Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 80 - 83)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,

nước, chính quyền địa phương đối với công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đây là một biện pháp có tính nguyên tắc, theo nguyên lý nhận thức đúng thì hành động đúng. Chúng ta khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng toàn diện ở các trường học, vai trò công tác quản lý có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc làm cho đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, đồng bộ về

78

cơ cấu, mạnh mẽ về chất lượng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần tích cực vào nhiệm vụ đổi mới GD&ĐT và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Trước hết phải luôn coi trọng vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, xem đây là một trong những nội dung chính của kế hoạch; tập trung và coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ quản lý để nâng cao nhận thức một cách đúng đắn về quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Ngành.

Nhà giáo và CBQL giáo dục là đội ngũ đông đảo nhất có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng con người, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhà nước là tôn vinh nhà giáo, coi trọng nghề dạy học. Xây dựng ĐNNG và CBQL là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và chính quyền, coi đó là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước; trong đó ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện.

Xây dựng đội ngũ CBQL phải được tiến hành đồng bộ với việc thực hiện đổi mới cho chế quản lý Nhà nước đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp và đảm bảo thực hiện chủ trương xã hội hóa chủ nghĩa giáo dục.

Phát triển đội ngũ CBQL sao cho đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng nhầm đáp ứng nhu cầu vừa tăng tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Xây dựng môi trường sư phạm trong sạch trong nhà trường mà đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên làm nòng cốt, quán triệt một cách sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT để bản thân họ xác định đúng nhiệm vụ, từ đó ý thức được trách nhiệm và phấn đấu nâng cao chất lượng về mọi mặt.

79

Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo, tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, triển khai Nghị quyết Trung ương khóa VIII (khóa IX) về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

Các chi bộ Đảng tiếp tục chỉ đạo cán bộ Đảng viên thực hiện tốt chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gương mẫu thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt” cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật thật nghiêm minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT; phân bổ các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch để các bộ phận được giao nhiệm vụ chủ động thực hiện kế hoạch; phối hợp các cấp; các ngành liên quan tổ chức, các hình thức bồi dưỡng nhận thức phù hợp và hiệu quả; tổ chức đi học tập, giao lưu các đơn vị khác, mời một số CBQL giỏi trao đổi trong các chuyên đề, hội thảo.

Tham mưu, đề xuất kịp thời với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền trong việc kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người cán bộ quản lý phù hợp với vị trí công tác của Đảng và Nhà nước giao, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề tồn tại trong quản lý.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm chính và chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành; chỉ đạo của các trường trong việc bồi dưỡng nhận thức để có nội dung sát thực, phù hợp. Có sự đầu tư mọi nguồn lực để thực hiện các kế hoạch nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL trường THPT.

80

Phải có sự đồng thuận, quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ngành và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, từ đó họ trở thành những “tuyên truyền viên”, “cầu nối” trong việc giúp các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục hiểu rõ hơn về trọng trách của ngành giáo dục và đội ngũ GV đối với sự nghiệp cách mạng và xây dựng đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)