LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trường học phổ thông

Thực tiễn trình độ, năng lực đội ngũ CBQL nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, những xu hướng mới trong quản lý giáo dục đòi hỏi đội ngũ CBQL phải nắm bắt nhanh và thích ứng kịp thời, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục THPT như hiện nay:

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dục.

+ Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của cấp quản lý và tham gia hoạt động giáo dục.

+ Nắm vững quy định của pháp luật, chủ trương phân ban và chương trình phân ban THPT để có biện pháp quản lý đơn vị phù hợp.

Nội dung chủ yếu về phát triển đội ngũ là vấn đề số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo và chất lượng.

+ Về số lượng: Theo Thông tư 25/2006/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 23/08/2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập theo quy định hiện hành, đối với các

31

trường vùng đồng bằng, trường THPT hạng I từ 28 lớp trở lên, hạng II từ 18 lớp đến 27 lớp, hạng III dưới 18 lớp. Tương ứng với các hạng trường, trường hạng I không quá 3 PHT, trường hạng II không quá 2 PHT, trường hạng III 1 PHT.

+ Về chất lượng: Căn cứ Chuẩn HT trường phổ thông, chất lượng được xem xét ở hay mặt phẩm chất và năng lực đó là: Phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn của một nhà giáo. Phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn của một lãnh đạo nhà trường THPT.

+ Về cơ cấu:

Cơ cấu đội ngũ HT trường THPT gồm cơ cấu về giới, về độ tuổi, về người dân tộc, về trình độ đào tạo, về chuyên ngành đào tạo, về lý luận và nghiệp vụ quản lý, về lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học, …Độ tuổi và thâm niên công tác: hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy sức trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác. Giới tính: Cân đối giữa nam và nữ, chú ý bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục.

Cần đảm bảo sự đồng bộ các loại hình bộ môn, giới tính, độ tuổi, vùng miền trong việc bổ nhiệm CBQL. Cơ cấu môn học và xác định tỉ lệ CBQL hợp lý giữa các bộ môn trong đội ngũ lãnh đạo nhà trường.

1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông phổ thông

1.4.2.1 Công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm

a. Công tác quy hoạch

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Vì vậy, quy hoạch đội ngũ CBQL lại càng quan trọng hơn. Nhờ quy hoạch mà ngành sẽ chủ động chuẩn

32

bị trước được nguồn CBQL, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL kế cận có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Quy hoạch phải gắn chặt với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Việc quy hoạch đội ngũ phải cân đối trong cơ cấu cán bộ chung của toàn ngành và thực hiện được sự bình đẳng, quan tâm đến lực lượng cán bộ nữ. Chú ý trẻ hóa đội ngũ cán bộ.

Trong quy hoạch, cần chọn lọc trong đội ngũ GV những người có năng lực, hiểu biết về quản lý, năng động, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, được đồng nghiệp tin yêu và đặc biệt là đảng viên, GV giỏi cấp tỉnh trở lên. Trước khi bổ nhiệm cần có kế hoạch đào tạo đầy đủ các yêu cầu chức danh, nghiệp vụ quản lý giáo dục cho đối tượng bổ nhiệm. Công tác quy hoạch vừa tạo được nguồn CBQL, vừa tạo động lực phấn đấu vươn lên của cán bộ.

Để làm tốt công tác quy hoạch CBQL trường THPT, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của ngành; căn cứ hệ thống tổ chức hiện có và dự báo quy mô tổ chức tương lai, quy mô về hạng trường, về định mức biên chế CBQL; đồng thời căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL hiện có của ngành; căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL theo Chuẩn HT hiện hành và quy định mang tính đặc thù của địa phương.

Chỉ đưa vào quy hoạch CBQL cho một nhiệm kỳ những người còn đủ tuổi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trong nhiệm kỳ đó, những người được bổ sung vào quy hoạch của nhiệm kỳ hiện tại cũng cần đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ bổ nhiệm (5 năm).

Thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũ HT trường THPT được triển khai qua việc thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý với các hoạt động quản lý cụ thể:

+ Chỉ ra cơ hội và thách thức từ bên ngoài đối với hoạt động phát triển đội ngũ HT trường THPT giai đoạn hiện nay. Đề ra được mục tiêu phát triển,

33

nhận biết được thuận lợi và khó khăn về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực phẩm chất của chất của đội ngũ HT trường THPT.

+ Thực hiện dự báo đúng về quy mô phát triển trường THPT để nhận biết được nhu cầu số lượng HT trường THPT; dự kiến được các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho hoạt động phát triển đội ngũ HT. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ HT theo lộ trình quy hoạch. Có các quyết định quản lý kịp thời để điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ HT trường THPT cho phù hợp với các kết quả dự báo.

+ Xác định các giải pháp hoặc biện pháp thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ HT trường THPT; xác định lộ trình thực hiện từng hoạt động phát triển đội ngũ HT trường THPT để đạt được các mục tiêu của quy hoạch.

b. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm

Tuyển chọn: là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một tổ chức.

Bổ nhiệm: là việc nguời đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị.

Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL có đủ phẩm chất và năng lực là điều kiện tiên quyết để hoàn thành mục tiêu giáo dục và phát triển nhà trường. Trong công tác bổ nhiệm CBQL hiện nay, còn xu hướng coi trọng cơ cấu hơn tiêu chuẩn. Do đó, cần nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn; đảm bảo cơ cấu, đồng thời CBQL phải có đức, có tài, phẩm chất và năng lực tương xứng với cương vị, chức trách được giao.

Lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm HT các trường THPT phải đạt được các yêu cầu:

+ Phải thu thập đủ các thông tin về những cán bộ, giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng, kiên định về tư tưởng chính trị; có tinh thần năng động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới căn bản và toàn

34

diện nền giáo dục, dám đấu tranh với những quan điểm sai trái; có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ; có quan hệ mật thiết với nhân dân; có năng lực trình độ và sức khỏe phù hợp với nhiệm vụ được giao; có phong cách làm việc khoa học, đạt hiệu quả thiết thực.

+ Phải thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đã quy định trên cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phải căn cứ vào các tiêu chuẩn trong Chuẩn HT trường THPT đã quy định; đồng thời phải xem xét toàn diện, đảm bảo sự thống nhất giữa con người và công việc, đảm bảo tính thống nhất mục tiêu phát triển giáo dục giữa ngành và địa phương, giữa đảm bảo về quy trình và hồ sơ cá nhân.

Để có được đội ngũ HT các trường THPT đạt Chuẩn quy định; nghĩa là đảm bảo phẩm chất và năng lực đáp ứng các yêu cầu phát triển giáo dục THPT; thì cơ quan quản lý giáo dục, mỗi cơ quan quản lý hành chính ở địa phương (huyện, tỉnh) phải thực hiện thường xuyên, kịp thời việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm HT các trường THPT trên cơ sở kết quả đánh giá và xét chọn dân chủ, công khai và minh bạch.

Lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm HT các trường THPT được triển khai qua việc thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý với các hoạt động quản lý cụ thể:

+ Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm HT các trường THPT; tổ chức đánh giá theo Chuẩn từng HT trường THPT đương chức để nhận biết những người có thể bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển.

+ Thực hiện công khai các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình, thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm HT trường THPT; thực hiện thường xuyên rà soát, đánh giá để lựa chọn người kế cận chức vụ HT trường THPT từ đội ngũ PHT và nhà giáo trong các trường.

35

+ Tổ chức giới thiệu người dự nguồn (theo Hướng dẫn số 15/HD- BTCTW, ngày 05/11/2012 của BCH TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý). Thiết lập hồ sơ, lý lịch, nguyện vọng cá nhân của người được giới thiệu để bổ nhiệm và công khai rộng rãi hồ sơ đó; thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm thành HT trường THPT.

+ Công khai kết quả lựa chọn người sẽ bổ nhiệm giữ chức vụ HT trường THPT để nhận ý kiến phản hồi từ các tổ chức, cá nhân, xử lý các thông tin phản hồi (nếu có), có ý kiến tiếp thu hoặc giải thích với các tổ chức, cá nhân để có sự đồng thuận về bổ nhiệm HT trường THPT. Ban hành quyết định bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại HT trường THPT.

+ Thực hiện giao trách nhiệm cho từng HT trường THPT sau bổ nhiệm trên nguyên tắc tiếp tục thử thách để phát triển; thực hiện miễn nhiệm theo quy định cho các HT trường THPT khi họ có nguyên vọng nghỉ quản lý hoặc có sai phạm.

1.4.2.2. Công tác sử dụng, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm

Sử dụng: chỉ sử dụng những người có năng lực quản lý, có trình độ, năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị tốt. Thực hiện việc luân chuyển CBQL các cấp. Cho nghỉ công tác quản lý đối với những CBQL có năng lực còn hạn chế hoặc chuyên môn xếp loại trung bình hoặc không được tín nhiệm của tập thể.

Bổ nhiệm lại: theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.

Bổ nhiệm lại là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo tiếp tục giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm.

36

Điều kiện bổ nhiệm lại:

+ Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và triển vọng phát triển của cán bộ, công chức trong thời gian tới.

+ Cơ quan, đơn vị có nhu cầu; có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

Luân chuyển: là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo giữ chức vụ lãnh đạo mới trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng. Khi thực hiện luân chuyển CBQL trường THPT cần căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng. Việc luân chuyển còn nhằm giúp cho CBQL đa dạng hóa công tác để khi cần thiết họ có thể thực hiện nhiệm vụ ở nhiều vị trí khác nhau hoặc ở các đơn vị, trường học khác nhau.

Miễn nhiệm: là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thôi giữ chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Miễn nhiệm được thực hiện trong các trường hợp CBQL không đủ sức khỏe, không đủ năng lực uy tín, miễn nhiệm theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì các lý do khác. Miễn nhiệm nhằm đảm bảo đội ngũ CBQL đồng bộ về chất lượng, khắc phục những sai sót trong công tác quản lý. Đây là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ CBQL.

1.4.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, Luật Giáo dục có quy định: “Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục bao gồm cơ sở giáo dục Đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho phép cơ sở giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục.

37

Theo Điều 35, Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có nêu: Đơn vị sử dụng viên chức phải tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực theo tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ của ngạch viên chức và theo kế hoạch bồi dưỡng.

Theo Điều lệ hiện hành, HT, PHT trường THPT về nhiệm vụ và quyền hạn phải: “Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, người CBQL phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.

Trước những yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý trường học, đáp ứng việc đổi mới căn bản và toàn điện về quản lý giáo dục THPT hiện nay và trước thực trạng về phẩm chất và năng lực quản lý, thì hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT các trường THPT theo Chuẩn HT trường THPT phải được hết sức chú trọng. Công tác bồi dưỡng đội ngũ này được tiến hành một cách có kế hoạch, có sự tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục như Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT và cả các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng HT các trường THPT để họ đạt Chuẩn HT không những được tiến hành cho đối tượng là các HT đương chức; mà còn phải đối với cả đội ngũ cán bộ dự nguồn (kế cận) để bổ nhiệm thành HT các trường THPT.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT các trường THPT được triển khai qua việc thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý với các hoạt động quản lý cụ thể:

+ Tổ chức đánh giá năng lực của HT theo Chuẩn HT trường THPT để nhận biết yêu cầu bồi dưỡng; tổ chức đánh giá cán bộ nguồn để biết tiềm năng và triển vọng của đội ngũ này và yêu cầu cần bồi dưỡng. Thực hiện phân loại

38

HT và cán bộ nguồn ở diện bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. + Tổ chức tìm hiểu nguyện vọng và hoàn cảnh của HT để lựa chọn hình thức bồi dưỡng thích hợp, liên hệ với các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục để giới thiệu HT và cán bộ nguồn đi bồi dưỡng. Phối hợp với các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục để góp ý về mục tiêu, chương trình và nội dung bồi dưỡng. Khuyến khích việc tự bồi dưỡng của HT và cán bộ dự nguồn bằng hình thức tự học, kèm cặp, học từ xa.

+ Xây dựng, thực hiện quy định hỗ trợ thời gian, kinh phí và chế độ cho người tham gia bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng. Thực hiện gắn kết các kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)