Đối với Xiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 111 - 119)

Bang giao với Xiêm, một nước có tiềm lực kinh tế, quân sự ngang hàng với Đại Việt ở Đông Nam Á lúc bấy giờ, được nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm. Mối quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt - Xiêm La lúc bấy giờ có thể nói bắt nguồn từ vấn đề tranh giành ảnh hưởng ở Chân Lạp. Đầu thế kỉ XVII, khi chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn đối với Chân Lạp thì đã tạo nên một cản trở lớn đối với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Xiêm. Đặc biệt là từ sau cuộc hôn sự giữa vua Chey Chettha II với công nữ Ngọc Vạn năm 1620, quan hệ của chính quyền Đàng Trong và Chân Lạp trở nên thân thiết nhưng đồng thời cũng tạo ra mối quan

103

Chân Lạp. Sau khi vua Chey Chettha II mất, triều đình Chân lạp bị phân chia thành hai phe, phe thân Xiêm và phe thân Nguyễn. Để tranh giành quyền lực, mỗi bên không ngần ngại cầu viện quân Xiêm hoặc quân Nguyễn để loại trừ lẫn nhau. Trong mỗi lần hoàng thân Chân Lạp cầu viện, Xiêm luôn tận dụng làm cơ hội để thực hiện âm mưu tấn công thôn tính luôn những vùng lãnh thổ ở Nam Bộ. Vì thế, vấn đề Chân Lạp đã buộc các chúa Nguyễn phải thực hiện những đối sách rất cẩn trọng đối với Xiêm để bảo vệ biên giới Tây Nam.

Trước hết là nhà Nguyễn luôn luôn trong trạng thái theo dõi, đề phòng đối với mỗi động thái của Xiêm và tăng cường phòng bị. Tháng 6 năm 1812, khi nhận tin của thám tử ở Gia Định trình báo nói Xiêm bị Diến Điện (Mianna) đánh, sau đó Xiêm rút về Long Úc đóng quân tử thủ. Vua nghe tin nói rằng: “Yên định được nước người ta không phải là dễ. Người Xiêm hay dối trá, thực giả chưa thể biết được. Một lần cử động thì phải được vạn toàn” [37, tr.839]. Sau đó vua sai trấn thủ Hà Tiên ủy người đi dò tình hình nước Xiêm. Hạ lệnh cho Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường đều lấy một cơ hương binh cùng với Trần Văn Năng để phòng ngự. Tháng 5 năm 1815, thuyền của Xiêm sang nước Thanh nộp cống gặp bão, xin vào đậu ở biển Bình Định. Xiêm sai sứ giả đến trình tâu xin phép được đi qua Nam Vang để thăm vua Phiên (Chân Lạp) rồi theo đường Châu Đốc, Hậu Giang mà về nước nhưng vua không đồng ý vì cho rằng như thế là có ý dòm ngó [37, tr.900- 901]. Có thể thấy, dù quan hệ của hai nước vào thời điểm tốt đẹp, nhưng vua Gia Long vẫn luôn đề cao cảnh giác.

Bên cạnh đó, triều Nguyễn còn thường xuyên nhắc nhở các vị quan đứng đầu nơi biên giới về việc phòng bị. Năm đầu Minh Mệnh, nhà vua đã xuống chỉ dụ cho Tổng trấn Gia Định là Nguyễn Văn Nhân rằng: “Nước Chân Lạp từ khi nội thuộc bản triều (triều nhà Nguyễn) cho tới nay, người Tiêm La không thể không cay cú thắc mắc. Nhất là vừa rồi nước ta lại qua tuất đồ, yểm

104

trợ cho Nam Vang, thì họ lại càng khó chịu hơn nữa. Bởi vậy, mọi kế hoạch biên phòng các ngươi cần phải trù liệu cho hết sức chu đáo” 35, tr.1675].

Một đặc điểm đáng lưu ý trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Xiêm trong vấn đề biên giới là luôn muốn giữ mối quan hệ hòa bình, hữu hảo. Nhà Nguyễn luôn tỏ ra thiện chí, không muốn gây hấn, chỉ trừ những trường hợp không thể không dụng binh. Điều này cũng dễ hiểu bởi Xiêm là nước ngang hàng với Đại Việt lúc bấy giờ và việc giữ quan hệ hòa bình với Xiêm để giữ yên biên giới là điều quan trọng. Năm 1701, mặc dù lúc này hai nước đã có sự tranh chấp với nhau về vấn đề Chân Lạp, nhưng khi biết một chiếc thuyền của Xiêm sang Quảng Đông cống nạp cho nhà Thanh bị bão, dạt vào địa phận Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Chu không những hậu đãi ân cần đoàn sứ giả mà còn cung cấp lương thực cho họ và cho sửa chữa lại thuyền, đồng thời cho người bảo vệ các cống vật của Xiêm. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, vẫn với tư tưởng cẩn trọng, giữ quan hệ tốt đẹp với Xiêm, khi Chân Lạp có biến, một mặt vua cho quân sang trấn giữ, một mặt vua viết thư gửi sang nước Xiêm để giải thích việc mình đưa quân sang trấn giữ ở Chân Lạp để vua Xiêm được rõ: “Mới đây nghe dân Man không yên, cho nên hạ lệnh cho khổn thần ở Gia Định đem quân trấn giữ, đấy là nghĩa yêu nước nhỏ, không thể không giữ chứ không phải vì lợi cũng không phải thích dụng binh” 37, tr.812]. Nhờ đó, quan hệ giữa Đại Việt và Xiêm thuận hòa, biên giới cũng được yên ổn. Ngoài ra, nhà vua còn lưu ý vấn đề vỗ về dân vùng biên giới trong mối quan hệ với Xiêm. Mọi vấn đề liên quan đến vùng biên giới và liên quan đến Xiêm đều rất cẩn trọng. Năm Gia Long thứ 9 (1810), vùng đất Bắc Tầm Bôn của Chân Lạp có quân nội phản đóng đồn, cùng với sự giúp sức của quân Xiêm, vua nước Chân Lạp là Nặc Chăn lo sợ bị Xiêm tấn công nên sai người sang cầu viện. Nhận thấy lúc này nếu để Xiêm chiếm giữ

105

đem quân đi kinh lược Nam Vang. Vua dụ rằng “Việc nước Chân Lạp ủy thác cả cho khanh. Các tướng từ Lê Văn Phong trở xuống đều do khanh điều khiển, khanh nên cấm ngăn tướng sĩ, vỗ về dân ngoại biên, khiến cho họ biết uy đức của Triều đình” [37, tr.802].

Tuy nhiên, bên cạnh việc chủ động phòng bị, tạo mối quan hệ tốt đẹp với Xiêm, nhà Nguyễn vẫn kiên quyết trong các chính sách ngoại giao nhằm thể hiện thế cân xứng về quân sự, giữ vững vị trí đối trọng với Xiêm trong vấn đề Chân Lạp. Trong các chính sách ngoại giao với Xiêm, nhà Nguyễn luôn giữ vững vị thế bình đẳng giữa hai nước lớn, với quan điểm “Nước Xiêm La cùng nước An Nam cũng như các nước Tề, Sở, Yên, Triệu là những nước bằng hàng với nhau” dẫn theo 72, tr. 32]. Năm 1771, vua Xiêm là Taskin (Trịnh Quốc Anh) mang quân tấn công và tàn phá Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ thất thủ, Hà Tiên nguy cấp, Nguyễn Ánh đã sai người mang lễ vật sang Xiêm để nghị hòa, nhưng Taskin lại tỏ ra thái độ kẻ cả, yêu cầu chúa Nguyễn phải “giữ lễ nước nhỏ” đối với Xiêm. Chúa Nguyễn không chấp nhận thái độ ấy nên cuộc nghị hòa không thành 73, tr. 31].

Bên cạnh đó, đối với Xiêm, nhà Nguyễn cũng nhiều lần kiên quyết đập tan các âm mưu tấn công xâm phạm biên giới phía Nam, thể hiện qua chiến thắng trong các cuộc chiến giữa Việt - Xiêm trong các năm 1771 - 1772, 1883 - 1884, 1841 - 1842...

Có thể thấy rằng, nhà Nguyễn đã phải song song thực hiện nhiều chính sách đối với Xiêm: vừa luôn luôn đề phòng trước tham vọng của nước này, vừa thực hiện “bảo hộ” tốt nước phiên thần của mình là Chân Lạp để bảo vệ “phên dậu” bảo vệ bờ cõi Tây Nam; vừa theo dõi d dặt, muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp đối với một đất nước mà nhà Nguyễn được cho là “ngang hàng” với mình về mọi mặt nhưng cũng vừa kiên quyết đập tan những âm mưu bành trướng và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.

106

Tiểu kết chƣơng 2

Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vùng biên giới Tây Nam, nhà Nguyễn đã sớm đưa ra một loạt những chính sách kết hợp trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao... Trong đó chính sách được ưu tiên đầu tiên chính là tập trung cho sự phát triển kinh tế ở vùng đất mới Nam Bộ nói chung và vùng biên giới Tây Nam Bộ nói riêng. Bởi triều đình phong kiến hiểu rõ dân có “giàu” thì nước mới “mạnh”. Cho nên, trước tiên là phải tạo điều kiện để phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân vùng biên giới. Có thể thấy, các chính sách phát triển kinh tế được thực hiện thường xuyên, liên tục và luôn hướng đến mục tiêu quân sự, quốc phòng. Những chính sách khuyến khích khai hoang, lập ấp, lập đồn điền, đào kênh dẫn nước... tạo ra cho nhà Nguyễn cơ sở kinh tế vững chắc, đồng thời cũng tạo được khả năng vững mạnh về quân sự để phòng thủ biên giới. Những khả năng ấy đã giúp chúa Nguyễn trước hết là khôi phục lại giang sơn, sau đó bảo vệ vững chắc chủ quyền ở Nam Bộ.

Trong hệ thống các chính sách kinh tế kết hợp với quốc phòng không thể không nhắc đến những công trình kênh đào vừa có giá trị to lớn về kinh tế, thủy lợi, giao thông lại vừa có ý nghĩa chiến lược về quân sự. Những con kênh đào mang tầm chiến lược từ kênh Bảo Định nối thông sông Vàm Cỏ Tây ở Mỹ Tho qua Tiền Giang đến cửa ngõ biên ải Đồng Tháp Mười, đến kênh Thoại Hà nối liền Long Xuyên - Rạch Giá, đặc biệt là công trình quy mô có tầm chiến lược ở vùng Châu Đốc - Hà Tiên đó là kênh Vĩnh Tế... Tất cả những con kênh đào ấy kết nối với hệ thống kênh rạch chằng chịt của sông Cửu Long đã giúp nhà Nguyễn có thể phát huy tối đa hiệu quả phòng thủ trên đường thủy ở vùng biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, nó là điều kiện để nhà

107

Nguyễn chi phối, kiểm soát những con đường thủy chiến lược giúp phát huy sức mạnh quân sự chiến thắng quân Xiêm sau này.

Trong hệ thống chính sách quốc phòng ở biên giới Tây Nam, nhà Nguyễn rất chú trọng chính sách xây dựng lực lượng quân đội và các căn cứ đồn, thủ để phòng bị nơi biên giới, xem đó là một nhiệm vụ trọng yếu. Công tác xây dựng lực lượng quân đội đã được chú trọng từ thời các chúa Nguyễn, đến khi vua Gia Long lên ngôi đầu thế kỷ XIX, quân đội thời Nguyễn càng được tổ chức quy củ và bài bản hơn. Trong chính sách xây dựng quân đội, nhà Nguyễn đã chú trọng tập luyện binh lính, lựa chọn ra những đội quân tinh nhuệ. Nhà Nguyễn chú trọng tuyển binh là những cư dân địa phương ở các vùng biên giới, đặc biệt trong lực lượng quân đội của nhà Nguyễn ở biên giới Tây Nam có rất nhiều thành phần các dân tộc thiểu số như Chăm, Hoa, Khmer. Cũng bởi những chính sách dân tộc đúng đắn của nhà Nguyễn như ưu tiên đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số, tôn trọng những phong tục tập quán của họ, trọng dụng đối với những người có tài... đã tạo nên một đội quân địa phương, am hiểu địa thế, phản ứng nhanh, đoàn kết và trung thành với triều đình, không chỉ trong chiến đấu bảo vệ đất nước mà còn cả trong lao động sản xuất phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới.

Bên cạnh việc xây dựng quân đội, nhà Nguyễn thường xuyên cho xây dựng các đồn thủ dọc theo biên giới. Hệ thống đồn thủ của nhà Nguyễn được xây dựng khá dày đặc từ dọc biên giới Tây Ninh - Long An đến Hà Tiên, Đồng Tháp, Châu Đốc. Trong đó vùng biên giới Châu Đốc - Hà Tiên luôn luôn được chú trọng với các đồn thủ liên tục được xây dựng và lực lượng quân đội được tăng cường. Với hệ thống các đồn thủ dày đặc theo biên giới, chia ra những khu vực chiến lược ở Tiền Giang và Hậu Giang cho đến vùng Sài Gòn - Gia Định, đã giúp nhà Nguyễn kiểm soát được các con đường chiến lược ở sông Tiền và sông Hậu cũng như các vùng cửa biển trấn Hà Tiên. Điều

108

đó đã tạo điều kiện vững chắc cho nhà Nguyễn nhiều lần đánh bại các cuộc nổi loạn cũng như tấn công từ bên ngoài ở các vùng biên giới.

Vấn đề ngoại giao là vấn đề luôn được nhà Nguyễn chú trọng, nhà Nguyễn đã đưa ra những chính sách ngoại giao khác nhau đối với Chân Lạp và Xiêm tùy theo tình hình và thời điểm. Đối với Chân Lạp đó là chính sách hòa bình, thân thiện nhằm mục đích bảo vệ “phên dậu” đất nước phía Tây Nam. Điểm đặc biệt là, mỗi một chính sách của nhà Nguyễn dù là về kinh tế, dân tộc hay quốc phòng nếu có liên quan đến vùng biên giới hai nước thì nhà Nguyễn luôn tìm cách tạo sự đồng thuận, ủng hộ từ phía Chân Lạp. Đó chính là cơ sở cho một mối quan hệ ngoại giao hòa bình, ổn định và tốt đẹp giữa hai nước trong lịch sử. Đối với Xiêm, nhà Nguyễn luôn thực hiện chính sách chủ động phòng bị từ xa, nhưng cũng rất linh hoạt, giữ quan hệ tốt đẹp, đặc biệt là không chủ động sử dụng bạo lực khi chưa thật sự cần thiết. Tuy nhiên cũng kiên quyết giữ vững thế ngoại giao bình đẳng và sẵn sàng đánh trả thích đáng đối với những lần quân Xiêm xâm phạm biên cương.

Một đặc điểm chúng ta có thể thấy là tất cả các chính sách của nhà Nguyễn ở vùng biên giới đều được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục (ngoại trừ những khoảng thời gian chúa Nguyễn thất thế trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn). Các chính sách thực hiện ở giai đoạn sau đều có sự kế thừa, điều chỉnh và phát triển càng làm cho sức mạnh phòng thủ của nhà Nguyễn ở biên giới càng về sau càng trở nên vững mạnh.

Tóm lại, mỗi một chính sách của nhà Nguyễn ở Tây Nam Bộ đều có một nét đặc trưng và hiệu quả riêng đối với vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, chúng lại có những mối quan hệ tác động lẫn nhau và có vai trò nhất định đối với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng ở biên giới. Các chính sách ấy khi được nhà Nguyễn đề ra và thực hiện đều xem xét đến hiệu quả đối với công tác

109

phát huy hiệu quả cho quá trình mở mang phát triển kinh tế xã hội vùng đất phía Nam, tạo nên một sức mạnh quân sự tổng hợp của nhà Nguyễn để bảo vệ vững chắc chủ quyền của vùng đất mới trong suốt hơn một thế kỷ.

110

CHƢƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN 1757-1857

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 111 - 119)