Sự cố kết cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 129 - 133)

Như đã nói, vấn đề dân tộc là một vấn đề khá nhạy cảm đối với vùng biên giới Tây Nam Bộ. Vì thế, nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách khéo léo đối với các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung khá đông ở vùng biên địa này. Những chính sách dân tộc của nhà Nguyễn đã thực hiện như tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số hòa nhập với người Việt, cho họ nhiều chính sách ưu đãi về kinh tế, tôn trọng những khác biệt đặc trưng trong văn hóa truyền thống của họ, trọng dụng những nhân tài, đưa họ vào hàng ngũ tướng lĩnh quan trọng của triều đình và vinh danh công lao của họ...

Nam Bộ là vùng đất đặc biệt đối với các chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Đối với chúa Nguyễn, trong quá trình khai phá xác lập chủ quyền, bên cạnh lưu dân người Việt thì đồng bào các dân tộc người Chăm, Hoa, Khmer là thành phần đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu để tạo nên vùng đất phù sa màu mỡ này. Còn đối với các vua Nguyễn đặc biệt là vua Gia Long thì Nam Bộ, cư dân Nam Bộ mang đậm ân tình với ông vì vùng đất này và cư dân ở đây đã cùng ông vượt qua những năm tháng gian khổ, nếm mật nằm gai để khôi phục lại cơ đồ. Cho nên, khi thống nhất được giang sơn, nhà Nguyễn luôn có một sự ưu ái nhất định đối với cư dân Nam Bộ mà ít nơi nào có được, đặc biệt là đối với dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ. Triều đình đã cho họ cho qui chế tự trị, bảo vệ quyền lợi của họ trong sinh sống và sản xuất. Dù đôi khi triều đình chưa quản lí chặt chẽ hiện tượng người Việt chiếm đất của người Khmer ở một số nơi, tuy nhiên về mặt chính sách thì vẫn luôn đề ra những qui định hạn chế người Việt có các hoạt động ảnh hưởng đến khu vực sinh sống của họ. Điểm đặc biệt tiếp theo là có rất nhiều những người là dân tộc thiểu số được triều đình trọng dụng và giữ những chức vụ quan trọng thậm chí được vinh danh, phong thần như một số nhân vật Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu,

121

Với những chính sách trên của nhà Nguyễn đã đem lại nhiều kết quả, mà kết qủa ấy đóng góp rất lớn vào sự phát triển và ổn định của vùng đất phía Nam. Về mặt kinh tế, nhờ được hưởng chế độ tự trị rộng rãi nên người Khmer đã tích cực khai hoang ở những vùng đất còn hoang hóa, góp phần phát triển nông nghiệp ở những vùng mà họ cư trú, từ đó giúp cho triều đình có nguồn thuế thu ổn định ở những vùng người Khmer sinh sống. Bằng cách nắm quyền thu thuế ở Sóc Trăng, chính quyền có thể bảo đảm nguồn tài chính lâu dài. Sóc Trăng là nơi cung cấp gạo và muối chủ yếu cho Chân Lạp qua đường thủy và trở thành một trong những điểm thương mại quốc tế của Chân Lạp vào cuối thế kỷ XVIII [3, tr.65].

Tiếp đó, chính sách dân tộc của nhà Nguyễn đã tạo ra một lực lượng khai phá hùng hậu và hiệu quả như nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch. Giữa thế kỷ XVII, nhóm người của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đã đem theo 3000 di thần, binh sĩ xin chúa Nguyễn được vào phía Nam sinh sống, chúa Nguyễn đồng ý và khéo léo cho nhóm người của Trần Thượng Xuyên vào khai phá vùng Biên Hòa lập ra Cù lao Phố, rồi nhà Nguyễn còn cho lập ra các làng Minh Hương để họ an tâm sinh sống. Còn nhóm người của Dương Ngạn Địch khai phá vùng Mỹ Tho trở thành một nơi phát triển trù phú ở Tây Nam Bộ. Cùng lúc đó, nhóm người Hoa do Mạc Cửu thống lĩnh cũng đã đến sinh sống ở vùng đất Mang Khảm (Hà Tiên), ông đã chiêu mộ thêm di dân người Việt khai hoang lập làng và phát triển thành lập nên vùng đất Hà Tiên trù phú và dâng cho chú Nguyễn vào năm 1708. Với những chính sách tạo điều kiện thuận lợi của nhà Nguyễn và một chính sách rất nhân văn đó là tôn trọng những nét khác biệt về văn hóa tộc người, đã khiến cho các dân tộc ít người ở Nam Bộ rất cảm kích và trung thành với triều đình.

122

Bên cạnh đó, trong quá trình cùng nhau sinh sống, vượt qua những khó khăn gian khổ để cùng nhau xây dựng, phát triển, cùng nhau đoàn kết để bảo vệ vùng đất này đã tạo nên một sự gắn bó giữa các dân tộc ở Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng. Các dân tộc cộng cư ở Tây Nam Bộ đã cùng nhau chung sức phối hợp với chủ trương của triều đình đó là cải tạo thiên nhiên, đào nên những con kênh lịch sử. Trong các con kênh đào quan trọng ở biên giới Tây Nam có sự đóng góp rất lớn của đồng bào dân tộc ít người mà nhiều nhất là dân tộc khmer với số lượng hàng chục ngàn người được huy động từ Chân Lạp và cư dân các vùng biên giới như An Giang, Hà Tiên... Tiêu biểu nhất phải kể đến là công trình kênh Vĩnh Tế, có sự đóng góp rất lớn của đồng bào Khmer, trong đó không thể không kể đến vị lãnh đạo người Khmer là Nguyễn Văn Tồn. Theo các bộ sử triều Nguyễn thì số lượng người tham gia đào kênh Vĩnh Tế qua các đợt có thể lên tới 80.200 người, trong số đó ước tính người Khmer cũng đến khoảng một phần ba, đó là chưa tính những người phụ nữ (cả người Kinh và người Khmer) lo việc lấy củi, gánh nước, nấu cơm... để phục vụ [69, tr.69-70]. Có thể nói, hệ thống kênh đào Nam Bộ là minh chứng lịch sử hùng hồn thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, ý chí dân tộc trong mở mang bờ cõi, là minh chứng của sự chung lưng đấu cật của các dân tộc anh em ở Tây Nam Bộ trong lịch sử khai phá và xác lập và bảo vệ chủ quyền dân tộc Việt Nam ở vùng đất xa xôi này.

Sự gắn kết lâu đời của các dân tộc ở Tây Nam Bộ còn thể hiện ở ý thức cùng nhau xây dựng phát triển quê hương, bảo vệ biên giới đất nước ổn định, hòa bình, đập tan các âm mưu xâm lược. Trải qua hơn một thế kỷ, rất nhiều những cuộc chiến tranh xâm lược, nội loạn đã diễn ra nơi miền biên ải này. Trong những trận chiến đó, các dân tộc ở Tây Nam Bộ đã cùng nhau kề vai

123

bật quân Xiêm ra khỏi vùng biên giới. Từ năm 1757, nhờ lãnh tụ người Khmer là Nguyễn Văn Tồn theo chúa Nguyễn đã giúp cho vùng đất Trà Ôn - vùng có rất nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống - có cuộc sống yên bình, không có mầm mống phản loạn, nhiều người Khmer trở thành dân binh để giữ an ninh tại địa phương. Chính vì vậy, “đây là dân tộc đã góp phần tích cực trong công cuộc khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long... có vị trí rất quan trọng trong việc bảo vệ biên giới phía Tây Nam” [5, tr.80].

Những lần đi chinh phạt Chân Lạp hay chống lại quân Xiêm đã có một lực lượng lớn người Hoa của Trần Thượng Xuyên lãnh đạo đã lập công lớn nơi biên giới. Đối với trấn Hà Tiên, Mạc Cửu với tài thao lược của mình đã qui tụ được đông đảo cư dân các dân tộc Việt, Khmer cùng với dân tộc Hoa tập trung về đây, góp phần phát triển vùng đất Hà Tiên. Đồng thời ông còn xây dựng được quân đội, tập hợp nhân dân kiên cường chiến đấu nhiều lần để bảo vệ vùng biên giới Hà Tiên. Với sự mến mộ tài đức của Mạc Cửu, lưu dân khắp nơi đã tìm đến Hà Tiên, vì mong muốn an cư lạc nghiệp nên cùng kề vai sát cánh với nhau, dưới sự chỉ huy của Tổng binh Mạc Cửu mà chiến đấu. Qua đó đã từng bước xây dựng nền mống cho sự phát triển của Hà Tiên để tạo đà cho Mạc Thiên Tứ đưa Hà Tiên phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.

Đối với đồng bào dân tộc Chăm ở Tây Nam Bộ, do biết ơn chúa Nguyễn cùng tướng Nguyễn Cư Trinh đã bảo vệ họ thoát khỏi sự ức hiếp của người Chân Lạp, mang họ về định cư ở vùng Châu Giang để có cuộc sống ổn định nên họ đã trở thành những đội quân thiện chiến của nhà Nguyễn sau này để bảo vệ vùng biên giới Tây Nam trong mỗi lần biên cương có biến.

Về văn hóa, mỗi một dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nam Bộ đều có những phong tục tập quán, những nét đặc trưng văn hóa khác nhau. Nhưng với lịch sử hình thành từ những người dân ngh o lưu tán khắp nơi, hội tụ về vùng đất này, có cùng chung số phận “tha phương cầu thực” đi tìm nơi yên

124

bình để sinh sống và khi tập trung về đây họ đã thật sự xem đây là quê hương xứ sở của mình. Với các chính sách dân tộc hợp lí của nhà Nguyễn trong đó đặc biệt phải kể đến là chính sách tôn trọng những điểm khác biệt giữa về văn hóa, phong tục, tập quán của các tộc người, đó là chính sách rất nhân văn. Chính vì những yếu tố trên nên ở Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng, bên cạnh việc lưu giữ những phong tục tập quán đặc trưng của dân tộc mình thì quá trình đồng hóa tự nhiên và hòa hợp, hòa nhập giữa các dân tộc thiểu số với người Việt đã diễn ra một cách tự nhiên tự nguyện trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ vật chất đến tinh thần, tâm linh và đời sống chính trị xã hội. Trong suốt thời nhà Nguyễn chưa thấy có bất cứ một sự xung đột to lớn nào diễn ra giữa các dân tộc ít người ở Tây Nam Bộ mà đến nỗi phải giải quyết bằng bạo lực. Đó đã trở thành lẽ dĩ nhiên và cũng là xu thế chủ đạo trong hơn một thế kỷ từ khi xác lập chủ quyền vùng Tây Nam Bộ cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược và cố tình thực hiện những chính sách chia rẽ dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 129 - 133)