Một số hạn chế trong thực hiện chính sách biên giới Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 147 - 183)

Bộ của nhà Nguyễn

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến vấn đề biên giới của nhà Nguyễn cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Với mục tiêu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng vùng biên giới, nhà Nguyễn đã cho đào các con kênh ở Tây Nam Bộ, tiêu biểu nhất là công trình kênh Vĩnh Tế. Kênh Vĩnh Tế hoàn thành đã giúp nhà Nguyễn đẩy mạnh quá trình khai hoang, định cư dân chúng, tăng cường khả năng phòng thủ vùng biên giới... Tuy nhiên, do công việc đào kênh cực khổ, kéo dài, do thiếu thốn và hạn chế về cơ sở vật chất, nước uống, thuốc men, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Thêm vào đó, trong thời gian đào kênh,

139

bắt người, rắn rít, bệnh dịch... Tất cả những khó khăn trên đã làm tổn thất, hi sinh rất nhiều dân binh trong suốt thời gian đào kênh [18, tr.153]. Đây là một sự hạn chế do tình thế khách quan và bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Triều đình đã xoa dịu nhân dân bằng một sắc chỉ cho Thoại Ngọc Hầu, nhân danh triều đình quy tập tất cả những mồ mả của những người dân binh đã chết vì thừa hành công vụ đào kênh. Ngày làm lễ cặm bia Vĩnh Tế Sơn đã được chọn cùng ngày để cải táng tập thể các binh dân tử nạn trong việc đào kênh. Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra chủ tế các cô hồn tử sĩ bằng một bài Tế nghĩa trủng văn, triều đình đã biểu lộ cái trắc ẩn chi tâm đối với người đã khuất [18, tr.157].

Về chính sách đối với dân tộc Khmer ở vùng biên giới, chính sách của nhà Nguyễn là cho họ quyền tự trị, thế nhưng từ thời vua Minh Mạng, có nhiều chính sách được đề ra đã làm bùng nổ sự phản đối và đấu tranh của người Khmer. Vào giữa thế kỷ XIX, chính sách đồn điền của Nhà nước cùng với tình trạng thôn tính bao chiếm đất đai của địa chủ người Việt, đã làm ảnh hưởng đến ruộng đất của người Khmer tự khai khẩn được, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Bên cạnh đó, về văn hóa, vua Minh Mạng thực hiện chính sách nhất thị đồng nhân, chủ trương tăng cường giáo hóa văn hóa người Việt cho các dân tộc thiểu số. Theo đó, vua đã cử các quan lại người Kinh (Lưu quan) đến cai trị ở một số địa phương người Khmer cư trú, rồi sáp nhập các huyện của người Khmer với các huyện của người Kinh, điều đó đã làm cho cơ cấu ruộng đất của người Khmer ngày càng bị thu hẹp. Mặt khác, triều đình còn muốn hướng người Khmer theo văn hóa Việt nên bắt họ phải thay đổi phong tục tập quán vốn có của mình theo người Việt. Tất cả những điều đó đã gây nên những phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng người Khmer vào những năm giữa và cuối thế kỷ XIX mà kết quả là những cuộc nổi loạn chống lại triều đình đã bùng nổ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân Khmer nổ ra, nhằm mục đích giành lại quyền sở hữu ruộng đất của họ, cũng như chống lại

140

chính sách về văn hóa của vua Minh Mạng. Các cuộc nổi loạn, khởi nghĩa kéo dài bắt đầu từ năm 1838 đến năm 1841 ở các vùng có người Khmer sống tập trung như vùng Trà Vinh, Tịnh Biên, vùng Thất Sơn - Vĩnh Tế (An Giang)... có sự phối hợp ủng hộ của quân Xiêm. Những cuộc nổi loạn trên đã làm cho quan quân triều đình tổn hao lực lượng không ít và kinh tế xã hội các vùng biên giới này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, công cuộc khai hoang ngưng trệ, dân cư phiêu tán. Dù sau đó triều đình đã dẹp yên nội loạn nhưng vẫn còn mầm mống kéo dài đến giai đoạn sau.

Nhà Nguyễn chủ trương huy động tất cả các thành phần xã hội trong công cuộc khẩn hoang Nam Bộ, đặc biệt ở vùng biên giới Tây Nam xa xôi khó khăn. Vì thế, dân cư vùng biên giới xuất thân từ nhiều nguồn gốc và thành phần khác nhau, bao gồm dân phiêu tán, những thành phần chống lại chính sách cấm đạo của triều đình, những tù phạm bị lưu đày... đã tạo nên tính chất phức tạp về an ninh ở vùng biên giới. Thêm vào đó, đây là những khu vực tập trung nhiều người Khmer sinh sống, người Khmer vùng biên giới Tây Nam do yếu tố lịch sử, có quan hệ mật thiết với người Khmer Chân Lạp nên dễ bị kích động, lôi kéo vào những cuộc nổi loạn. Vì là vùng xa xôi Gia Định nên đôi khi triều đình đã không kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới với những đặc điểm nhạy cảm và tính chất phức tạp như thế dẫn đến bị động trong đối phó trước những cuộc nổi loạn. Cần nói thêm rằng, trong lực lượng quân đội của nhà Nguyễn cũng có một số thành phần khá phức tạp ví dụ như đội quân Hồi lương là tù phạm được tha tội sung quân, đội quân này về sau đã theo Lê Văn Khôi nổi loạn chống lại triều đình.

Trong chính sách về ngoại giao, có thể nói nhà Nguyễn đã phạm phải một sai lầm đó là can thiệp vào nội bộ chính trị của Chân Lạp - biến Chân Lạp thành trấn Tây Thành. Sau khi trấn Tây Thành được thành lập năm 1836, mọi

141

còn triều đình Chân Lạp chỉ có quyền quyết định những việc nhỏ. Mặt khác, trong quá trình quản lí trấn Tây, một số quan lại nhà Nguyễn đã có những hành động nhũng nhiễu, ức hiếp người Chân Lạp. Điều đó đã khiến cho người dân Chân Lạp cho rằng triều đình Đại Nam coi thường triều đình Chân Lạp, từ đó đã làm cho nhân dân Chân Lạp phản ứng quyết liệt dẫn đến cuộc nổi dậy của Chân Lạp. Bên cạnh đó, chính sách đưa quân bảo hộ ở trấn Tây thời gian dài đã làm cho triều đình nhà Nguyễn tổn hao tài lực. Đó chính là một trong những thời cơ để quân Xiêm tấn công một cách dữ dội ngay sau khi quân Nguyễn quyết định rút khỏi Chân Lạp vào năm 1841. Cuộc chiến tranh giữa Đại Việt với Xiêm ở vùng biên giới Tây Nam kéo dài từ năm 1841 đến mãi năm 1845 mới chấm dứt, làm cho nhân dân vùng biên giới chịu nhiều loạn lạc và sức mạnh quân đội, tài lực triều đình Nguyễn cũng suy giảm đáng kể, trong khi mối đe dọa xâm lược từ các nước phương Tây đang đến gần.

Đối với Xiêm, thời vua Minh Mạng đã thực hiện một chính sách ngoại giao quá thiện chí, quá tin vào mối giao hảo tốt đẹp và khả năng đàm phán với Xiêm cho nên lơ là phòng bị ở cửa biển Hà Tiên. Thậm chí vào tháng 11 năm 1833, khi nhận được tin báo quân Xiêm đang kéo quân tấn công Hà Tiên, vua vẫn còn nửa tin nửa ngờ, dụ rằng: “Cứ tin thám báo, thì việc người Xiêm động binh xét theo tình lý, dẫu hầu như chưa chắc đã thế” [39, tr.892]. Kết quả là cuối năm 1833, quân Xiêm tràn vào Hà Tiên hầu như không gặp phải sự kháng cự nào đáng kể, sau đó chúng tiến về Châu Đốc để hội quân với nhau rồi xuôi quân xuống chiếm luôn dinh Long Hồ [73, tr.137]. Hậu quả là trong cuộc chiến chiến tranh này, nhiều vùng ở Nam Kỳ như Hà Tiên, Vĩnh Long, Định Tường bị quân Xiêm chiếm đóng, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân và tiêu hao binh lính triều đình.

Hệ thống các đồn, bảo của nhà Nguyễn xây dựng liên tiếp và khá dày đặc, được chú trọng trang bị vũ khí trong đó có cả súng lớn (đại bác). Tuy

142

nhiên, do hạn chế của nền kinh tế nông nghiệp, hệ thống các đồn bảo được xây dựng có cấu trúc khá đơn giản, “hầu hết các đồn bảo đều xây đắp bằng thành đất (thổ bảo)” 46, tr.268]. Thêm vào đó, dù nhà Nguyễn đã chú ý trang bị vũ khí hiện đại nhưng vẫn còn rất nhiều yếu kém và hạn chế, nếu so với các nước phương Tây như thực dân Pháp thì chênh lệch rất lớn. Chính vì vậy, hệ thống đồn bảo, quân đội, vũ khí của nhà Nguyễn cùng với tinh thần yêu nước, kiên cường bất khuất của người dân Tây Nam Bộ hoàn toàn đủ sức mạnh đập tan ý đồ xâm lược của các nước lân bang trong khu vực lúc bấy giờ, nhưng đứng trước một kẻ thù chênh lệch quá lớn về phương thức sản xuất, trình độ quân sự thì khả năng chống chọi của hệ thống phòng thủ ấy trở nên quá yếu. Đó chính là một trong những yếu tố khiến cho ba tỉnh miền miền Tây bị thực dân Pháp chiếm được một cách nhanh chóng sau này.

143

Tiểu kết chƣơng 3

Trải qua một quá trình dài vất vả hơn một thế kỷ, các chúa Nguyễn mới hoàn thành quá trình xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ vào năm 1757. Chính vì thế, để giữ vững thành quả ấy, các chúa Nguyễn và vua Nguyễn sau này đều xem nhiệm vụ an ninh, quốc phòng để bảo vệ biên giới, đặc biệt là biên giới Tây Nam là nhiệm vụ chiến lược, nó liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia. Cho nên, bên cạnh các chính sách trực tiếp phục vụ công cuộc quốc phòng thì khi thực hiện bất cứ một chính sách gì về kinh tế, xã hội, văn hóa, ngoại giao... nhà Nguyễn cũng đều xem xét đến khía cạnh an ninh quốc phòng. Đặc biệt là trong buổi ban đầu, vùng đất Tây Nam vừa mới xác lập chủ quyền còn đầy rẫy khó khăn về kinh tế và chủ quyền cũng chưa thật sự vững chắc thì vấn đề quốc phòng biên giới còn quan trọng hơn gấp bội. Một loạt hệ thống các chính sách được nhà Nguyễn thực hiện ở vùng Tây Nam Bộ đã phát huy hiệu quả cụ thể trong từng lĩnh vực cũng như góp phần vào sự vững mạnh của công cuộc quốc phòng, an ninh biên giới.

Khi thực hiện chính sách khai hoang kết hợp với quốc phòng như khuyến khích khai hoang, lập đồn điền, nhà Nguyễn đã đồng thời thực hiện song song hai nhiệm vụ đó là phát triển mở mang khai phá xác lập chủ quyền ở Nam Bộ và công tác an ninh, quốc phòng để bảo vệ vùng đất này. Những chính sách đó đã giúp nhà Nguyễn đã đạt được những kết quả rất quan trọng mà trước hết là làm cho vùng đất Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng trở nên trù phú, dân cư sung túc, trở thành nguồn cung cấp lương thực và nguồn thu thuế cho nhà Nguyễn, từ đó tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng. Trong những chính sách tạo điều kiện cho người dân khai hoang sinh sống và phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới Tây Nam, đáng chú ý nhất, nổi bật nhất chính là việc thực hiện các con kênh chiến lược như Bảo Định,

144

Thoại Hà, Vĩnh An, đặc biệt là công trình lịch sử - kênh Vĩnh Tế. Những con kênh ấy không những có giá trị to lớn về kinh tế mà còn có giá trị quan trọng về quân sự, quốc phòng. Những con kênh được thực hiện cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt vốn có của vùng Tây Nam Bộ đã tạo nên mạng lưới giao thông thủy liên kết chặt chẽ với nhau. Nhờ kiểm soát được những con đường thủy chiến lược ở Tây Nam Bộ lên tận biên giới Chân Lạp đã giúp cho quân dân nhà Nguyễn đánh bại những cuộc tấn công xâm lược.

Việc xây dựng lực lượng quân đội là công tác quan trọng và xuyên suốt thời nhà Nguyễn. Trong xây dựng lực lượng quân đội ở Tây Nam Bộ có một điểm rất đặc biệt đó là nhà Nguyễn đã huy động rất nhiều thành phần lực lượng tại chỗ ở các vùng biên giới và tạo ra một đội quân địa phương hùng hậu, trong đó số lượng các dân tộc thiểu số như Chăm, Hoa, Khmer... góp phần đáng kể. Các chính sách dân tộc hợp lý của nhà Nguyễn đã giúp cho các dân tộc thiểu số trung thành và nguyện trở thành đội quân thiện chiến của nhà Nguyễn. Đội quân đa dạng đoàn kết gồm nhiều thành phần dân tộc ấy cùng với lực lượng lớn binh lính người Việt ở ngay địa phương đã giúp các chúa Nguyễn phản ứng nhanh trước những vấn đề cần kíp nơi biên giới, chỉ khi thật sự cần thiết mới huy động quân đội ở Gia Định. Dù lúc bấy giờ trình độ khoa học kỹ thuật quân sự của nhà Nguyễn còn hạn chế so với các nước phương Tây nhưng cũng đã thể hiện được sức mạnh quân sự của nhà Nguyễn trước những nước ngang tầm trong khu vực như Xiêm, Miến Điện... Từ đó đã tạo nên sức mạnh cũng như vị thế chính trị, quân sự của nhà Nguyễn trong khu vực.

Một điểm rất đặc biệt nữa đó chính là hệ thống phòng thủ biên giới Tây Nam được xây dựng dày đặc, liên kết chặt chẽ với nhau và đóng nơi những vị trí hiểm yếu của những con đường giao thông thủy lộ. Hệ thống đồn, lũy

145

biên giới Tây Nam mà còn là cơ sở để bảo đảm an ninh biên giới, tạo điều kiện cho nhân dân vùng biên an tâm làm ăn sinh sống, định cư nơi vùng đất xa xôi, bất ổn. Xây dựng quân đội và các công trình quân sự nơi biên giới chính là sức mạnh chủ yếu trong lực lượng quân sự của nhà Nguyễn.

Những chính sách của nhà Nguyễn đối với các đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ đã tạo nên một sự cố kết cộng đồng ở vùng biên giới. Minh chứng rõ ràng nhất đó chính là kết quả khẩn hoang vùng đất Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng trở thành một vùng trù phú, là nơi sản xuất lương thực quan trọng, là các con kênh đào lịch sử còn giá trị đến ngày nay... Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer cùng với người Việt đã cùng nhau hợp sức không chỉ trong lĩnh vực sinh sống, phát triển kinh tế, mà còn cùng nhau đổ xương máu để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền đất nước. Sự cố kết cộng đồng các dân tộc ở Tây Nam Bộ còn thể hiện qua sự đồng hóa một cách tự nhiên, sự tiếp biến văn hóa lẫn nhau tạo nên sự đồng nhất trong văn hóa của người dân miền Tây Nam Bộ nhưng vẫn đa dạng những sắc thái phong tục tập quán văn hóa khác nhau của các dân tộc, tạo nên sự đa dạng trong thống nhất. Kết quả các chính sách dân tộc của nhà Nguyễn còn góp phần tạo ra một không gian sinh sống hòa bình giữa các dân tộc ở vùng biên giới.

Chính sách ngoại giao đối với các quốc gia láng giềng là Chân Lạp và Xiêm cũng góp phần quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định vùng biên giới Tây Nam, dẹp yên những cuộc nổi loạn để cho nhân dân yên tâm sinh sống. Những chính sách ngoại giao đúng đắn của nhà Nguyễn đã tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, hòa bình giữa Đại Việt - Chân Lạp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Nguyễn thực hiện các công trình kinh tế, xã hội, quốc phòng ở vùng biên giới, góp phần phân định đường biên giới giữa Đại Việt và Chân Lạp. Điều đáng nói là, tất cả những quá trình trên đều diễn ra một cách hòa bình và đều có sự đồng thuận từ phía vương triều Chân Lạp. Chính sách

146

bảo hộ của nhà Nguyễn đã góp phần giúp đỡ nhiều lần cho Chân Lạp thoát khỏi những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước lớn mà tiêu biểu nhất là sự tấn công xâm lược của Xiêm. Sự ổn định hòa bình ở Chân Lạp đã tạo thành một “phên dậu” vững chắc cho nhà Nguyễn ở vùng biên giới Tây Nam. Đối với Xiêm, nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao trên tư thế những nước có tiềm lực gần như ngang nhau về kinh tế cũng như quân sự. Điều quan trọng là nhà Nguyễn luôn thể hiện chính sách thân thiện, hòa bình, chưa hề chủ động dụng binh gây hấn với Xiêm nếu tình thế không bắt buộc. Tuy nhiên chính sách ngoại giao cũng không kém phần quyết liệt khi Xiêm tỏ ra những lần “kẻ cả” hoặc tấn công xâm chiếm vùng biên giới. Nhờ đó nhà Nguyễn một mặt giữ vững vị thế của mình trong sự ảnh hưởng đối với Chân Lạp và đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 147 - 183)