Về quan hệ đối ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 143 - 147)

3.3.1. Đối với Chân Lạp

Nhờ sự cẩn trọng trong những vấn đề đối ngoại liên quan đến Chân Lạp, tôn trọng nội bộ và tìm sự đồng thuận trong các vấn đề quan trọng liên quan giữa hai nước, nhà Nguyễn đã tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, hòa bình giữa nhân dân hai nước. Nhờ đó cũng góp phần quan trọng vào việc củng cố vững chắc chủ quyền của nhà Nguyễn ở các vùng đất vừa xác lập. Có thể

135

mối quan hệ thân thiết, cư dân hai bên vùng biên giới nói chung và biên giới Tây Nam nói riêng chung sống hòa bình, thân thiện, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Tạo được sự đồng thuận từ phía Chân Lạp cũng là một trong những yếu tố giúp cho nhà Nguyễn thực hiện thành công các công trình như đào kênh Vĩnh Tế hay đắp các đồn bảo quân sự dọc theo biên giới.

Mặc dù chính sách bảo hộ của nhà Nguyễn đối với Chân Lạp xuất phát từ mục tiêu bảo vệ chủ quyền biên giới phía Tây, nhưng có thể nói, chính vì thực hiện tốt vai trò bảo hộ, nên nhà Nguyễn đã nhiều lần giúp ổn định nội tình Chân Lạp, giúp dẹp yên những cuộc nội chiến, đồng thời cũng nhiều lần bảo vệ Chân Lạp khỏi sự tấn công của quân Xiêm. Chính vì vậy, Chân Lạp mang một ân tình thân thiết đối với nhà Nguyễn, đó cũng là cơ sở tạo nên truyền thống mỗi quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Một thành quả to lớn của chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn ở vùng biên giới đó là Nhà Nguyễn đã từng bước xác lập đường biên giới giữa hai nước một cách hòa bình. Đó chính là cơ sở cho các giai đoạn sau phân định đường biên giới và dần hoàn chỉnh cho đến ngày nay. Có thể thấy, nhờ những chính sách ngoại giao khéo léo, hợp lí và có thể nói là đúng mực giữa một nước lớn đối với nước nhỏ nên trong mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trong suốt thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là mối quan hệ hòa bình, thân thiện. Hầu như hai bên rất ít trực tiếp xung đột quân sự, chỉ trừ cuộc chiến diễn ra trong những năm 1840-1842 do chính sách sai lầm, nhũng nhiễu của một số quan lại nhà Nguyễn và sự kích động của quân Xiêm trong thời gian Đại Nam biến Chân Lạp thành trấn Tây Thành. Sự kiện thành lập trấn Tây Thành trong lịch sử là một sự kiện khá “nhạy cảm” trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Campuchia, vẫn còn có nhiều ý kiến đánh giá trái chiều. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, việc thành lập trấn Tây Thành có thể được xem là một ý tưởng táo bạo, quyết đoán của vua Minh

136

Mạng để bảo vệ biên giới Tây Nam. Chân Lạp được nhà Nguyễn xác định là “phên dậu” của Đại Việt ở vùng biên giới Nam Bộ, thế nhưng phên dậu này luôn luôn không an toàn vì tham vọng của Xiêm. Bài học đắt giá mà vua Minh Mạng đã nhận ra sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi là nếu không bảo hộ tốt, chặt chẽ đối với Chân Lạp, nếu để Chân Lạp rơi vào tay Xiêm thì lãnh thổ phía Nam của đất nước sẽ luôn bị đe dọa. Minh chứng là năm 1841, sau khi quân Nguyễn rút khỏi trấn Tây Thành, quân Xiêm ngay lập tức can thiệp Chân Lạp và xua quân tấn công nước ta từ năm 1841 đến năm 1845. Vì thế, việc thành lập trấn Tây Thành là một tình thế bắt buộc phải thực hiện để tự vệ. Có thể thấy, đây là một chính sách tự vệ từ xa một cách chủ động của vua Minh Mạng, nhờ đó, trong suốt thời gian từ năm 1836 đến năm 1841 quân Xiêm không hề dám động binh ở vùng biên giới Tây Nam.

Nhìn chung, những lần chúa Nguyễn đem quân đi can thiệp quân sự là để thực hiện nhiệm vụ “bảo hộ” đối với phiên thần của mình và đều do một bộ phận hoàng thân Chân Lạp cầu cứu giúp đỡ. Đó không thể coi là chiến tranh giữa Đại Việt và Chân Lạp vì chưa bao giờ nhà Nguyễn chủ động mang quân sang Chân Lạp và lại càng không có sự chiếm đóng lãnh thổ sau khi thắng trận. Hay trong giai đoạn diễn ra cuộc tranh chấp giữa Đàng Trong với Tây Sơn làm cho Chân Lạp lợi dụng cơ hội không thực hiện triều cống nên tướng nhà Nguyễn mang quân sang Chân Lạp để yêu cầu họ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ triều cống như trước, đó cũng là một lẽ đương nhiên của một nước lớn mạnh đối với các nước nhỏ hơn trong thời phong kiến.

3.3.2. Đối với Xiêm

Những chính sách của nhà Nguyễn đối với Xiêm có thể tựu trung lại những đặc điểm đó là: nhà Nguyễn luôn có sự phòng bị từ xa, luôn theo dõi động tĩnh và thái độ của Xiêm để đề ra những đối sách cẩn trọng, đặc biệt rất

137

quan hệ bang giao hòa hảo, tốt đẹp, bình đẳng giữa hai nước trên tinh thần thiện chí, đàm phán ôn hòa, không phải bắt buộc thì nhà Nguyễn không dụng binh. Đồng thời, triều đình luôn chú ý tăng cường tiềm lực quân sự và thể hiện cho Xiêm thấy để ngăn chặn các âm mưu xâm chiếm của Xiêm. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng kiên quyết đánh trả thích đáng đối với những hành động xâm phạm biên cương lãnh thổ.

Những chính sách ấy đã góp phần phát huy hiệu quả trong vấn đề bảo vệ biên giới. Trước hết với chính sách luôn đề phòng cẩn trọng đối với các động tĩnh của Xiêm, phòng bị từ xa đã giúp nhà Nguyễn có những ứng phó kịp thời trước những âm mưu của Xiêm. Đồng thời với nó là khi thể hiện tiềm lực vững mạnh về quân sự, nhà Nguyễn đã ngầm “răn đe” và nhiều lần buộc Xiêm phải từ bỏ ý đồ xâm lược khi chưa kịp thực hiện.

Chính sách ngoại giao khéo léo trong vấn đề Chân Lạp đã giúp nhà Nguyễn tạo được vị thế cân xứng, vững chắc trước với Xiêm trong việc gây ảnh hưởng ở Chân Lạp. Nhà Nguyễn đã trở thành nước bảo hộ Chân Lạp thay vì Xiêm, dù cho nhiều lần quân Xiêm lợi dụng sự rối ren của chính quyền chúa Nguyễn gây hấn, tấn công giành lại sự ảnh hưởng ở Chân Lạp. Đó là những khi chính quyền Đàng Trong có biến cố, rối ren khi loạn thần Trương Phúc Loan thâu tóm quyền lực khi chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, hoặc khi chúa Nguyễn thất thế trong cuộc chiến với Tây Sơn. Lợi dụng những khi như thế, Xiêm La thường tiến hành việc bành trướng lãnh thổ, tranh giành lại sự ảnh hưởng và thôn tính Chân Lạp. Nhưng với tiềm lực quân sự của mình, chúa Nguyễn đã đem quân đánh bật Xiêm khỏi Chân Lạp, vừa thực hiện nhiệm vụ bảo hộ đối với Chân Lạp, vừa tự bảo vệ mình trước đe dọa từ Xiêm và khẳng định lại vị trí của mình ở Chân Lạp. Từ đó, Xiêm buộc phải nhiều lần kiêng nể chính quyền Đàng Trong và cũng d dặt hơn trong mỗi lần muốn dụng binh đối với Chân Lạp, góp phần tạo thêm những khoản thời gian hòa

138

bình, hạn chế binh đao cho nhân dân vùng biên giới.

Sự linh hoạt trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn khi giải quyết mối quan hệ Xiêm - Chân Lạp cũng đã góp phần rất lớn trong việc giữ hòa bình giữa hai nước. Đầu thế kỷ XIX, khi vua Chân Lạp là Nặc Chăn thực hiện chính sách “chư hầu kép” đối với cả Xiêm và Đại Việt, điều này đã khiến Xiêm rất tức tối và cho quân can thiệp nội bộ, tấn công Chân Lạp từ năm 1809 đến 1814, Nặc Chăn đã sang cầu cứu vua Gia Long. Trước tình thế đó, vua đã rất khéo léo khi một mặt đem quân thị uy, mặt khác thực hiện giải pháp mềm dẻo khuyên nhủ vua Xiêm, buộc Xiêm phải tự rút quân. Nhờ những lần khéo léo hòa giải như thế nên nhà Nguyễn đã bảo vệ được yên ổn tình hình Chân Lạp đồng thời cũng giữ yên bờ cõi. Từ đó, nhà Nguyễn đã có được mối quan hệ tốt với Xiêm, hòa bình với Xiêm một thời gian dài. Bên cạnh đó, thông qua thái độ kiên quyết đánh trả những đòn thích đáng khi quân Xiêm thực hiện ý đồ xâm lược đã phần nào đập tan âm mưu của Xiêm, bảo vệ vững chắc bờ cõi và sự yên ổn của cư dân vùng biên giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 143 - 147)