Đối với dân tộc Khmer

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 96 - 99)

Đến thế kỷ XVI, vùng đất Tây Nam Bộ trên danh nghĩa cai quản của Chân Lạp đã có một bộ phận người Khmer đã sống tập trung trên các giồng đất cao, cư trú rải rác ở một số nơi trong các đơn vị xã hội gọi là phum, sóc. Tuy nhiên, như đã trình bày, trong khoảng thời gian này, Chân Lạp đã không quan tâm cũng như không có khả năng cai quản vùng đất này. Đặc biệt là từ thế kỷ XVI, lúc bấy giờ do sự tấn công của Xiêm cùng với sự chia rẽ sâu sắc,

88

suy yếu của triều đình Chân Lạp, khả năng kiểm soát và quản lý của Chân Lạp ở vùng đất Nam Bộ giảm sút dần. Những nhóm dân cư Khmer sinh sống ở vùng đất Tây Nam Bộ trong thời gian dài trở thành những cư dân độc lập và không chịu bất kì sự ràng buộc chính thức của một quốc gia nào. Mãi đến thế kỷ XVII, lưu dân người Việt, Hoa, người Chăm đến sinh sống và khai phá Nam Bộ và các chúa Nguyễn rồi nhà Nguyễn xác lập và thực thi chủ quyền cũng như đưa ra những chính sách trong việc quản lý vùng đất Nam Bộ, người Khmer đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trong suốt quá trình khai phá, phát triển và xác lập chủ quyền ở vùng đất Tây Nam Bộ, các chúa Nguyễn đã có nhiều chính sách rất khéo léo đối với người Khmer nhằm mục đích tạo nên không gian hòa bình ổn định để phát triển và giữ vững chủ quyền vùng đất mới. Chính sách cơ bản của các chúa Nguyễn mà rõ nhất là Nguyễn Ánh đối với người Khmer là đảm bảo quyền tự trị của họ và cùng nhau chung sống. Quan điểm cùng nhau chung sống hòa bình giữa các tộc người ở Nam Bộ cũng là thái độ kiên định của chính quyền nhà Nguyễn trong mối quan hệ với các nhóm tộc người khác nhau. Các chúa Nguyễn, sau này là các vua Nguyễn luôn có ý thức tôn trọng cuộc sống riêng biệt của người Khmer, ngăn cấm người Kinh, người Hoa xâm phạm đến phum, sóc của họ.

Đến năm 1789, trong khi người Việt cai quản những vùng khác thì ở một số vùng Tây Nam, vùng biên giới như Trà Vinh và Sóc Trăng, An Giang... là những vùng đất của người Khmer cai quản, vị trí người cầm quyền hoặc người đứng đầu của đơn vị hành chính ở những nơi này được chỉ định là người Khmer. Từ năm 1790, những đồn điền quân sự được mở khắp Nam Bộ, người Khmer được sắp xếp sống trong các đồn điền, những binh lính mới được

89

Trong quá trình khai phá vùng đất Tây Nam Bộ, các chúa Nguyễn luôn dành cho người Khmer những ưu tiên và quyền lợi nhất định. Ví dụ, năm 1791, khi Nguyễn Phúc Ánh nhận được thông tin người Việt xâm lấn vùng Trà Vinh, Sóc Trăng và khai hoang đất đai ở đó theo ý của họ, ông đã yêu cầu tất cả người Việt dừng ngay việc xâm lấn và phải trả lại tất cả những vùng đất của người Khmer. Nguyên nhân sâu xa của những chính sách này là mong muốn không kích động người dân Khmer để tạo không gian hòa bình phát triển vùng đất mới. Thái độ của Nguyễn Ánh đối với người Khmer khiến họ nhìn nhận và ủng hộ ông ở vùng Nam Bộ, nhưng quan trọng hơn là ông đã có thêm một lực lượng quân đội người Khmer trung thành sau này. Họ là những người dân binh địa phương, am hiểu địa thế vùng Tây Nam Bộ đã phát huy hiệu quả trong quá trình phục quốc của Nguyễn Ánh cũng như bảo vệ biên giới sau này. Tiêu biểu nhất là nhân vật có tên Tồn A La, thống quản đồn Uy Viễn (nay thuộc Trà Vinh), lập được nhiều công trạng, được chúa Nguyễn Ánh tin yêu nên ban cho tên Việt là Nguyễn Văn Tồn. Năm 1757, nhờ Nguyễn Văn Tồn nên vùng Trà Ôn được yên ổn, không có mầm mống phản loạn, những người Khmer trở thành những dân binh đóng tại địa phương để giữ an ninh. Về sau, Nguyễn Văn Tồn được chúa Nguyễn giao chức lãnh binh, coi khoảng 5.000 quân hầu hết là người Khmer, chịu trách nhiệm cai quản để trấn thủ trước sự tấn công của Xiêm ở vùng biên giới. Năm 1811, ông được vua Gia Long triệu vào Kinh, thăng chức Thống chế. Năm 1819, Nguyễn Văn Tồn được triều đình bổ vào chức Điều bát Nhung vụ, chỉ huy dân binh Khmer khoảng 500 người, đến Châu Đốc để cùng với Nguyễn Văn Thoại lo việc đào kênh Vĩnh Tế.

Sau này khi nhà Nguyễn được thành lập, trong chính sách quản lí ở dinh Long Hồ, vua Gia Long cũng đã tiếp tục ưu ái cho người Khmer vùng Ba Thắc (Sóc Trăng) là nơi người Khmer sống tập trung đông nên ông vẫn để họ tự cai trị và bảo vệ quyền lợi của họ. Năm Gia Long thứ 2 (tháng 4 năm

90

1803) “Các Ốc Nha ở hai phủ Trà Vinh và Mân Thít thấy dân Man ở lẫn ở Lam Khê (thuộc huyện Long Xuyên), ruộng đất nhiều chỗ bị dân Hán Việt] bá chiếm, b n kêu Lưu trấn thành Gia Định, Lưu trấn thần sai Ký lục Vĩnh Trấn là Nguyễn Đức Hội đến phân hoạch giới hạn, có ai xâm chiếm thì phải trả lại hết” [37, tr.561].

Tháng 7 năm 1805, vua Gia Long hạ lệnh cho tổng trấn thành Gia Định cho người Kinh và “người Man” (chỉ người Khmer) họp chợ, chỉ được ở đầu địa giới để trao đổi, không được tự tiện vào sách của “người Man”. Người nào không theo lệnh, thì trị tội. Thủ thần mà dung túng thì xử biếm hay bãi chức [37, tr.641]. Tiếp đó, vào tháng 10 năm 1805, vua Gia Long ra lệnh cấm người Kinh không được xâm chiếm địa giới của người Khmer (Nguyên văn chép là “người Chân Lạp”), để chấm dứt mối tranh chấp, kiện tụng với nhau [37, tr.643]. Năm 1816, vua ra lệnh cho quân và dân ở Gia Định trả lại những phần ruộng đất đã chiếm của họ, và không chấp nhận việc dùng người Khmer làm đầy tớ. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn đã tạo nhiều điều kiện để người Khmer khai thác vùng biên giới Tây Nam, vua Minh Mạng đã ban chính sách “cho phép các binh lính đồn trú người Khmer thay phiên nhau về nhà làm ruộng mỗi năm 2 tháng” 5, tr. 81].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)