Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 51)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành giáo dục nước nhà, nhiều chủ trương, quyết sách mới như: Nghị quyết Hội nghị lần 3 BCHTW Đảng khóa VIII; Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL; Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11-1-2005 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD giai đoạn 2005-2010” là cơ sở pháp lý để ngành và các địa phương thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ nhà giáo và CBQL.

43

Nhà nước quản lý xã hội bằng luật pháp, cho nên mọi hoạt động của lĩnh vực giáo dục được điều chỉnh bởi các văn bản, quy định, quy phạm của pháp luật và chính sách, trong đó có hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.

1.5.2.2. Môi trường phát triển

Môi trường phát triển đội ngũ CBQL trường THPT chịu ảnh hưởng bởi các yêu tố khách quan như nhu cầu, yêu cầu về nhân lực của cộng đồng và xã hội; phong trào xã hội học tập ở địa phương; đặc biệt là sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT.

1.5.2.3. Tác động của hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế thị trường là những đặc điểm mang tính xu thế tất yếu của thời đại. Các đặc điểm đó có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động xã hội. Trong đó có giáo dục, mà vấn đề cốt lõi là hội nhập quốc tế và giáo dục. Việt Nam là một thành viên của nhiều tổ chức thế giới, Việt Nam chịu sự tác động từ các cam kết song phương hoặc đa phương của Việt Nam với các thành viên. Chính vì vậy sự đòi hỏi rất cần thiết về giáo dục Việt Nam phải đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới như hiện nay.

44

Tiểu kết chương 1

Đội ngũ CBQL trường THPT chính là người tổ chức và chỉ đạo thực hiện tất cả các hoạt động của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển đội ngũ này là góp phần thúc đầy sự phát triển GD&ĐT, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu hóa, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải phát triển sự nghiệp giáo dục. Phát triển sự nghiệp giáo dục tất yếu, phát triển đội ngũ nhà giáo, trong đó đội ngũ CBQLGD đóng vai trò là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của GD-ĐT. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nhất thiết phải phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Quản lý trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là một vấn đề cấp thiết, người CBQL phải được trang bị những tri thức về khoa học quản lý, đặc biệt phải được rèn luyện kỹ năng quản lý, phẩm chất của người quản lý tạo thành năng lực quản lý, giúp người CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cương vị quản lý trường học.

Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ở tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay ở chương 2.

45

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH VĨNH LONG 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH LONG

2.1.1. Vài nét về vị trí đia lý, dân số, kinh tế - xã hội Tỉnh Vĩnh Long

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Đông Bắc; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ; có quốc lộ 53, 54, 80 cùng giao thông đường thủy khá thuận lợi đã nối liền các tỉnh trong vùng và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược hợp tác kinh tế với các vùng.

Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất nông nghiệp 118.918,5 ha, chiếm 78.23%; đất phi nông nghiệp 33.050,5 ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2 ha); đất trồng cây lâu năm 45.372 ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thủy sản 942,2 ha, chiếm 0,62%.

Về các đơn vị hành chính: Vĩnh Long có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện là: Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã, đô thị loại 3 và đang phấn đấu trở thành đô thị loại 2; Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã; Thị xã Bình Minh và 05 xã; Huyện Bình Tân 11 xã; Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã, Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã; Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã, thành lập thị xã Trà Ôn vào năm 2020; Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã, thành

46

2.1.1.2. Dân số

Tính đến năm 2013 dân số trung bình toàn tỉnh là 1.040.500 người (nam 513.400, nữ 527.600; thành thị 173.720, nông thôn 866.780) chiếm 6,8% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 1,4% dân số cả nước. Mật độ dân số 684 người/km2; thành phố Vĩnh Long có mật độ dân số cao nhất với 2.934 người/km2; thấp nhất là huyện Trà Ôn với 509 người/km2. Người Kinh chiếm khoảng 97,3%, các dân khác chiếm khoảng 2,7% (người Khmer 21.820 người, chiếm gần 2.1%, người Hoa 4.879 người và các dân tộc khác 216 người). Người Kinh phân bố đều ở các nơi; người Khmer sống tập trung ở 48 ấp, 10 xã và 01 thị trấn thuộc 4 huyện Trà Ôn, Tam Bình, thị xã Bình Minh, Vũng Liêm; người Hoa tập trung ở thành phố Vĩnh Long và các thị trấn.

Theo báo cáo của cục thống kê, ước tính dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Vĩnh Long là 1.051.823 người, tăng 1.582 người (0,15%) so với năm 2017. Trong tổng dân số năm 2018, khu vực thành thị có 178.782 người, chiếm 17%; khu vực nông thôn có 873.041 người, chiếm 83%. Trong cơ cấu dân số, tỷ lệ dân số nam trên 518.600 người, chiếm 49,31%; dân số nữ 533.205 người, chiếm 50,69%.

Theo thống kê của cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Tổng dân số của tỉnh Vĩnh Long là 1.022.791 người, chiếm 1,06% dân số cả nước. Trong đó, nam chiếm 49,27%, nữ chiếm 50,73%. Trong đó dân tộc Kinh có 987.792 người, người Khmer có 21.820 người, người Hoa có 4.987 người, còn lại là người dân tộc khác như Tày, Chăm, Mường. Kết quả sơ bộ năm 2019 cho thấy, trải qua gần 10 năm, quy mô dân số Vĩnh Long cơ bản vẫn ổn định, tốc độ tang dân số giảm nhẹ do di cư ngoại tỉnh gia tang. Tỉnh chiếm vị trí 41/63 tỉnh - thành trong cả nước về quy mô dân số, mật độ dân số của tỉnh là 670 người/km2

47

2.1.1.3. Kinh tế - văn hóa, xã hội

Tính đến hết quý I năm 2019 tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh Long đạt được những thành tựu đáng kể. Diện tích gieo trồng lúa đông xuân 2018 - 2019 đạt 54.933 ha, đạt 98,1% kế hoạch; sản lượng cây ăn trái thu hoạch trong quý đạt 184,7 nghìn tấn, tăng 4,47% hay tăng 7,9 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I năm 2019 tăng 11,71% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện trong quý I năm 2019 là 438,5 tỷ đồng, đạt 15,84% kế hoạch vốn năm 2019 và tăng 2,29% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn ước đạt 3.181 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu nghiệp vụ tiêu dùng tăng 12,91% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 122,5 triệu USD, đạt 26,06% kế hoạch năm và tăng 41,02% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 1.665,5 tỷ đồng, đạt 26,99% dự đoán năm, tăng 6,95% so với cùng quý năm trước.

Văn hóa, xã hội: lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn hóa dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương,... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội của tỉnh cũng được quan tâm thực hiện. Chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho đối tượng người có công, người nghèo được duy trì và phát triển. Đời sống người dân, nhất là người dân ở nông thôn tiếp tục được cải thiện, góp phần phát triển chung của tỉnh nhà.

48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)