Phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 119 - 129)

3.1.1.1. Thế kỷ XVII – XVIII

Nhà Nguyễn đã sớm nhận thức được, muốn củng cố vững chắc chủ quyền, bảo đảm an ninh ở vùng biên giới trước tiên là phải lập làng, định cư dân chúng, làm cho nhân dân có cuộc sống ổn định, sung túc, đó là điều kiện đầu tiên để bảo vệ vùng biên giới. Vì vậy nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách như khuyến khích khai hoang, tạo mọi điều kiện thuận lợi, dễ dàng để nhân dân lập làng xã, ổn định sản xuất, đào kênh dẫn nước, đắp lộ mở đường, xây đồn bảo để bảo đảm an ninh... Những chính sách ấy của nhà Nguyễn đã tạo ra những điều kiện thuận lợi, làm cho tình hình khai phá vùng Nam Bộ nói chung và vùng biên giới Tây Nam Bộ nói riêng ngày càng được mở mang.

Như đã nói, trong suốt hơn một thế kỷ, nhà Nguyễn đã liên tục thực hiện các chính sách khuyến khích, chiêu mộ dân đi khai hoang, lập làng với nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là ở vùng biên địa. Bên cạnh đó, Nhà nước còn sử dụng chính sách lập đồn điền, tận dụng các lực lượng tù phạm, binh lính, chiêu mộ lưu dân bao gồm cả người Việt, Chăm, người Hoa, người Khmer, tạo điều kiện cho dân định cư ngay đối với các vùng mới khai phá để củng cố chủ quyền và bảo vệ biên giới.

Tất cả những chính sách ấy và sự cố gắng của nhà Nguyễn đã được đền đáp một cách xứng đáng. Trước hết, đó chính là những kết quả khẩn hoang

111

mở vùng đất mới ở Nam Bộ, đồng thời vừa giúp Nguyễn Ánh làm cơ sở căn cứ vững chắc cung cấp tài lực, vật lực trong cuộc chiến với Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn.

Cho đến cuối thế kỷ XVIII, tổng diện tích khai khẩn của toàn Nam Bộ là 1000 thôn ấp, 36.000 dân đinh khai thác trên 21.000 thửa ruộng 29, tr.114]. Đây là một con số khá lớn, một thành quả lớn trên vùng đất mới còn nhiều khó khăn, lại thực hiện trong điều kiện chiến tranh. Điều đáng nói ở đây là phần lớn những vùng lãnh thổ và các thôn xóm dân cư được mở mang bằng các chính sách đẩy mạnh khẩn hoang lập thôn ấp của chính quyền chứ không phải là sự thôn tính bằng quân sự. Cùng với diện tích ruộng đất được mở mang thì số thôn xã ở Nam Bộ cũng tăng lên rất đáng kể. Cho đến đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn được thành lập chính thức thì đã có rất nhiều địa điểm tụ cư dân chúng, là cơ sở để triều đình thu thuế, từ đó tăng cường tiềm lực kinh tế cũng như quốc phòng. Năm 1769, ở Gia Định (không kể trấn Hà Tiên), số người nộp thuế là 18.735 người với số tiền là 43.458 quan, riêng Châu Định Viễn là 2.824 người nộp thuế với số tiền là 5.974 quan [29, tr.115].

Những số liệu trên đã cho thấy sự giàu có và vai trò quan trọng của vùng Nam Bộ. Riêng đối với vùng Tây Nam Bộ, được ghi nhận là nơi có ruộng đất màu mỡ, ở trấn Vĩnh Thanh là ruộng đất tốt chỉ cần phát cỏ rồi cấy mạ, cứ một hộc lúa giống sẽ thu được 300 hộc thóc [11, tr.180]. Lượng lúa gạo thu được không chỉ đảm bảo cung cấp cho quân đội chúa Nguyễn để chống lại Tây Sơn mà còn có thể xuất khẩu. Tháng 6 năm 1789 Nguyễn Ánh đã cho phép các thương gia Trung Quốc đến mua gạo ở Gia Định, đồng thời mua lại từ họ các loại như sắt, gang, lưu huỳnh... để chế tạo vũ khí. Trên cơ sở ổn định về kinh tế và chính trị như thế, nên Nguyễn Ánh đã cấm quân lính cướp bóc của dân, đồng thời thi hành được các chính sách giảm nhẹ hoặc không đánh thuế đối với những nơi mà quân Nguyễn Ánh chiếm được. Chính

112

sách đó cũng phần nào giúp cho Chúa Nguyễn lấy được lòng dân chúng ở vùng Gia Định khiến dân chúng vùng này trung thành với ông.

Những chính sách khuyến khích khai hoang lúc bấy giờ của nhà Nguyễn còn tác động rất lớn đối với công cuộc khẩn hoang tự do của nhân dân. Như đã nói, từ đầu thế kỷ XVII, trước khi chúa Nguyễn thiết lập chính quyền thì lưu dân người Việt đã đến định cư khai phá ở vùng Nam Bộ. Cho đến khoảng giữa thế kỷ XVII lưu dân người Việt cùng các dân tộc Hoa, Khmer đã có mặt ở một vùng rộng lớn từ Mô Xoài, Bà Rịa đến vùng Đồng Nai - Biên Hòa, Mỹ Tho, Long Hồ, khu vực Hà Tiên... Cho nên có thể nói, việc khai hoang do nhân dân tự tiến hành diễn ra trước khi nhà Nguyễn tiến hành các chính sách khai hoang lập ấp và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở vật chất của người dân còn yếu kém... nên những lưu dân chỉ khai phá được một số vùng có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi như các giồng đất cao ven các con sông. Đối với những vùng đất sình lầy, lùng lác, những vùng có điều kiện khắc nghiệt, vùng biên giới xa xôi ở phía Tây Nam thì phần lớn vẫn còn hoang hóa. Mãi cho đến khi nhà Nguyễn thực hiện các chính sách như cho đào các con kênh, khuyến khích khai hoang lập ấp bằng việc cấp hoặc cho mượn nông cụ, chiêu mộ người dân có của tiến hành khai hoang, lập các đồn điền, xây dựng các đồn bảo để bảo vệ an ninh v.v...thì vùng Tây Nam Bộ mới thật sự được khai phá một cách mạnh mẽ.

Theo Sơn Nam ghi nhận thì cuối thế kỷ XVIII, ở vàm Hậu Giang, có nhiều người Khmer sống tập trung tại vùng Ba Thắc (Sóc Trăng). Dưới sự cai quản của quan người Khmer, người dân làm ruộng trên đất giồng, đã có thời nơi đây trở thành thương cảng nổi tiếng lập ở mé sông, hàng trăm thuyền của thương nhân người Hoa đến mua gạo và đường tấp nập 25, tr.52]. Vào những

113

liệu của nhà Thanh Trung Quốc cho biết tên Hà Tiên xuất hiện đều đặn trong các tờ biểu trình lên vua Càn Long trong giai đoạn này.

Đến cuối thế kỉ XVIII, Tây Nam Bộ có một số thành tựu bước đầu có thể kể đến như sau:

Mỹ Tho trở thành nơi phát triển thương nghiệp mạnh ở phía Nam Sài Gòn: “mái ngói cột chạm phủ, đình cao, nha thự rộng, thuyền b sông biển ra vào, buồm thuyền trông như mắc cửi, thật là nơi đô hội lớn phồn hoa huyên náo” [13, tr.47]. Vùng Vũng Gù (tức chợ Tân An ngày nay) sau một thời gian lưu dân tập trung khai phá đã trở thành vùng khẩn hoang lâu đời với đất đai màu mỡ. Vùng Bến Tre ngày nay tuy diện tích nhỏ nhưng đã lập được một huyện lấy tên là huyện Tân An với 2 tổng Tân Minh 72 thôn và An Bảo 63 thôn, riêng tổng Hòa Bình (tức vùng Gò Công, Chợ Gạo, An Hóa) có đến 86 thôn. những vùng đất khẩn hoang khó khăn như huyện Vĩnh Định bao gồm phía hữu ngạn Hậu Giang từ biên giới Châu Đốc đến vùng Ba Thắc ở biển Đông cũng thành lập được 37 thôn. Một nơi khác là vùng đất ph n và nước mặn ở mũi Cà Mau (nay là An xuyên và một phần của Bạc Liêu) thành lập được 40 xã thôn. Vùng Rạch Giá Kiên Giang ngày nay - Hà Tiên gồm một huyện với hai tổng có 11 xã thôn. Ngoài ra còn có khá nhiều xã thôn ở các sóc của người Khmer tập trung ở các vùng Trà Vinh, Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng... Riêng ở vùng chợ Hà Tiên thì có 6 phố sở của người Hoa, 26 sóc Cao Miên và 19 xã thôn của người Việt 25, tr.65- 66]. Theo Vùng đất Nam Bộ thì ở Gia Định đến giữa thế kỷ XVIII có tổng cộng là 1000 thôn với 36.000 dân đinh, khai khẩn được 21.000 thửa ruộng và nộp cho triều đình với số thóc là 8000 hộc. Năm 1769, số người nộp thuế ở Gia Định là 18.737 người, tổng số tiền thuế thu được là 43.458 quan, 820 bao gạo và 6.528 cân sơn. Ngoài ra số ruộng núi ở Gia Định là 3.933 người thực nộp với 8.622 hộc

114

thóc. [29, tr 114-115].Tính riêng ở Châu Định Viễn “ruộng núi và ruộng cỏ thực nộp là 2.937 người, thóc thuế 6.144 hộc” 11, tr.179].

Qua đó, ta thấy rằng, chính sách khẩn hoang giai đoạn giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII đã đem lại thành quả bước đầu về kinh tế - xã hội cho nhà Nguyễn. Từ đó, góp phần quan trọng để tạo thế đứng vững chắc của chúa Nguyễn ở Gia Định, là cơ sở để chính quyền Đàng Trong duy trì vị thế của mình trước Xiêm trong việc gây ảnh hưởng ở Chân Lạp và bảo vệ biên giới.

3.1.1.2. Nửa đầu thế kỷ XIX

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, hoạt động khẩn hoang của người dân diễn ra mạnh mẽ ở vùng sông Tiền, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu. đây, họ vừa mở rộng các vùng đất đã được khai phá trước, vừa tiến vào khai phá những vùng đất còn hoang vu.

vùng đất nằm phía Nam sông Hậu (vùng Hậu Giang), dù lưu dân người Việt đến cư trú khá muộn (từ cuối thế kỷ XVIII) nhưng đến thời gian này dân cư cũng càng lúc càng đông đảo hơn. Đặc biệt là từ sau khi hai con kênh lớn là Thoại Hà và Vĩnh Tế được đào và một số thôn ấp được lập nên do chính sách đồn điền, lập ấp của chính quyền đã lôi cuốn những lưu dân đi tìm đất mới đến đây. Họ định cư dọc bờ sông Hậu, cùng với người Khơme, người Hoa sinh sống để cùng làm ăn.

Thời Gia Long dân cư còn khá thưa thớt, đặc biệt là vùng biên giới Châu Đốc. Thế nhưng, ngay khi kênh Vĩnh Tế được khởi công đào, diễn ra song song với quá trình đào kênh là chính sách khai hoang lập làng do Thoại Ngọc Hầu chỉ huy. Nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách cho phép dân khai hoang lập làng một cách dễ dàng, cùng với với việc triều đình cho xây dựng nhiều đồn bảo nhỏ ở dọc theo bờ kênh để bảo đảm an ninh, đắp đường lộ để dân đi lại dễ dàng... Với nhiệm vụ trấn giữ vùng đất này, Thoại Ngọc

115

an ninh quốc phòng, vừa tạo điều kiện cho cho cư dân sinh sống lập nghiệp phát triển kinh tế. Đặc biệt từ sau khi kênh Vĩnh Tế đào xong, dân cư từ các vùng khác tập trung lại, làm cho vùng đất biên giới từ Châu Đốc đến Hà Tiên người Việt người Khmer người Hoa trở nên đông đúc, hòa thuận. Kết quả, đến năm Minh Mạng thứ 19 (1838) dọc theo kênh Vĩnh Tế đã hình thành được 9 thôn, đa số là làm rẫy, gồm các thôn sau:

- Vĩnh Tế Sơn thôn (từ Châu Đốc vào). - Nhơn Hòa thôn.

- An Quí thôn.

- Thân Nhơn thôn (giữa An Quí và Vĩnh Bảo). - Vĩnh Bảo thôn (giữa Thân Nhơn và Long Thạnh). - Long Thạnh thôn (giữa Vĩnh Bảo và Vĩnh Ngươn). - Toàn Thạnh thôn (giữa Nhơn Hòa và An Thạnh). - Vĩnh Gia thôn (giữa Vĩnh Điền và Vĩnh Thông). - Vĩnh Lạc thôn (giáp với An Nông)... [25, tr.83].

Phía hữu ngạn sông Hậu, đã có nhiều làng được thành lập như làng Bình Đức ở rạch Long Xuyên, làng Bình Lâm ở Năng Gù... Một số cù lao ngoài sông vì thuận lợi khai thác nên đã sớm trở nên trù phú, các mảnh ruộng khẩn được liền ranh nhau. Sau khi kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế ra đời đã thau chua, rửa mặn, thoát úng... tạo đà cho sự phát triển của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhờ kết quả ấy, diện tích ruộng đất khai khẩn được ở An Giang ngày càng tăng, vào thời Minh Mạng, năm 1836, ở An Giang có 97.407 mẫu ruộng. Trong đó, diện tích sử dụng là: 96.865 mẫu ruộng, diện tích hoang hóa chỉ 542 mẫu chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Vùng Châu Đốc - Hà Tiên có diện tích:

- Tổng Hà Nhuận (huyện Hà Châu): 48 mẫu, 7 sào ruộng đất. - Tổng Hà Thanh (huyện Hà Châu), 255 mẫu 2 sào.

116

- Toàn tổng Châu Phú có trên 102 mẫu, 2 sào.

Riêng diện tích ruộng đất của các thôn ở vùng kênh Vĩnh Tế là: - Thôn An Nông: 8 mẫu, 5 sào, 3 thước sơn điền.

- Thôn Vĩnh Lạc: 5 mẫu, 9 sào thực canh.

- Thôn Vĩnh Ngươn: 23 mẫu, 7 sào đất trồng dâu, 9 mẫu, 5 sào thổ cư. - Thôn Vĩnh Tế Sơn: 5 mẫu, 5 thổ cư.

- Thôn Vĩnh Thông: 6 mẫu sào thực canh điền [dẫn theo 62, tr.25] Về hiệu quả của việc đào kênh đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Châu Đốc - Hà Tiên, Huỳnh Lứa ghi nhận: “Chính nhờ sự khai thông kinh đào Vĩnh Tế mà cả một dãy đất từ Châu Đốc chạy dài sang ranh giới Hà Tiên được vực dậy, đất hoang được khai khẩn thành ruộng vườn, dân chúng dần tụ về, hình thành lên các thôn ấp đưa tới sự ra đời phủ Tịnh Biên năm 1839, gồm 2 huyện Hà Dương với 4 tổng, 40 xã thôn, phường, phố và Hà Âm với 2 tổng, 40 xã thôn, lúc đầu thuộc sự quản hạt của tỉnh Hà Tiên, từ năm 1842 cho thuộc tỉnh An Giang” [23, tr.40].

Tháng 7 năm 1840, các tỉnh Nam Bộ báo cáo số ruộng đất bỏ hoang được khai khẩn trở lại như sau: Vĩnh Long 1.900 mẫu, An Giang 260 mẫu, Hà Tiên 670 mẫu. Cũng trong năm ấy, các quan tỉnh An Giang tâu nói phía sau thành, khai được hơn 770 mẫu, còn bỏ hoang ước hơn 200 mẫu, xin đắp đường khai ngòi nước để tiện việc khai khẩn… Năm 1854, toàn Nam Bộ, có 124 ấp được lập, trong đó Gia Định 32 ấp, Vĩnh Long 60 ấp, An Giang 23 ấp, Định Tường 9 ấp [61, tr.54]. Qua một vài nét sơ lược về thành tựu khẩn hoang lập làng, định hình dân cư ở Nam Bộ kể trên, chúng ta cũng phần nào đánh giá được những chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn đã đem đến kết quả khả quan cho quá trình khai phá vùng đất biên giới, đáp ứng được nhu cầu trước tiên của nhà Nguyễn là ổn định dân cư vùng biên giới để duy trì chủ

117

Bên cạnh các làng xóm thôn ấp ra đời sau chính sách khai hoang, chính sách lập đồn điền để khai hoang của triều đình cũng đem lại một số kết quả đáng kể. Đầu triều Minh Mạng khi triều Nguyễn chuyển tất cả dân đinh trong đồn điền vào ngạch hình (1822), kết quả triều đình có thêm 9.703 dân đinh từ các đồn điền, cụ thể như sau:

- Phủ Tân Bình có 3 hiệu, 22 trại với số dân đinh 750 người. - Phủ Định Viễn có 14 hiệu, 142 trại với số dân đinh 6.174 người. - Phủ Phúc Long có 1 hiệu, 4 trại với số dân đinh 138 người.

- Phủ Kiến An có 8 hiệu, 79 trại, số dân đinh 2.641 người” [38, tr.231]. Dưới triều Tự Đức, việc thành lập đồn điền khá rầm rộ. Năm 1854, sau gần 1 năm tiến hành, Nguyễn Tri Phương báo cáo kết quả là đã thành lập được 21 cơ chia ra như sau: An Giang 2 cơ, Định Tường 3 cơ, Vĩnh Long 7 cơ, Hà Tiên 2 cơ, Biên Hòa 1 cơ. Ngoài ra, vùng kênh Vĩnh Tế còn có 4 cơ Ninh Biên, nhất, nhị, tam, tứ. Như vậy toàn Nam Bộ lúc bấy giờ có tất cả 25 cơ đồn điền. Số dân đinh trong mỗi cơ được ấn định là 500 người tuy nhiên ít khi nào đủ, phần đông các cơ đồn điền không quá 300 người, các đội không quá 30 người [43, tr.326].

Với số lượng các làng xã và số dân đinh trong các đồn điền đã giúp cho nhà Nguyễn có một nguồn thu thuế lương thực và dân đinh rất lớn. Đặc biệt là sự phát triển kinh tế ở một số vùng trọng điểm như Mỹ Tho, Long Hồ, vùng kênh Vĩnh Tế, Tân Châu, Đồng Tháp Mười, Hà Tiên... Nhiều khu vực phát triển sung túc đã giúp cung cấp cho Nhà nước nguồn thóc lúa khá dồi dào và tiền thuế thu được rất lớn, góp phần làm vững mạnh về quân sự của nhà Nguyễn. Về kết quả khai hoang lập ấp ở Nam Kỳ đến giữa thế kỷ XIX thì đã có 2.116 xã, ấp, tổng số ruộng đất là 568.440 mẫu, số dân đinh là 96.781 người 29, tr 279].

118

Như vậy, qua những phân tích trên, ta thấy rằng, trong suốt một thế kỷ với các chính sách khai hoang kết hợp quốc phòng, đào kênh dẫn nước, đắp đường, xây dựng đồn bảo bảo đảm an ninh... đã tác động khá rõ đến sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 119 - 129)