Chân Lạp diễn ra hòa bình, tốt đẹp. Tuy nhiên, càng về sau, đặc biệt là từ sau sự kiện nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1834), để tự bảo vệ, vua Minh Mạng bắt buộc phải cai quản sâu sát trực tiếp đối với Chân Lạp,

102

bằng việc lập trấn Tây Thành. Năm 1836, vua Minh Mạng cho đổi đất Chân Lạp thành trấn Tây Thành, chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Đại Nam. Sau đó, để quản lí trấn Tây Thành, vua Minh Mạng bổ nhiệm Trương Minh Giảng làm Trấn Tây tướng quân, Lê Đại Cương làm Trấn Tây tham tán đại thần. Từ đấy, các quan của triều đình nhà Nguyễn chính thức điều hành xử lý mọi việc quan trọng ở trấn Tây Thành. Cho đến năm 1841 (thời vua Thiệu Trị), quân Nguyễn mới rút khỏi trấn Tây Thành.

Có thể thấy, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Chân Lạp là nguyên tắc phải “bảo hộ” để giữ gìn bảo vệ chủ quyền, biên giới. Tất cả các chính sách liên quan đến các vấn đề ở vùng biên giới Tây Nam luôn được nhà Nguyễn xem xét và tiến hành thận trọng. Đồng thời, trong quá trình thực hiện các chính sách ấy nhà Nguyễn luôn tìm sự đồng thuận và có thể là phối hợp từ phía Chân Lạp. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn luôn tôn trọng, không can thiệp vào việc nội bộ của Chân Lạp, trừ khi tình thế bắt buộc. Tất cả chính sách đó đã tạo ra mối quan hệ hòa bình, tốt đẹp giữa hai nước, làm cơ sở ổn định biên giới cũng như góp phần giữ vững chủ quyền đất nước ở mặt trận Tây Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 107 - 111)