Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 27 - 28)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc ddân Việt Nam

Theo quyết định 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam có 8 cấp, từ giáo dục Mầm non đến trình độ đào tạo Tiến sĩ. Từ giáo dục trung học phổ thông chia thành hai luồng: trung học phổ thông bình thường và trung cấp, đại học theo hướng nghiên cứu và đại học theo hướng ứng dụng, cao đẳng là một con đường đi lên cho học sinh tốt nghiệp THPT hay trung cấp. Bên ngoài giáo dục chính quy, hình thức giáo dục thường xuyên được thực hiện ở mọi cấp học từ tiểu học trở lên.

1.3.1.2. Vị trí của trường trung học phổ thông

Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Điều 26, Luật giáo dục năm 2005 ghi rõ: “ Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có độ tuổi là mười lăm tuổi.

25

Giáo dục THPT là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục nghề nghiệp. Số học sinh tốt nghiệp THPT sẽ bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Là giai đoạn người học khẳng định được, định hướng được cái họ cần, mẫu hình mà họ phải vươn tới.

1.3.1.3. Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông

Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)