thời nhà Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII)
Bước vào thế kỷ XVII, người Việt đã xuất hiện trên vùng đất Nam Bộ với một số dân tộc khác nhưng người Việt là thành phần chiếm số đông. Lịch sử ghi nhận, từ thế kỷ XVI, trên đất nước ta đã diễn ra những cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến. Thứ nhất đó là cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều (1533 -1592) giữa chính quyền nhà Lê do Nguyễn Kim phù trợ (Nam triều) với chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long (Bắc triều); thứ hai là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn (1627 – 1672), còn gọi là thời kỳ phân tranh giữa vua Lê - Chúa Trịnh (Đàng Ngoài) với các chúa Nguyễn ở phía Nam (Đàng Trong). Các cuộc chiến tranh liên miên đã làm cho đời sống người dân lầm than cơ cực, cộng với việc vơ vét sức người sức của của chính quyền ở hai Đàng để phục vụ chiến tranh đã làm cho rất nhiều người dân Việt phải bỏ quê hương tìm vào vùng đất mới xa xôi ở phía Nam. Họ đến Nam Bộ với hi vọng tìm kiếm một cuộc sống yên ổn hơn, đặc biệt là người dân xứ Thuận - Quảng, họ trở thành những lưu dân người Việt đầu tiên đặt chân vào vùng đất Nam Bộ.
Lưu dân người Việt vào Nam Bộ chủ yếu bằng đường biển, trong thế kỷ XVII, họ chủ yếu tập trung sinh sống ở miền Đông Nam Bộ, theo sử cũ là Mỗi Xuy (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa), sau đó là Sài Gòn, lập ra những làng người Việt đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XVII, lưu dân người Việt cũng đã theo đường biển, ngược sông Tiền qua cửa Lôi Lạp, Cửa Đại, cửa Tiểu vào khai thác vùng Mỹ Tho ngày nay. Một bộ phận khác đi xa hơn đã đến tận Hà Tiên sinh sống (lúc bấy giờ gọi là
23
Dân số người Việt có mặt ở những nơi này ngày càng tăng lên do sinh đẻ tự nhiên và do dòng người di cư tiếp tục bổ sung thêm. Cho đến năm 1698 (cuối thế kỷ XVII) khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào tổ chức việc quản lý hành chính, kinh tế, xã hội đất Đông Phố (tên cũ gọi chung đất Biên Hòa - Gia Định ngày nay), ước tính tổng nhân khẩu vùng này lúc đó có thể đã lên tới 200.000 người [22, tr.47].
Bên cạnh lưu dân người Việt, vào định cư khai phá vùng đất Nam bộ còn có một nhóm người Hoa (từ Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc) dưới sự đồng ý của chúa Nguyễn. Đến thế kỉ XVIII, còn có sự gia nhập của một số lớn người Chăm vốn là những người đã từng tản cư lên Lovek (Chân Lạp) được chúa Nguyễn cho trở về sinh sống ở Nam Bộ. Như vậy, người Việt, người Hoa, người Chăm cùng với người Khmer và các dân tộc bản địa đã tạo nên một cộng đồng đa dạng các dân tộc trên vùng đất Nam Bộ nói chung cũng như Tây Nam Bộ nói riêng sau này. Có thể nói, sự sinh sống khai phá của số lượng khá đông lưu dân người Việt ở Nam Bộ giai đoạn này đã đặt cơ sở cho các chúa Nguyễn từng bước hợp thức hóa, xác lập chủ quyền ở vùng đất phương Nam.
Quá trình mở mang bờ cõi về phía Nam của dân tộc Việt Nam được đánh dấu từ sự kiện Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (1558) và kéo dài trong suốt thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII.
Từ thế kỷ XVI, vương quốc Champa bước vào thời kì suy yếu, họ thường xuyên đem quân cướp phá vùng biên giới phía Nam của Đại Việt (lúc bấy giờ vùng đất cực Nam của Quảng Nam là huyện Tuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhân (nay là Tuy Phước, Bình Định). Dưới danh nghĩa trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã nhiều lần mang quân đi đánh dẹp.
Với ý định xây dựng cơ nghiệp của dòng họ mình ở phía Nam, cùng với sự suy yếu và tình trạng quấy nhiễu biên giới của vương quốc Champa, nó
24
như là một diễn tiến tất yếu của lịch sử khiến cho Đại Việt và Champa thường xuyên xảy ra chiến tranh và phần thắng luôn thuộc về Đại Việt. Song hành cùng quá trình đó là quá trình mở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn vào phía Nam, trên phần lãnh thổ của Champa bắt đầu dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và phát triển mạnh dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Sau nhiều lần chiến tranh giữa Champa và Đại Việt, đặc biệt là sau 3 cuộc chiến tranh vào các năm 1611, 1653, 1692, lãnh thổ của Champa đã được sáp nhập hoàn toàn vào lãnh thổ chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn với sự ra đời của trấn Thuận Thành (sau đổi thành phủ Bình Thuận). Cũng bắt đầu từ đây các chúa Nguyễn bắt đầu đẩy mạnh quá trình mở rộng lãnh thổ xuống vùng Nam Bộ.
Thật ra mà nói, các chúa Nguyễn đã sớm biết và nhìn thấy tiềm năng của vùng đất ở Đồng Nai và sông Cửu Long nhưng chưa có cơ hội thuận lợi để phát triển về phía Nam. Việc nhiều lưu dân người Việt đã đến sinh sống rải rác khắp vùng Nam Bộ đầu thế kỷ XVII đã đặt cơ sở ban đầu cho chính quyền chúa Nguyễn xác nhập và mở rộng lãnh thổ ở vùng này theo kiểu dân đi trước, nhà nước theo sau.
Lúc bấy giờ, quan hệ giữa chính quyền Đàng Trong và Chân Lạp rất tốt đẹp. Tiêu biểu phải kể đến sự kiện năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chettha II [53, tr.91]. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong quá trình mở mang lãnh thổ của các chúa Nguyễn ở Nam Bộ. Sau khi sang Chân Lạp, công nữ Ngọc Vạn đã xin vua Chân Lạp được đem theo nhiều người Việt đến cùng sinh sống, trong đó có nhiều người được làm quan trong triều đình.
Năm 1623 một phái bộ của chúa Nguyễn đã đến Oudong (U - đông) xin được lập cơ sở ở Prei Nokor (vùng Sài Gòn) để thu thuế hàng hóa và bảo vệ
25
Chân Lạp đồng ý [53, tr.95], nhân đó chúa Nguyễn cũng thiết lập một đồn binh ở đây và cử tướng chỉ huy. Từ đó, những lưu dân người Việt di cư vào sinh sống trên vùng đất Thủy Chân Lạp ngày càng đông và được thoải mái khai hoang. Những lưu dân người Việt sống xen kẽ với người Khmer bản địa, nhưng do khác nhau về cách làm ăn, sinh hoạt, bởi vậy mà nơi nào người Việt tới sinh sống thì những người Khmer lại dạt đi nơi khác. Chính điều này đã làm cho những vùng đất có người Việt sinh sống ngày càng được mở rộng và chịu ảnh hưởng của chính quyền chúa Nguyễn mạnh mẽ hơn là chịu ảnh hưởng của chính quyền Chân Lạp. Điều đó hiển nhiên biến những vùng đất của Chân Lạp trở thành đất của người Việt mỗi khi người Việt đặt chân tới sinh sống, dù hình thức bề ngoài thì nó vẫn thuộc quyền cai quản của nước Chân Lạp.
Năm 1658, mặc dù lúc mấy giờ giờ còn đang bận rộn trong cuộc giao tranh với chúa Trịnh ở phương Bắc, thì các chúa Nguyễn đã rất quan tâm đến vùng đất Nam Bộ. Cụ thể là năm này, được tin vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân xâm lấn lãnh thổ cực Nam của Đàng Trong, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đã sai phó tướng dinh Trấn Biên (Phú Yên) đem quân đi đánh. Nặc Ông Chân bị bắt sống giải về Quảng Bình, sau đó chúa tha cho và cho người hộ tống về nước, từ đó Chân Lạp chấp nhận hàng năm nộp cống cho chúa Nguyễn. Sự kiện trên cho thấy bắt đầu từ thời điểm này, Chân Lạp đã trở thành một nước thuần thuộc chính quyền các chúa Nguyễn.
Lúc bây giờ chính quyền Chân Lạp không ổn định, thường xuyên diễn ra những cuộc tranh chấp quyền lực, và đó chính là cơ hội để các chúa Nguyễn chính thức can thiệp vào nội bộ Chân Lạp. Cụ thể là sự kiện năm 1674, Nặc Ô Đài mưu làm phản, vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Nộn cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa nói rằng: “Nặc Nộn là phiên thần, có việc nguy cấp, không thể không cứu” [37, tr.89], rồi chúa sai quân đi đánh dẹp bọn Nặc Ô
26
Đài, nhân dịp đó, quân của chúa Nguyễn cũng đã phá được các đồn binh của Chân Lạp ở Sài Gòn, Gò Bích, vây thành Nam Vang. Sau đó chúa phong cho Nặc Thu làm vua chính đóng ở Long Úc (Oudong), Nặc Nộn làm vua thứ nhì đóng ở Sài Gòn. Từ sau sự kiện đó uy thế của các chúa Nguyễn ngày càng mạnh hơn ở vùng đất Nam Bộ.
Năm 1679, một nhóm người Hoa đứng đầu là Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên do không phục triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) nên đã đưa hơn 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến Nam Bộ, xin chúa Nguyễn cho được tá túc. Chúa Nguyễn đã cho họ đến vùng Mỹ Tho, Biên Hòa để sinh sống [37, tr.91]. Nhóm người của Dương Ngạn Địch đã phát triển vùng đất này trở nên trù phú, từ đấy, trên vùng đất Nam Bộ có thêm người Hoa cùng sinh sống chung với lưu dân người Việt. Sách Đại Nam thực lục chép: “Họ vỡ đất hoang, dựng phố xá, thuyền buôn của người dân và các nước Tây Dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập, do đó mà phong hóa Hán [phong hóa văn minh] thấm dần vào đất Đông Phố” 37, tr.91].
Như vậy, đến khoảng giữa thế kỷ XVII, trên cả một khu vực rộng lớn ở Nam Bộ thuộc lưu vực sông Phước Long và cả vùng Sài Gòn - Bến Nghé đã có người Việt đến định cư, họ cùng với người Hoa, Khmer và các dân tộc bản địa khai khẩn một vùng đất đai rộng lớn. Từ Mô Xoài, Bà Rịa, lưu dân người Việt tiến lần vào vùng Đồng Nai - Biên Hòa định cư và khai khẩn. Sau đó đến các vùng Mĩ Tho, Long Hồ, khu vực Hà Tiên. Cùng với Mỹ Tho, vùng Long Hồ (bao gồm Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Sa Đéc…) cũng được khai phá nhưng muộn hơn. Những người khai phá vùng Tây Nam Bộ phần lớn là những di dân từ Gia Định - Mỹ Tho tới.
Trên cơ sở sự định cư sinh sống của người Việt ngày càng đông ở Nam Bộ, cùng với với ưu thế của chính quyền chúa Nguyễn trước Chân Lạp ở
27
vùng đất Nam Bộ thông qua chuyến kinh lược của Nguyễn Hữu Cảnh vào năm 1698 theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu. Cụ thể, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã lấy vùng đất mới này đặt làm phủ Gia Định gồm có 2 huyện: huyện Phước Long (xứ Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (xứ Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn [29, tr.44]. Như vậy, xứ Đồng Nai - Sài Gòn đã được xác nhập hẳn vào lãnh thổ Đàng Trong và được tổ chức các đơn vị hành chính để quản lý. Đến đây thì những vùng đất mà chúa Nguyễn chính thức đặt chính quyền quản lý như Gia Định, Biên Hòa và những nơi mà Dương Ngạn Địch đã khai phá ở vùng Mỹ Tho, uy quyền của chúa Nguyễn đã đến được sông Tiền Giang. Như vậy đến cuối thế kỉ XVII, lãnh thổ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã được mở rộng tới bờ Bắc của sông Tiền, mặc dù là chưa chính thức, nhưng trên thực tế thì nó đã trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt, bởi chính quyền của Chân Lạp không đủ sức vươn tới để cai quản vùng này. Hơn nữa, một lý do quan trọng khác chính là việc trên những vùng đất mà chúa Nguyễn gây ảnh hưởng tới thì những lưu dân người Việt đã tới sinh sống và ổn định thành các tổ chức làng bản, thôn xóm từ trước đó. Đó chính là cơ sở vững chắc cho việc duy trì chính quyền của chúa Nguyễn ở vùng đất mới.
Sau khi sáp nhập vùng đất Gia Định vào lãnh thổ Đàng Trong, chính quyền các chúa Nguyễn tiếp tục quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Tây Nam, tức Đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình ấy được mở đầu với sự kiện năm 1708, Tổng binh trấn Hà Tiên là Mạc Cửu đã xin dâng toàn bộ vùng đất Hà Tiên mà dòng họ mình khai khẩn và phát triển thuộc vào lãnh thổ Đàng Trong của Chúa Nguyễn. “Đến đấy Cửu ủy cho người bộ thuộc là Trương Cầu và Lý Xã dâng thư xin làm Hà Tiên trưởng. Chúa nhận cho, trao cho chức Tổng binh. Cửu xây dựng dinh ngũ, đóng ở Phương Thành, nhân dân ngày càng đến đông” [ 3, tr.122].
28
Việc sáp nhập vùng đất Hà Tiên vào lãnh thổ của chính quyền Đàng Trong là một sự kiện quan trọng. Trước hết, đây là vùng đất khá phát triển, sau một thời gian khai phá, Mạc Cửu đã có nhiều biện pháp giúp Hà Tiên ngày càng phát triển, đặc biệt là về thương nghiệp: “ông (chỉ Mạc Cửu) mới giao thiệp đón tiếp khách thương các nước. Những thuyền buôn các nước lũ lượt kéo đến. Những lưu dân người Việt, người Trung Quốc, người Lào, người Miên gần đấy cũng kéo đến ở, số dân cư mỗi ngày một thêm trù mật” dẫn theo 21, tr.219]. Thứ hai, đây là vùng đất giáp với biên giới của Xiêm và Chân Lạp, là cửa ngõ của vùng đất phía Tây Nam trên biển. Theo mô tả của Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí: “Trấn Hà Tiên này ở phía Nam trấn Vĩnh Thanh, phía Tây giáp nước Xiêm La, phía Tây Nam trông ra biển, phía Đông trông về thành Gia Định, phía Bắc giáp nước Cao Miên,...” [13, tr.175].
Như vậy vùng đất rộng lớn của Tây Nam Bộ là trấn Hà Tiên đã thuộc vào chủ quyền Đàng Trong. Lúc bấy giờ, dưới sự cai quản và phát triển của Mạc Cửu, Hà Tiên là một vùng đất rất rộng lớn. Nếu tính theo các đơn vị hành chính hiện nay thì Hà Tiên khi mới được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong rất lớn, kéo dài từ suốt vùng cực Nam Cà Mau, Bạc Liêu, Long Xuyên, Kiên Giang qua vùng Duyên Hải Chân Lạp đến biên giới phía đông của Xiêm, bao gồm cả đảo Phú Quốc và nhiều đảo khác trên Vịnh Xiêm La và các tỉnh Kampong Som, Kampot của Campuchia. Chỉ tính lãnh thổ trên đất liền, có thể hình dung phạm vi không gian của Hà Tiên trải rộng tới hơn 1 vạn km vuông [29, tr.133].
Năm 1753, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên đã cho quân lấn xứ Côn Man thuộc Thuận Thành (là nơi cư trú của cộng đồng người Chăm). Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã sai quân đi đánh dẹp, Nặc Nguyên thua trận chạy về Hà Tiên
29
Lạp) và Tầm Bôn và nộp cống 3 năm để chuộc tội. Theo lời tâu của Nguyễn Cư Trinh, chúa đã đồng ý nhận hai phủ Xôi Lạp và Tầm Bôn (nay là khu vực Gò Công, Tân An, Bến Tre), cho thuộc vào châu Định Viễn [29, tr.159-160].
Với việc xác lập chủ quyền ở 2 phủ Xôi Lạp và Tầm Bôn, lãnh thổ và tầm ảnh hưởng cũng như kiểm soát của chúa Nguyễn đã mở rộng khắp Tây Nam Bộ.
Trong khoảng thời gian này, tình hình nội bộ nước Chân Lạp vẫn thường xuyên bất ổn do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái với nhau. Chúa Nguyễn đã phải tiếp tục nhiều lần cho quân can thiệp và dàn xếp. Cũng chính trong quá trình dàn xếp đó đã phần nào tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn mở rộng thêm những phần lãnh thổ còn lại ở phía Tây Nam. Tiêu biểu như sự kiện năm 1757, vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận coi quản công việc trong nước đã xin hiến đất Srok Treang (tức đất Ba Thắc gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu) và Preah Trapeang (tức Trà Vinh, Bến Tre ngày nay), xin chúa Nguyễn phong làm vua Chân Lạp, chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đã chấp thuận.
Nhưng sau đó không lâu, Nặc Nhuận đã bị người con rể là Nặc Hinh giết chết và cướp ngôi, con của Nặc Nhuận là Nặc Tôn phải chạy sang Hà Tiên. Nặc Tôn đã cầu xin Mạc Thiên Tứ tâu với chúa Nguyễn để được phong làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn đã chấp thuận và sai Thống suất năm dinh tại Gia Định là Trương Phước Du cùng với Mạc Thiên Tứ mang quân tiến đánh Nặc Hinh và hộ tống Nặc Tôn về nước. Để tạ ơn, Nặc Tôn đã xin dâng đất Tầm Phong Long. Vùng Tầm Phong Long là một vùng đất rộng lớn, bề dài từ biên giới Việt - Chân Lạp đến Trà Vinh và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bề ngang từ Hà Tiên đến Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc đến Tầm Bào (Vĩnh Long) Trấn Giang (Cần Thơ) [81]. Sau đó, Nguyễn Cư Trinh đã