9. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Đổi mới quy hoạch phát triển đội ngũ các bộ quản lý trường trung
trung học phổ thông
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước khẳng định: “ Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.
Quy hoạch cán bộ là nội dung quan trọng của công tác cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặt biệt là cán bộ đứng đầu, đảm bảo thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực phù hợp thực tiễn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ CBQL trường THPT có phẩm chất và năng lực, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hóa về trình độ, có bản lĩnh chính trị, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CBQL của trường THPT nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường THPT nói riêng, mục tiêu chiến lược của ngành GD&ĐT nói chung.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp
Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT phải sát với thực tiễn, có tính tích cực, khả thi trên cơ sở nắm chắc đội ngũ CBQL hiện có và cán bộ dự nguồn, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài. Quan tâm tạo nguồn
81
Quy hoạch CBQL trường THPT phải mang tính chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, đề bạt, nghỉ chế độ miễn nhiệm, trong đó mục tiêu, kế hoạch dự kiến các điều kiện về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), thời gian thực hiện và đề ra các phương án, biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL của trường THPT.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn nguồn quy hoạch, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Quy hoạch phải được đánh giá, xem xét bổ sung thường xuyên, đúng quy trình, quy hoạch phải công khai, khách quan, dân chủ; đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị.
Xác định mục tiêu chung, mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, trong đó các phương án tổ chức thực hiện quy hoạch tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiễm cụ thể cho từng năm học, từng giai đoạn cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định.
Đổi mới công tác quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồ dưỡng; quy hoạch phải gắn với sử dụng, đề bạt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển. Quy trình quy hoạch cán bộ gồm 5 bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị xây dựng quy hoạch
- Xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể cho từng chức danh cần quy hoạch.
- Rà soát, khảo sát đội ngũ cán bộ cơ quan đơn vị về số lượng, chất lượng, trình độ, độ tuổi, lý lịch xuất thân, dân tộc, tôn giáo.
- Quan tâm đến cán bộ nữ nhằm khai thác tiềm năng của đội ngũ cán bộ nữ, đảm bảo tỉ lệ cán bộ nữ không dưới 20% trong quy hoạch CBQL.
- Nhận xét, đánh giá đối tượng, định hướng quy hoạch, đề xuất danh sách nguồn nhân sự giới thiệu quy hoạch.
82
Bước 2: Tổ chức giới thiệu nhân sự quy hoạch
- Thông qua hội nghị cốt cán của đơn vị, quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, của ngành về quy hoạch cán bộ.
- Công bố tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể từng chức danh quy hoạch.
- Tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị thông qua danh sách nhân sự giới thiệu quy hoạch.
- Thảo luân, đề xuất bổ sung nhân sự (nếu có).
- Bỏ phiếu tín nhiệm danh sách cán bộ được quy hoạch.
Bước 3: Tổ chức hội nghị cán bộ, giáo viên
Thành phần: Ban giám hiệu, Chi ủy, Chi bộ, Ban chấp hành công đoàn, Ban chỉ huy đoàn thanh niên và tập thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị.
- Mục đích: phổ biến tiêu chuẩn, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành công tác quy hoạch đội ngũ CBQL. Hướng dẫn cách giới thiệu bằng phiếu kín các chức danh theo 3 mức: Đương nhiệm – Kế cận – Dự nguồn, mỗi chức danh từ 1 đến 3 người.
- Thống nhất danh sách quy hoạch bao gồm những cán bộ, giáo viên được tập thể tín nhiệm, kết hợp với kết quả đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm để chọn lựa, quyết định, đưa ra danh sách quy hoạch cho từng chức danh.
Bước 4: Phê duyệt quy hoạch
Trên cơ sở danh sách cán bộ quy hoạch của trường đã được cấp ủy địa phương phê duyệt, HT báo cáo kết quả quy hoạch về Sở GD&ĐT (Bộ phận tổ chức cán bộ) theo quy định. Sau khi được cấp có thẩm quyền thông báo kết quả quy hoạch, Thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện quy hoạch và quy trình quy hoạch cán bộ hoàn thành.
Bước 5: Điều chỉnh bổ sung, quy hoạch
Theo định kỳ, các cơ quan đơn vị tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để bổ sung những nhân tố mới, đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những
83
người không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Tập thể lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sau khi thống nhất ý kiến trong tập thể lãnh đạo, cấp ủy và trên cơ sở kết quả đánh giá nhận xét cán bộ hàng năm.
Thực hiện công tác quy hoạch theo quy trình khoa học, công khai minh bạch, có tác dụng kích thích sự nổ lực, phấn đấu của cán cộ giáo viên, đồng thời thúc đẩy CBQL đương chức, đương nhiệm không ngừng phấn đấu theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Trong quá trình thực hiện, có thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để phù hợp với tình hình thực tế mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ CBQL.
Phát triển đội ngũ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL, tạo điều kiện cho CBQL vươn lên học tập, bồi dưỡng, đóng góp công sức cho sự nghiệp giáo dục nước nhà; phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL là một nội dung có nhiều yếu tố liên quan, đặt biệt là các chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT tại địa phương. Vì vậy, để thực hiện tốt quy hoạch, đòi hỏi ngành GD&ĐT phải:
- Phối hợp với Sở Nội vụ, các ban ngành liên quan, cấp Ủy và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện để thống nhất xây dựng chủ trương quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL có tính khả thi.
-Việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL thực hiện có hiệu quả khi từng trường làm tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL của đơn vị đảm bảo tính chính xác, trung thực.
- Sở GD&ĐT tổ chức tổng hợp quy hoạch của từng trường, phân tích, đánh giá và căn cứ quy hoạch phát triển chung của huyện về quy mô phát
84
triển dân cư kinh tế - xã hội, những chính sách phát triển của địa phương để xây dựng quy hoạch chung của ngành đảm bảo tính khoa học và hiệu quả phù hợp với sự phát triển và yêu cầu đổi mới của ngành.