Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ biên giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 82 - 96)

2.3.1. Thời các chúa Nguyễn (1757 – 1802)

Song song với quá trình xác lập chủ quyền, định cư dân chúng, xây dựng quân đội là quá trình xây dựng và bố trí hệ thống các công trình phòng thủ ở những nơi quan yếu để bảo vệ chủ quyền ở vùng đất mới. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng đất Nam Bộ, từ thời các chúa Nguyễn đã tập trung

74

bố trí lực lượng quân sự, thiết lập các đồn, thủ ở những nơi xung yếu đặc biệt là vùng biên giới phía Tây Nam. Theo từng thời kỳ, địa điểm, tầm quan trọng của khu vực cụ thể nhà Nguyễn cho xây dựng các đơn vị phòng thủ với tên gọi khác nhau và theo đó cũng có qui mô khác nhau. Thời Nguyễn, đồn hay còn có thể gọi là thủ là đơn vị quân sự phổ biến nhất ở vùng biên giới Tây Nam, là nơi quân đội đóng giữ, có chức năng bảo vệ an ninh chủ quyền vùng đó, năm 1837 vua Minh Mạng cho đổi các thủ thành tên gọi là tấn. Bảo cũng là một đơn vị phòng thủ nhưng mức độ và qui mô nhỏ hơn đồn, được đắp dọc theo các con kênh, rạch ở dọc các con sông biên giới. Đến tháng 12 năm 1837, vua Minh Mạng lại cho đổi tên các tấn, bảo gọi là đồn.

Từ rất sớm, chính quyền chúa Nguyễn đã có ý thức và hành động bảo vệ người dân và chủ quyền biên giới ở vùng đất mới. Theo Gia Định thành thông chí, năm 1705, Thống suất Nguyễn Cửu Vân sau khi giúp vua Chân Lạp đánh bại quân Xiêm trở về, ông đã cho đóng quân tại Vũng Gù (vùng chợ Tân An ngày nay) và cho quân lính đi khai hoang vùng này. Tuy nhiên, vì ở đây lúc bấy giờ quân giặc thường ra quấy rối an ninh nên ông quyết định cho binh lính xây đồn, đắp lũy từ quán Thị Cai đến chợ Lương Phú để phòng vệ, sau đó ông còn cho đào kênh thông giữa rạch Vũng Gù và rạch Mỹ Tho (sau là kênh Bảo Định). Từ khi chiến lũy được đắp lên, việc phòng thủ vùng này được đảm bảo tốt hơn, hơn nữa với con kênh Bảo Định vừa được đào đã có tác dụng như một hào chống giặc. Đồng thời, kênh Bảo Định là một con đường quan trọng từ sông Tiền qua sông Vàm Cỏ để đi tiếp về hướng Sài Gòn - Gia Định hoặc khi hữu sự có thể đưa quân từ Mỹ Tho qua Tiền Giang đi vào biên giới Đồng Tháp Mười.

Năm 1757, sau khi sát nhập vùng đất Tầm Phong Long, để quản lý vùng đất mới có hiệu quả, Nguyễn Cư Trinh xin chúa Nguyễn Phúc Khoát

75

rồi cho thuộc vào dinh Long Hồ. Dưới thời các chúa Nguyễn, đạo là đơn vị hành chính dưới trấn và dinh, dành cho những vùng đất mới tiếp quản, mới khai hoang do lúc này chưa có bộ máy hành chính, nên phải giao cho các đơn vị quân đội quản lý (hình thức quân quản). Như vậy, lúc bấy giờ, đạo vừa là một đơn vị quân sự đồng thời vừa có chức năng hành chính, kinh tế, xã hội trong đó chức năng quân sự là chủ yếu. Ba đạo Châu Đốc, Tân Châu và Đông Khẩu nằm ở những vị trí xung yếu miền biên giới để trấn áp, phòng ngừa quân Xiêm hoặc Chân Lạp tấn công. Cụ thể:

- Đạo Châu Đốc: phần đất phía Tây Bắc sông Hậu, trị sở đóng ở cù lao Châu Giang. Đây là cửa ngõ quan trọng nơi biên giới, vì nếu bị tấn công từ bên ngoài thì quân giặc sẽ dọc theo sông Hậu và tấn công Châu Đốc đầu tiên rồi tiến thẳng xuống Vàm Nao, qua sông Tiền, thọc sâu xuống Sa Đéc, tiến lên Gia Định.

- Đạo Tân Châu: bao gồm phần đất của các huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu ngày nay. Trị sở lúc đầu đóng trên cù lao Giêng, sau dời về thôn Long Sơn trên Cù lao Cái Vừng. Tân Châu đạo có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ vùng biên giới, sẽ tiếp ứng nhanh chóng cho đạo Châu Đốc nếu nguy cấp hoặc nếu Châu Đốc thất thủ thì quân triều đình sẽ rút về đây để cố thủ, ngăn chặn bước tiến của giặc.

- Đạo Đông Khẩu: bao gồm các huyện Châu Thành, thị xã Sa Đéc, huyện Lai Vung và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Trị sở đồn trú tại Sa Đéc (thôn Vĩnh Phước). Đông Khẩu đạo sẽ làm hậu thuẫn cho đạo Châu Đốc và Tân Châu.

Ngay sau khi thành lập, ba đạo Châu Đốc, Tân Châu và Đông Khẩu đặt dưới sự quản lý của dinh Long Hồ, đứng đầu là Nguyễn Cư Trinh. Đánh giá về vai trò của 3 đạo vừa mới thành lập, có ý kiến như sau: “Về đường thủy,

76

các đạo Tân Châu, Châu Đốc, Đông Khẩu kiểm soát hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang, do quân sĩ từ dinh Long Hồ thuyên chuyển đến” [26, tr.63].

Dinh Long Hồ lập năm 1732 (còn gọi là dinh Cái Bè). Năm 1800 đổi thành dinh Vĩnh Trấn, đến năm 1808 đổi thành trấn Vĩnh Thanh, đến năm 1836 chia thành hai tỉnh là Vĩnh Long và An Giang. Lúc này đạo Tân Châu thuộc huyện Đông Xuyên và đạo Đông Khẩu thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Với vai trò quan trọng của vùng đất biên giới Tây Nam, cần phải có sự phản ứng nhanh và hiệu quả nên Nguyễn Cư Trinh cho dời trị sở của dinh Long Hồ từ Cái B về Tầm Bào (thuộc thôn Long Hồ, thị xã Vĩnh Long ngày nay), sát bờ sông Tiền, dòng sông rộng, chiến thuyền dễ dàng đi lại hơn ở sông Cái B . Từ đây, dinh Long Hồ có Đông Khẩu đạo án ngữ làm tiền đồn thứ hai sau Tân Châu đạo bảo vệ.

Trong thời kỳ này, dòng sông Tiền rất được chú ý phòng thủ vì đó cũng là cửa ngõ quan trọng để tấn công sâu vào trung tâm Gia Định. Bên cạnh căn cứ chính của đạo Tân Châu trên Cù lao Giêng ở giữa sông Tiền, chúa Nguyễn còn cho thiết lập hai căn cứ khác là thủ Chiến Sai (Cổ Hủ) ở tả ngạn sông Tiền và thủ Hùng Ngự ở hữu ngạn sông Tiền (tại Vàm rạch Đốc Vàng, thuộc tỉnh Đồng Tháp ngày nay) tạo thành thế phòng thủ vững chắc gọi là “Tam Đạo” nhằm bảo vệ đạo Tân Châu. Thủ Hùng Ngự (còn gọi Hồng Ngự), ngay thủ Hùng Ngự có một đội quân được đóng ở đây để trấn giữ biên cương và thu thuế, xây dựng đồn nhưng chưa kiên cố [67, tr.18].

Ngoài ra, Nguyễn Cư Trinh còn phối hợp với Mạc Thiên Tứ đặt ra đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Long Xuyên ở vùng Cà Mau. Hai đạo này được thiết lập với mục đích quân sự rất rõ ràng là ngăn chặn sự đổ bộ của quân Xiêm và Chân Lạp lên lãnh thổ phía Tây Nam của Đàng Trong. Các đạo được thiết lập ngoài mục đích quân sự - quốc phòng còn để đảm bảo an ninh

77

Trên tuyến từ Tây Ninh đến Hà Tiên, Nguyễn Cư Trinh cho bố trí các đồn thủ biên phòng Quang Hóa (Tây Ninh), Tuyên Oai, Thông Bình, Hùng Ngự (Định Tường), làm bức tường bảo vệ biên giới phía Bắc Đồng Tháp Mười, nối liền với các đạo Tân Châu, Chiến Sai, Châu Đốc. Đạo Tân Châu cùng với đạo Hùng Ngự và đạo Chiến Sai phía cù lao Ông Chưởng, hợp thành “Tam đạo”. Để tăng thêm sự vững chắc, phối hợp phòng thủ vùng Gia Định, năm 1772 chúa Nguyễn cho lập thêm đạo Trường Đồn (năm 1779, đổi là dinh Trường Đồn; năm 1781, đổi là dinh Trấn Định, đến 1812 là tỉnh Định Tường, nay là Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang).

Năm 1790, công cuộc khai phá vùng đất Tầm Phong Long phát triển mạnh, Nguyễn Ánh cũng đã cho lập thêm Châu Giang thổ bảo (đồn Châu Giang), rồi lập thêm các đồn lũy như đồn Hồi Oa, thủ Đông Xuyên, thủ Cường Uy để giữ gìn an ninh trật tự. Cũng từ đó dân chúng vào khai phá ở hai đạo Đông Khẩu và Châu Đốc ngày càng đông, góp phần củng cố thêm vùng biên giới. Cùng thời gian này, để tăng cường sức mạnh phòng thủ cho vùng Gia Định, tháng 2 năm 1790 Nguyễn Ánh cho quân xây thành Gia Định (còn gọi là thành Sài Gòn, hay thành Phiên An) theo hình bát quái (kiểu thành Vauban của Pháp). Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là “Bát Quái”, ngoài ra thành còn có tên khác là “Thành Quy”. Thành gia Định là công trình quân sự lớn, có vai trò rất quan trọng về mặt chính trị quân sự địa lý của vùng Gia Định trong một khoảng thời gian dài. Thành Gia Định vừa là căn cứ để Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn, đồng thời cũng góp phần ngăn chặn âm mưu “dòm ngó” của vua Xiêm và cả vua Chân Lạp đối với Nam Bộ.

Cùng với việc xây dựng hệ thống đồn bảo quân sự là quá trình bố trí quân đội, vũ khí cho hệ thống đồn, bảo này. Theo như Bảng 2.3 đã trình bày thì ta thấy cụ thể như sau:

78

- Các nơi thủ ngự ở sông Tiền: Đạo Đông Khẩu có 15 thuyền, mỗi thuyền 48 người, cộng 720 người, chiến thuyền 15 chiếc. Đạo Tân Thắng cũng như vậy. Giữ thủ trường Giao Dịch có 9 thuyền, mỗi thuyền 40 người, cộng 360 người, chiến thuyền 9 chiếc. Các đồn ở Mộc Hãn, Vũng Liêm, Làng Thi, Bến Tranh số quân cũng giống như đồn Giao Dịch. Giữ thủ Quang Phục có 15 thuyền, mỗi thuyền 40 người, cộng 720 người, chiến thuyền 15 chiếc [11, tr.249]. Tổng 3.840 quân với 90 chiến thuyền.

- Các nơi thủ ngự ở các cửa bể: Đồn cửa Bãi Ngao có 9 thuyền, mỗi thuyền 40 người, cộng 360 người, chiến thuyền 9 chiếc. Đồn ở cửa Tiểu Hỗn, Cỏ Chiện, Trà Vinh, Cái Lóc và Thanh Hải, cũng như số quân ở cửa Bãi Ngao. Đồn ở cửa Thu Tu có 3 thuyền, mỗi thuyền 40 người, cộng 120 người chiến thuyền 3 chiếc. Đồn cửa Rạch Giá cũng như thế [11, tr.249]. Tổng 2.400 quân với 60 chiến thuyền.

- Các nơi thủ ngự ở sông Hậu: thủ Cường Uy có 15 thuyền, mỗi thuyền 40 người, cộng 720 người, chiến thuyền 15 chiếc. Các thủ Tà Ôn, Cần Chung, bãi Bà Lúa, Thâm Trừng và Chất Tiền cũng đều như vậy [11, tr.249]. Tổng 4.320 quân với 90 chiến thuyền.

Như vậy, trong một thời gian khá ngắn thời chúa Nguyễn, hàng loạt các đồn, bảo liên tiếp được lập ở những nơi xung yếu và dọc theo biên giới Tây Nam. Đặc biệt, các thủ ngự vùng Hậu giang được chú trọng với quân số đông nhất (dù còn một vài đồn thủ chưa thể hiện rõ). Bố trí liên tiếp khép kín, từ đạo Châu Đốc theo sông Hậu đi về phía hạ lưu là các các đồn Châu Giang, thủ Thuận Tấn (Thuận Phiếm), thủ Đông Xuyên, thủ Cường Thành, thủ Cường Oai, thủ Trấn Giang (thuộc Cần Thơ ngày nay), thủ Trấn Di (thuộc Sóc Trăng ngày nay)... Cùng với hệ thống phòng thủ trên sông Tiền như Tân Châu, Hùng Ngự, Chiến Sai, Đông Khẩu... và thành Gia Định đã giúp chúa

79

cho đến Gia Định, đánh tan âm mưu tấn công của Xiêm từ hướng Chân Lạp sau này.

Đối với trấn Hà Tiên, vốn nằm trên một vị trí địa lý thuận lợi, tiện cho giao thông đường thủy, Chiếm được Hà Tiên sẽ kiểm soát được vùng biển rộng lớn. Chính vì vậy, Hà Tiên trở thành miếng mồi ngon mà Chân Lạp và Xiêm luôn dòm ngó, muốn thu phục. Đồng thời, các thế lực cướp biển cũng muốn chiếm cứ để khống chế con đường trên biển đi qua Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, với vai trò đại diện chúa Nguyễn trấn giữ Hà Tiên, họ Mạc đã có nhiều hoạt động giữ gìn phát triển vùng đất này, đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước ở vùng bờ biển Tây Nam. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng thực hiện nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm bảo vệ Hà Tiên thông qua việc sắc phong, ban thưởng, hỗ trợ về quân đội, lương thực đối với trấn Hà Tiên.

Năm 1708, Mạc Cửu đem toàn bộ đất đai khai phá được ở Hà Tiên về thần phục Đại Việt. Chúa Nguyễn đã phong Mạc Cửu làm Tổng binh cai quản trấn Hà Tiên theo quy chế tự trị, cũng từ đây, họ Mạc chịu trách nhiệm trông giữ vùng đất địa đầu này. Tuy nhiên, trong thời đầu chưa có sự ổn định đủ để Mạc Cửu tập trung cho việc xây dựng lực lượng và cơ sở phòng bị nên dẫn đến việc bị tấn công vào năm 1718. Năm ấy, cuộc tranh chấp quyền lực ở Chân Lạp bắt đầu diễn ra, hoàng thân Chân Lạp là Nặc Thâm nương nhờ Xiêm để tranh giành quyền lực, trong khi Nặc Yêm lại thân chúa Nguyễn, Xiêm đã cho quân đội đưa Nặc Thâm về Chân Lạp làm vua. Nặc Thâm nhân cơ hội đó dẫn quân Xiêm vào đánh cướp trấn Hà Tiên, kết quả là Mạc Cửu không chống cự nổi, phải bỏ chạy, Hà Tiên chị chiếm và bị tàn phá nặng nề.

Từ sau năm 1718, công việc phòng thủ Hà Tiên của họ Mạc mới thật sự bắt đầu với việc đắp hệ thống luỹ đất Thị Vạn (Phương Thành) và các điểm xích hậu có thể quan sát từ xa, cùng với các điếm canh để phân chia quân

80

canh phòng nghiêm ngặt. Năm 1735, Mạc Cửu mất, năm sau con Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ lên thay cha cai quản trấn Hà Tiên, được chúa Nguyễn phong làm Đô đốc. Đô đốc Mạc Thiên Tứ đã “Cho 3 chiếc thuyền long bài được miễn thuế, sai xuất dương tìm mua các của quý báu để nộp. Lai sai mở cục đúc tiền để tiện việc trao đổi. Thiên Tứ chia đặt nha thuộc, kén bổ quan ngũ, đắp thành lũy, mở phố chợ, khách buôn các nước họp đông” [37, tr.145-146]. Để phòng sự xâm nhập, cướp phá của Xiêm và Chân Lạp, Mạc Thiên Tứ tuyển mộ, luyện tập binh lính, thường xuyên tu bổ đào lũy, tăng cường việc bố phòng Hà Tiên. Sau sự kiện vua Chân Lạp là Nặc Bồn đem quân tấn công Hà Tiên năm 1739 bị quân của Mạc Thiên Tứ đánh bại, chúa Nguyễn đã khen ngợi và phong cho Thiên Tứ chức Đô đốc tướng quân. Từ đó Chân Lạp không dám dòm ngó Hà Tiên nữa. Sau đó, nhằm đề phòng âm mưu xâm lược của Chân Lạp, Mạc Thiên Tứ đã cho xây dựng một bức lũy ở Giang Thành.

Bắt đầu từ năm 1770, Hà Tiên lại bị bọn cướp biển tấn công thường xuyên, lúc này, chúa Nguyễn nhận thấy cần phải đưa quan quân tới bảo vệ vùng biên giới Tây Nam, lệnh cho Điều khiển Gia Định phải đem quân tiếp ứng ngay khi thấy Hà Tiên có biến. Đặc biệt sau trận quân Xiêm tấn công và tàn phá và xâm chiếm Hà Tiên năm 1771, các chúa Nguyễn đã trực tiếp thi hành các chính sách để bảo vệ Hà Tiên đặc biệt là vùng cửa biển. Năm 1772, chúa Nguyễn hạ lệnh cho Chưởng Cơ Nguyễn Cửu Ðàm thống xuất 10.000 quân binh thủy bộ và 30 chiến thuyền phối hợp với đạo quân do Nguyễn Khoa Chiêm chỉ huy tiến vào Nam Vang đánh tan quân Xiêm, đặt nền bảo hộ với Cao Miên, giành lại Hà Tiên từ Xiêm 14, tr.113]. Như vậy, dưới sự bảo trợ của chính quyền Đàng Trong, chỉ trong một thời gian ngắn Hà Tiên đã nhanh chóng trở thành một thế lực kinh tế và quân sự quan trọng ở vùng biên địa Tây Nam và làm cho Xiêm cũng như Chân Lạp không dám dòm ngó vùng

81

Có thể thấy, các chúa Nguyễn từ rất sớm đã quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng và bố trí hệ thống quân sự phòng thủ và quân đội ở vùng đất Nam Bộ nói chung và biên giới Tây Nam nói riêng. Nó vừa đáp ứng cho yêu cầu phát triển xứ Đàng Trong ngày càng rộng lớn hơn đồng thời vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng đất vừa mới xác nhập. Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, mặc dù trong bối cảnh phải chiến tranh với Tây Sơn, nhưng các chúa Nguyễn vẫn luôn quan tâm xây dựng hệ thống phòng thủ ở những nơi xung yếu. Mặc dù đôi khi các chính sách có gián đoạn và nhiều nơi thất thủ, chịu nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng cũng đã đáp ứng yêu cầu chiến tranh và bảo vệ chủ quyền biên giới trong giai đoạn nhiều biến động này.

2.3.2. Thời vương triều Nguyễn (1802 – 1857)

Năm 1802, sau khi thống nhất đất nước, triều Nguyễn đã thực hiện tăng cường thêm hệ thống phòng thủ ở khu vực biên giới Tây Nam. Vua Gia Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách bảo vệ biên giới tây nam bộ của các chúa nguyễn và vƣơng triều nguyễn 1757 1858 (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)