Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 31 - 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường trung

trung học phổ thông

1.3.4.1. Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới; có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ; có tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, khiêm tốn; có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực.

Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặt biệt là đường lối, chủ trương, chính sách về GD&ĐT; gương mẫu về đạo đức, chí công, vô tư, lời nói đi đôi với việc làm, có uy tín với tập thể, với nhà trường. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; làm việc tập trung dân chủ, quan tâm, chăm lo và tôn trọng đồng nghiệp; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

1.3.4.2. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Trình độ chuyên môn: đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên trung học phổ thông; hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở trung học phổ thông; có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường của địa phương; có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan tới giáo dục trung học phổ thông.

Nghiệp vụ sư phạm: có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giáo dục trung học phổ thông, có khả năng ứng dụng công

29

nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục.

1.3.4.3. Về năng lực quản lý nhà trường

Hiểu biết về tính hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước địa phương, nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục; phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường. Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và dám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho HS, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nhà trường.

Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường; công khai mục tiêu chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường. Xác định được mục tiêu ưu tiên; thiết kế và triển khai các chương trình hành động; chủ động tham gia và khuyến khích các thành viên trong trường tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Xây dựng và tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả, quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với đội ngũ GV, cán bộ và NV; có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo sự phát triển của nhà trường. Xây dựng nếp sống văn hóa môi trường sư phạm, tạo cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp; xây dựng và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình học sinh, tổ chức phối hợp với các đoàn thể và các lực lượng trong cộng đồng xã hội. Xây dựng và cải tiến các quy trình hoạt động, thủ tục hành chính của nhà trường, các hồ sơ sổ sách theo đúng qui định và khoa học.

Quản lý hoạt động dạy học hiệu quả: công tác tuyển sinh, quản lý học sinh, việc thực hiện chương trình các môn học. Tổ chức các hoạt động dạy học của GV theo yêu cầu đổi mới, thực hiện giáo dục toàn diện, phát triển tối

30

đa tiềm năng của người khác. Huy động và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các nguồn lực phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường.

Tổ chức xây dựng kế hoạch phù hợp với tầm nhìn chiến lượt và các chương trình hành động của nhà trường; tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, động viên khích lệ và đánh giá đúng thành tích của cán bộ, GV, NV, HS trong trường; tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)