Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 75)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân của mặt mạnh

Có được những mặt mạnh như trên là đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long được trưởng thành từ GV cơ sở; qua quá trình phấn đấu, rèn luyện mới được bổ nhiệm làm CBQL. Trước khi là CBQL, họ là những giáo viên có năng lực tốt, nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp. Họ cũng là những người được đào tạo bài bản, vững về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, nhất là Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long.

2.5.3.2. Nguyên nhân của mặt yếu

Một số CBQL chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, thậm chí gây khó dễ cho những GV có nguyên vọng học tập để nâng cao trình độ; chưa thực sự chủ động trong công tác, còn ngại trong việc giải quyết, xử lý các tình huống phát sinh nên trông chờ vào sự chỉ đạo, giải quyết của cấp trên.

Đặt biệt, một số CBQL còn hạn chế về năng lực, chưa sáng tạo, cập nhật thông tin và kiến thức về đổi mới giáo dục còn chậm vì vậy chưa làm tốt công tác chỉ đạo giáo viên nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục theo yêu cầu của sự đổi mới.

Điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho CBQL còn nhiều hạn chế, bất cập, trong có hạn chế về cở sở vật chất, nguồn tư liệu, quỹ thời gian, nguồn kinh phí thực hiện hoạt động bồi dưỡng. Hiện nay, nhiều công việc nặng tính thủ tục hành chính như hồ sơ, giáo án, sổ sách chiếm dụng rất nhiều thời gian của CBQL và GV, do đó việc đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng bị thu hẹp lại.

73

Một số lớp tập huấn, bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về hình thức tổ chức chưa được chú trọng đa dạng hóa, nội dung chưa thật sự phong phú và thiết thực, còn mang nặng tính lý thuyết, hướng dẫn chung chung, chưa có tính thực tiễn. Cơ chế quản lý còn mang tính áp đặt, chưa tạo sự chủ động cần thiết cho đội ngũ CBQL trường học.

74

Tiểu kết chương 2

Qua việc phân tích, nghiên cứu thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi nhận thấy đa số CBQL đều có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật cao, yếu nghề, gương mẫu và có uy tín đối với tập thể cán bộ giáo viên và học sinh, với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân địa phương. Đa số họ đều năng động, nhiệt tình, có ý thức phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy vậy, họ vẫn bọc lộ những hạn chế chưa đầy đủ về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu, năng lực quản lý. Hơn nữa, chất lượng chung của đội ngũ CBQL trường THPT ở tỉnh Vĩnh Long không đồng đều, hiệu quả quản lý còn hạn chế. Vấn đề này đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sát và đề ra những biện pháp quản lý cần thiết có tính khả thi cao để tạo sự đồng bộ và toàn diện của đội ngũ.

Từ việc khảo sát, phân tích những cơ sở thực trạng của đội ngũ CBQL trường THPT nêu trên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp phát triền đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ở chương 3.

75

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH VĨNH LONG 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL cần phải hướng tới mục đích chung của giáo dục là chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trên cơ sở những xu hướng chung của thế giới, công tác phát triển đội ngũ CBQL phù hợp với thực tiễn của đất nước, góp phần đưa đất nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy cơ bản phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Việc đề ra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước, của ngành giáo dục ở địa phương trong xây dựng nhiệm vụ năm học, Điều lệ trường THPT, các cơ chế, quy định về công tác chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long.

Nội dung các biện pháp phải bám sát những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển đổi mới GD&ĐT. Nghị quyết, chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của các cấp về lĩnh vực có liên quan đến giáo dục như chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung Ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Các biện pháp được đề xuất phải có tính hệ thống, được xác minh trên cơ sở cốt lỗi chung là phát triển nguồn nhân lực đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, phát triển, đãi ngộ,…Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là vấn đề mang

76

quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố. Cụ thể, sẽ xem xét mối tương quan yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ với chức trách; giữa yêu cầu về cơ cấu độ tuổi với nguồn nhân lực vật chất, tài chính.

Các biện pháp được đặt trong hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trong chiến lược phát triển giáo dục của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Các biện pháp phải có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau để tổng hợp nên các tác động đồng bộ đến quá trình quản lý.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Phát triển đội ngũ CBQL là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu quản lý của trường THPT với chất lượng và hiệu quả cao, đảm bảo cho nhà trường hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của trường THPT là mục tiêu hàng đầu. Điều đó đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL phải quán triệt sâu sắc mục tiêu và nội dung của trường THPT.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của

tỉnh Vĩnh Long, có khả năng thực hiện được trên cơ sở khai thác, tận dụng được các nguồn lực của nhà nước, của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội một cách hiệu quả nhất, đảm bảo huy động được đông đảo sự tham gia tích cực học tập của cán bộ, HS, GV và cộng đồng xã hội ở địa phương.

3.1.5. Đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động GD. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm hoặc thừa thãi. Nếu hoạt động GD

77

không có mục tiêu thì chẳng khác gì con tàu đi trên biển mà không có la bàn. Nó không biết mình đang ở đâu và sẽ trôi về đâu. Nên việc đến được bến bờ như ý muốn ban đầu là một điều cực kì khó khăn, và nếu như có đến được chăng nữa thì cũng dựa vào hai chữ “hên - xui”. Vì vậy, việc đạt được kết quả cao nhất trong một hoạt động GD là một điều viễn tưởng. Vì chỉ riêng việc thoát khỏi “mớ bòng bong” do không có mục tiêu gây ra đã khó rồi huống gì đạt được hiệu suất hoạt động tốt nhất.

Xác định được tiêu chí hoạt động rất quan trọng nhưng việc dùng mục tiêu đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình hoạt động GD diễn ra cũng quan trọng không kém. Bởi vì, nếu như xác định được mục tiêu GD diễn ra nhưng lại không dùng nó để định hướng thì việc xác định mục tiêu chỉ là “công dã tràng”. Bởi lẽ mục tiêu có hay đến bao nhiêu, hợp lý đến mức nào mà không dùng nó để định hướng, để điều chỉnh quá trình hoạt động thì cái mô hình nhân cách mà GD nhắm tới sẽ vĩnh viễn nằm ở tương lai và GD sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH LONG

3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với công tác quản lý phát triển đội nước, chính quyền địa phương đối với công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đây là một biện pháp có tính nguyên tắc, theo nguyên lý nhận thức đúng thì hành động đúng. Chúng ta khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng toàn diện ở các trường học, vai trò công tác quản lý có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc làm cho đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, đồng bộ về

78

cơ cấu, mạnh mẽ về chất lượng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần tích cực vào nhiệm vụ đổi mới GD&ĐT và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Trước hết phải luôn coi trọng vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, xem đây là một trong những nội dung chính của kế hoạch; tập trung và coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ quản lý để nâng cao nhận thức một cách đúng đắn về quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Ngành.

Nhà giáo và CBQL giáo dục là đội ngũ đông đảo nhất có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng con người, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhà nước là tôn vinh nhà giáo, coi trọng nghề dạy học. Xây dựng ĐNNG và CBQL là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và chính quyền, coi đó là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước; trong đó ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện.

Xây dựng đội ngũ CBQL phải được tiến hành đồng bộ với việc thực hiện đổi mới cho chế quản lý Nhà nước đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp và đảm bảo thực hiện chủ trương xã hội hóa chủ nghĩa giáo dục.

Phát triển đội ngũ CBQL sao cho đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng nhầm đáp ứng nhu cầu vừa tăng tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Xây dựng môi trường sư phạm trong sạch trong nhà trường mà đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên làm nòng cốt, quán triệt một cách sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT để bản thân họ xác định đúng nhiệm vụ, từ đó ý thức được trách nhiệm và phấn đấu nâng cao chất lượng về mọi mặt.

79

Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo, tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, triển khai Nghị quyết Trung ương khóa VIII (khóa IX) về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

Các chi bộ Đảng tiếp tục chỉ đạo cán bộ Đảng viên thực hiện tốt chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gương mẫu thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt” cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật thật nghiêm minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT; phân bổ các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch để các bộ phận được giao nhiệm vụ chủ động thực hiện kế hoạch; phối hợp các cấp; các ngành liên quan tổ chức, các hình thức bồi dưỡng nhận thức phù hợp và hiệu quả; tổ chức đi học tập, giao lưu các đơn vị khác, mời một số CBQL giỏi trao đổi trong các chuyên đề, hội thảo.

Tham mưu, đề xuất kịp thời với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền trong việc kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người cán bộ quản lý phù hợp với vị trí công tác của Đảng và Nhà nước giao, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề tồn tại trong quản lý.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm chính và chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành; chỉ đạo của các trường trong việc bồi dưỡng nhận thức để có nội dung sát thực, phù hợp. Có sự đầu tư mọi nguồn lực để thực hiện các kế hoạch nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL trường THPT.

80

Phải có sự đồng thuận, quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ngành và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, từ đó họ trở thành những “tuyên truyền viên”, “cầu nối” trong việc giúp các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục hiểu rõ hơn về trọng trách của ngành giáo dục và đội ngũ GV đối với sự nghiệp cách mạng và xây dựng đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2. Đổi mới quy hoạch phát triển đội ngũ các bộ quản lý trường trung học phổ thông trung học phổ thông

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước khẳng định: “ Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Quy hoạch cán bộ là nội dung quan trọng của công tác cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặt biệt là cán bộ đứng đầu, đảm bảo thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực phù hợp thực tiễn.

Xây dựng đội ngũ cán bộ CBQL trường THPT có phẩm chất và năng lực, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hóa về trình độ, có bản lĩnh chính trị, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CBQL của trường THPT nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường THPT nói riêng, mục tiêu chiến lược của ngành GD&ĐT nói chung.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT phải sát với thực tiễn, có tính tích cực, khả thi trên cơ sở nắm chắc đội ngũ CBQL hiện có và cán bộ dự nguồn, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài. Quan tâm tạo nguồn

81

Quy hoạch CBQL trường THPT phải mang tính chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, đề bạt, nghỉ chế độ miễn nhiệm, trong đó mục tiêu, kế hoạch dự kiến các điều kiện về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), thời gian thực hiện và đề ra các phương án, biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL của trường THPT.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn nguồn quy hoạch, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)