Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 69 - 70)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Bảng 2.14: Kết quả điều tra đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Long

TT Tiêu chí

Số lượng người cho điểm

theo từng tiêu chí Điểm trung bình 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác

định có tính khả thi. 0 15 33 35 27 3,9

2 Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

bằng nhiều hình thức. 0 16 33 23 18 3,3

3 Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính

trị hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. 0 0 46 34 30 3,8

4 Cử CBQL đi học Đại học, thạc sĩ. 21 27 31 17 14 2,7

5 Sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết

thúc khoá bồi dưỡng, đào tạo . 19 25 30 20 16 2,9

6

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý.

16 25 31 23 15 2,9

67

Nhìn chung, việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long đạt được một số kết quả như nâng cao tư duy đổi mới, năng động sáng tạo, có kiến thức cơ bản về quản về quản lý giáo dục và phẩm chất đạo đức chính trị tốt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị cho CBQL trường THPT và CBQL quy hoạch theo Sở GD&ĐT thực hiện đầy đủ, có kế hoạch dựa theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT kết hợp với yêu cầu của các địa phương. Tuy nhiên công tác đào tạo bồi dưỡng CBQL các trường THPT chỉ ở mức trung bình, cụ thể là điểm bình quân các tiêu chí là 3,3. Thậm chí có 3/6 tiêu chí dưới mức trung bình là: Cử CBQL đi học thạc sĩ… Sử dụng hợp lí CBQL sau khi họ kết thúc khóa học bồi dưỡng hoặc đào tạo; Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng nằm trong diện quy hoạch nhưng chưa bổ nhiệm chính thức chức danh quản lý.

Hàng năm Sở GD&ĐT đã tham mưu với UBND tỉnh cử giáo viên có năng lực quản lý nằm trong quy hoạch đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên chưa có kế hoạch mang tính lâu dài mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ từng năm, chưa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL một cách toàn diện. Mặt khác, việc sử dụng CBQL sau khi đi học nâng cao trình độ về còn có chỗ chưa hợp lí. Đội ngũ giáo viên trong diện qui hoạch đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa hiệu quả, chưa toàn diện cả trình độ chuyên môn và trình độ lí luận chính trị nên dẫn đến tình trạng thiếu nguồn CBQL cục bộ ở một số đơn vị địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)