Giữ vững chủ quyền biên giới Tây Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 133 - 142)

Với những thành tựu đạt được về kinh tế trong quá trình khai hoang đã tạo cho nhà Nguyễn một cơ sở kinh tế khá vững chắc, từ đó cũng tạo nên thế lực quân sự vững mạnh cho nhà Nguyễn. Bên cạnh đó, với chính sách dân tộc đúng đắn, nhà Nguyễn đã tạo ra một khối đoàn kết dân tộc khá vững mạnh, kề vai sát cánh với triều đình bảo vệ đất nước. Cùng với nó là chính sách đầu tư xây dựng lực lượng quân đội và xây dựng một loạt các hệ thống thành, lũy, đồn, bảo nhằm nắm giữ các con đường quân sự chiến lược trên sông... Tất cả những yếu tố ấy đã giúp nhà Nguyễn bảo vệ vững chắc chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ mà trước nhất là ở mặt trận biên giới Tây Nam. Nhà Nguyễn đã

125

biên giới của quân Xiêm. Những cuộc chiến tranh giữa Việt - Xiêm có khi là do Xiêm nhân cơ hội Chân Lạp cầu cứu, cũng có khi do Xiêm muốn thực hiện ý đồ thôn tính đất đai Nam Bộ. Tuy nhiên, nhờ lực lượng quân sự lớn mạnh của mình, nhà Nguyễn đã nhiều lần buộc Xiêm phải kiêng d và tự rút quân, bãi bỏ ý đồ tấn công nước Việt.

Với âm mưu mở rộng ảnh hưởng của mình, tranh giành ảnh hưởng với nhà Nguyễn ở Chân Lạp và bành trướng lãnh thổ ở khu vực Đông Nam Á, Xiêm đã rất nhiều lần xua quân tấn công Đại Việt mỗi khi có cơ hội thuận lợi. Có những lần tấn công ngay cả khi quan hệ giữa triều Nguyễn và Xiêm đang rất tốt đẹp. Trong những cuộc chiến đó nhà Nguyễn đã thể hiện được sức mạnh quân sự của mình, giữ vị vững thế ảnh hưởng của mình ở Chân Lạp cũng như bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Tây Nam.

Các cuộc giao tranh giữa Đại Việt và Xiêm bắt đầu từ đầu thế kỉ XVIII mà nguyên nhân trước tiên là tranh giành ảnh hưởng ở Chân Lạp. Đầu thế kỷ XVIII, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của chúa Nguyễn ở Chân Lạp ngày càng lớn, trở thành chỗ dựa cho các các vị vua Chân Lạp thân Nguyễn mỗi khi cần tranh giành hoặc củng cố quyền lực. Năm 1705, diễn ra một cuộc tranh chấp quyền lực giữa Nặc Yêm và Nặc Thâm. Để để tranh giành ngôi vua, Nặc Thâm đã chạy sang cầu cứu vua Xiêm để kéo quân đánh Nặc Yêm, trước tình thế đó, Nặc Yêm đã chạy sang Gia Định cầu cứu chúa Nguyễn, chúa Nguyễn sai Nguyễn Cửu Vân đem quân sang giúp, đánh bại quân Xiêm trên đất Sầm Khê (Chân Lạp). Đại Nam thực lục chép: “Chúa b n sai Vân lãnh quân thủy bộ Gia Định tiến đánh Nặc Thâm. Vân đến Sầm Khê gặp quân Xiêm, đánh vỡ tan” [37, tr.118]. Đây là cuộc giao tranh đầu tiên giữa quân đội chúa Nguyễn với quân Xiêm và nhà Nguyễn đã chứng tỏ được sức mạnh quân sự của mình. Tây Nam Bộ, trấn Hà Tiên là nơi tiếp giáp biên giới với Xiêm, là cửa ngõ quan trọng nơi mặt biển, quân Xiêm từ trước vốn đã nhiều lần có âm mưu

126

chiếm Hà Tiên nhưng không thành. Năm 1771, Hà Tiên đã phải chống chọi với sự tấn công dữ dội từ phía Xiêm, lúc bấy giờ Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ nối nghiệp cha là Mạc Cửu giữ chức tổng binh. Nguyên nhân của cuộc tấn công này bắt nguồn từ sự kiện vua Xiêm là Taksin (Trịnh Quốc Anh) lên ngôi năm 1678 yêu cầu vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Tôn triều cống, nhưng Nặc Tôn không đồng ý. Đến năm 1771, khi hay tin con của vua Xiêm cũ là Chiêu Thúy đang tá túc ở Hà Tiên nên vua Taksin quyết định mở cuộc tấn công vào cả 2 nơi Chân Lạp và Hà Tiên nhằm 2 mục đích, thứ nhất là “răn đe” đối với Chân Lạp, giúp Nặc Nộn giành lại ngôi vua; thứ hai là tiêu diệt Chiêu Thúy và xâm lược thôn tính Hà Tiên. Với mục đích trên, năm 1771, Taksin đích thân dẫn hai đạo binh sang tiến đánh Hà Tiên và Chân Lạp, quân Xiêm chia làm hai cánh, một đánh vào Hà Tiên, một đánh vào Nam Vang.

Diễn biến của chiến sự này được Trịnh Hoài Đức ghi chép khá chi tiết trong Gia Định thành thông chí như sau:

Tháng 9 (1771), Phi nhã Tân(tức Trịnh Quốc Anh - TG) thấy Chiêu Thúy (Chúy) hiện đang ở Hà Tiên, lo rằng việc ấy khó chịu... thừa nhuệ khí vừa mới phá giặc ở Lục Côn (thuộc nước Miến Điện) nên mới thân điều 2 vạn lính thủy lục, dùng tên cướp Trần Thái ở núi Bạch Mã làm người dẫn đường. Ngày mùng 3 tháng 10, chúng tiến đến Hà Tiên, vây chặt trấn thành (thành có 3 mặt chắn bằng ván gỗ, không phải bằng đá)... Thủy quân của Xiêm chiếm được núi Tô Châu rồi dùng súng lớn bắn vào thành, tình thế rất nguy cấp. Đêm mùng 10, kho thuốc súng ở núi Ngũ Hổ bốc cháy khiến cả thành đều chấn động. Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng, quân Xiêm trong

127

súng đại bác vang như sấm... Ngày 15, thuyền của Tông Đức hầu (Mạc Thiên Tứ - TG) đến Châu Đốc, tướng Xiêm là Chiêu khoa Liêncho truy binh đuổi theo, Tông Đức hầu sai Cai đội Đồ Bà (Chà Và) là Sa ra chặn đánh nhưng cũng thua... b n rút ra đạo Tân Châu, Tiền Giang, ở đó ông gặp Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai cơ Kính Thận hầu Tống Phước Hiệp đang thân dẫn binh của dinh đến tiếp ứng, họ vội giục gấp quân tiến vào sông Châu Đốc đánh giết đẩy lui quân giặc. Quân giặc Xiêm vì không biết đường nên đi lầm vào sông cụt, bị đại binh đuổi kịp chém đầu được hơn 300 tên. Chiêu khoa Liên bỏ thuyền chạy lên bờ rồi suốt đêm theo đường Chơn Giùm (Chan Sum) chạy về Hà Tiên...

Lại nói Cai đội đạo Đông Khẩu là Nhơn Thanh hầu Nguyễn Hữu Nhơn đón đánh quân Xiêm ở Cường Thành (Lấp Vò, thuộc tỉnh Đồng Tháp - TG), Hậu Giang, ông cho quân giữ lấy chỗ hiểm yếu rồi bất thần xuất quân đánh liền mấy trận đều thắng, thu được 10 chiếc thuyền chiến của quân Xiêm... Phi nhã Tân đưa Nặc Ong Non trở lại làm Quốc vương Cao Miên, quân Xiêm chiếm giữ phủ Nam Vang và có ý dòm ngó đất Gia Định của ta...

Tháng 6 (1772), quan Điều khiển điều binh tiến đánh, Đàm Ân hầu lãnh đại binh kéo đi theo đường Tiền Giang, Cai bạ dinh Long Hồ là Hiến Chương hầu Nguyễn Khoa Thuyên đem quân binh Đông Khẩu theo đường biển Kiên Giang tiến tới, Lưu thủ Kính Thận hầu theo đường Hậu Giang đến đóng ở Châu Đốc để làm 2 đường tiếp ứng cho đạo quân trước. Lúc ấy, Nhơn Thanh hầu đương bị bệnh nặng, một mình Hiến Chương hầu quản 3000 quân dùng 50 chiếc thuyền đủ cỡ lớn nhỏ tiến đánh quân Xiêm nhưng thấy bất lợi nên phải rút về đạo Kiên Giang. Đàm Ân hầu lại dùng

128

một người Cao Miên là Nhum Rạch làm tiên phong kéo quân đến đánh Nam Vang, quân Xiêm bị chết rất nhiều. Phi nhã Tân phải chạy xuống Hà Tiên, Nặc Ong Non thì chạy về Cần Vọt, quân ta thu phục được các phủ Nam Vang và La Vách. Nặc Ong Ton trở lại ngôi cũ, nước Cao Miên từ đó được yên ổn... [13, tr.164-165].

Qua diễn biến chiến sự trên, chúng ta thấy một số điều sau: đối với Hà Tiên thì núi Tô Châu và núi Ngũ Hổ, lũy Giang Thành đóng vai trò rất quan trọng, là tiền đồn chống giặc, đã phần nào phát huy vai trò trong việc bảo vệ biên giới Hà Tiên. Mặc dù đã cho xây dựng quân đội và tăng cường phòng thủ ở các vị trí quan trọng đó, đồng thời cố gắng chiến đấu quyết liệt, nhưng trước sức mạnh của quân Xiêm, Tổng binh Mạc Thiên Tứ không chống đỡ nổi nên đành phải bỏ thành rút chạy rồi lui về Trấn Giang (Cần Thơ) kết thúc sứ mệnh lịch sử nhiệm vụ giữ Hà Tiên.

Về phía quan quân do chúa Nguyễn phái đến tiếp ứng, do am hiểu và làm chủ hệ thống các con đường chiến lược trên sông, biển đã giúp quân Nguyễn có thể cầm cự, chiến đấu tấn thoái dễ dàng và làm tiêu hao quân Xiêm trong khi chờ đại quân từ Gia Định tiếp ứng rồi giành thắng lợi. Trước hết, quân tướng của Mạc Thiên Tứ rút theo đường sông đến đạo Tân Châu cố thủ rồi phối hợp với quân dinh Long Hồ của Tống Phước Hiệp và tiến đánh quân Xiêm trên sông Châu Đốc. Quân đạo Đông Khẩu của Nguyễn Hữu Nhơn đón đánh quân Xiêm ở Cường Thành (Lấp Vò, Đồng Tháp). Đại quân từ Gia Định của Nguyễn Cửu Đàm theo đường sông Tiền Giang tiến xuống phối hợp với quân từ đạo Đông Khẩu của Nguyễn Khoa Thuyên và đạo quân tiếp ứng của Lưu thủ Kính Thận hầu theo đường Hậu Giang đến đóng ở Châu Đốc, đánh tan quân giặc. Có thể nói đó chính là thế đánh phối hợp và vận binh nhanh chóng trên đường sông và biển. Mặc dù hậu quả của cuộc chiến

129

Xiêm không dám có ý đồ chiếm Hà Tiên nữa. Có thể thấy trong trận chiến này và những trận chiến sau này, các hệ thống phòng ngự ở ba đạo Châu Đốc, Tân Châu, Đông Khẩu đã phát huy tác dụng giúp Mạc Thiên Tứ có nơi trú ngụ, chờ cơ hội phản công. Đồng thời, các đạo này đã trở thành căn cứ vững chắc để quân Nguyễn đánh bại quân Xiêm.

Sau năm cuộc chiến năm 1771 - 1772, một thời gian dài, Xiêm tạm thời không dám có hành động tấn công Đại Việt. Đặc biệt từ sau khi vua Gia Long lên ngôi 1802 lập ra nhà Nguyễn, giữa ông và vua Xiêm có mối giao tình khi vua Xiêm đã từng giúp ông đem quân đánh Tây Sơn. Mặc dù vậy, Xiêm vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định tấn công xâm chiếm Đại Việt, mà chỉ âm thầm chờ cơ hội. Cơ hội ấy đã đến khi năm 1833, Lê Văn Khôi nổi loạn chống lại triều đình và đề nghị quân Xiêm giúp đỡ, Khôi đã “sai người đưa thư sang nước Xiêm, xin Xiêm phái binh đánh nước Chân Lạp rồi thẳng đến Gia Định. Hắn hẹn sau khi việc thành, xin dâng đất và thần phục. Người Xiêm mê hoặc, mới rầm rộ đem binh thuyên đổ bộ...” [39, tr.891-892]. Đây cũng là lúc Xiêm vừa đàn áp xong cuộc khởi nghĩa của Châu A Nụ ở Lào và biến nước này thành thuộc địa, tình thế đang vô cùng có lợi nên vua Xiêm là Rama III quyết định phá bỏ mối quan hệ tốt đẹp đang có giữa hai nước, tiếp tục mục tiêu bành trướng ở hướng Đông, chuẩn bị 5 đạo quân tấn công Đại Việt. Quân Xiêm chia làm 5 mũi, trong đó ba mũi từ Lào tiến sang là kế chủ yếu là đánh nghi binh, hai mũi chủ lực mạnh nhất thì đánh vào Hà Tiên - Châu Đốc và từ Phnôm Pênh xuống, với ý đồ nhân cơ hội này chiếm trọn Nam Bộ.

Đây là thời điểm mà lực lượng quân đội tại vùng biên giới An Giang thể hiện khả năng chiến đấu nhanh chóng của mình. Tháng 2 năm 1834 quân Xiêm với hơn 100 chiến thuyền theo dòng Hậu Giang định đánh chiếm Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho… Bình khấu tướng quân Trần Văn Năng chỉ huy, lấy Tân Châu làm trung tâm chống giặc, giao nhiệm vụ cho Trương Minh

130

Giảng và Nguyễn Văn Xuân quyết chiến với giặc, truy kích đuổi quân Xiêm về nước. Tiêu biểu nhất là trận thủy chiếc ác liệt giữa quân của triều đình với quân Xiêm từ sông Vàm Nao đến sông Cổ Hũ (một đoạn sông Tiền trước Chợ Thủ), là nơi có vai trò quan trọng “chiếm trước chỗ hiểm ấy (Vàm Nao) thì giặc không thể tung hoành được, cũng là một chước kỳ thắng trận...nếu mất Vàm Nao thì đồn Chợ Thủ sẽ không giữ được. Quân giặc có thể đe dọa Vĩnh Long, Định Tường” [34, tr.64].

Nhờ am hiểu địa thế, đặc biệt là các con đường thủy chiến lược của vùng này, phối hợp với các đồn lũy, quân Nguyễn đã đánh thắng quân Xiêm.

Diễn biến trận này có thể sơ lược như sau:

Quân Nguyễn được bố trí hai bên bờ sông Tiền. Trước Vàm đồn Hồi Oa. Phía dưới có Chiến Sai đạo thủ (chợ Thủ) và Dinh Châu (cù lao Giêng) làm thế ngăn giặc...Quân Xiêm sau khi đánh chiếm Châu Đốc, chuẩn bị kế hoạch vượt sông Vàm Nao đánh chiếm Đông Khẩu và Long Hồ (Vĩnh Long)...Trương Minh Giảng lợi dụng rừng rậm phức tạp hai bên bờ sông cho quân chiếm đóng và sẵn sàng ứng chiến... Quân triều đình bắn đại bác vào thuyền giặc. Tướng giặc là Liêm-Cầm-Hen chết tại trận, quân Xiêm rối loạn đội hình rút lui... Quân ta bức phá đồn giặc ở hai bên bờ, nhấn chìm 15 thuyền, tịch thu nhiều súng ống, đạn dược. Quân Xiêm tổ chức phản công quyết liệt, Trương Minh Giảng điều quân thứ ở Gia Định...phản công...Chẳng bao lâu giặc bị đẩy lùi... [34, tr.65-67]. Kết quả là quân ta đã thắng lớn ở trận chiến này, sau đó trên đà chiến thắng, quân Nguyễn tiếp tục truy kích giặc khỏi Châu Đốc, Hà Tiên. Qua đó cũng cho thấy vai trò khá quan trọng của Tân Châu đạo bởi vị trí chiến lược của nó trong việc bảo vệ vùng biên giới, trở thành nơi rút quân cố thủ, tập hợp

131

trò quan trọng của các đồn thủ trên sông Tiền. Sau đó, nhà Nguyễn cũng thấy rằng cần có một con đường đưa quân liên lạc nhanh chóng hơn từ Tân Châu qua Châu Đốc, Hà Tiên nên sau này đã cho đào thêm con kênh Vĩnh An để thực hiện mục đích ấy.

Những năm 40 của thế kỉ XIX, vùng biên giới Tây Nam Bộ lại tiếp tục đối đầu với một biến cố quân sự lớn đó chính là cuộc nổi dậy tấn công quy mô của Chân Lạp vào năm 1840 với sự xúi giục và giúp sức của Xiêm. Chân Lạp đã tập hợp lực lượng, lôi kéo người Khmer ở vùng biên giới hai nước nổi dậy. Lợi dụng tình hình đó, quân Xiêm đã đưa quân phối hợp để thực hiện âm mưu xâm lược. Để thực hiện âm mưu này, tháng Giêng năm Nhâm Dần (1842) Phi Nhả Chất Tri sai tướng Ô Thiệt Vương cho thủy quân tấn công Phú Quốc thăm dò, trên bộ, cho khoảng 5.000 quân hộ tống hoàng tôn đến Sách Sô (thuộc hạt Nam Ninh, trấn Tây Thành) và 10 thuyền đến đồn Cần Thăng thám sát kích động người Chân Lạp nổi dậy ở phủ Ba Xuyên, Sóc Trăng, Thất Sơn... Qua tháng 2, chúng xua đại quân tràn qua kinh Vĩnh Tế kết hợp với quân nổi dậy đánh phá các đồn Thất Sơn, Tân Châu, An Lạc, Hồng Ngự, Thông Bình... cướp bóc, bắn giết... gây thảm cảnh tang tóc khắp tuyến biên giới, nhất là ở Hà Tiên.

Nói về thế tình hình biên giới lúc này, Cao Thanh Tân ghi nhận: “Từ tháng 8 năm Canh Tý (1840) đến tháng 8 năm Nhâm Dần (1842), Xiêm ngầm mưu khiến Chân Lạp nổi lên chống lại cuộc bảo hộ của nhà Nguyễn, không chỉ ở 10 phủ, 23 huyện tại Trấn Tây mà còn lan tới các tỉnh Nam Kỳ” 46, tr.261]. một loạt các vùng giáp biên giới Hà Tiên, Vĩnh Tế, An Giang, Định Tường... là nơi quân giặc tập trung đông nhất lên đến hàng trăm, hàng ngàn quân, tiến đánh rất dữ dội, quân giặc “vây quanh các đồn Tân Châu, An Lạc, Hùng Ngự, Thông Bình, phá luôn huyện lỵ Đông Xuyên, lấp cả sông Vĩnh Tế, cắt đứt con đường tư bảo vận lương từ Châu Đốc đi Hà Tiên, cô lập Hà

132

Tiên... Thế giặc rất mạnh, chúng lại lập 13 trại trong rừng, mỗi nơi khoảng 2.000 tên..”[46, tr.261].

Qua đó chúng ta có thể thấy, đây là lần tấn công quy mô lớn, dữ dội và có tổ chức từ trước của Chân Lạp cùng với sự kích động và hậu thuẫn của quân Xiêm. Nó vừa thể hiện cho sự bất mãn đối với chính sách của nhà Nguyễn ở trấn Tây Thành của người dân Chân Lạp, cũng vừa thể hiện sự suy yếu khủng hoảng của triều đình nhà Nguyễn vào giai đoạn này.

Để đối phó giặc, nhà nguyễn đã cho đắp thêm các đồn bảo để làm thành lũy chống giặc như Tiên Nông, Vĩnh Thông, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều. Nhà Nguyễn đã nhanh chóng đưa lực lượng đối phó để bình ổn tình hình biên giới, tiếp tục phát huy sức mạnh của hệ thống phòng thủ nơi biên giới. Với các công trình quân sự phòng thủ ở đây đã giúp nhà Nguyễn tiếp tục đánh bại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 133 - 142)