MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 98 - 114)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng phát triển đội ngũ CNQL trường THPT.

Mỗi biện pháp nêu trên có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện đạt mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung của các biện pháp được đề xuất trên đây có quan hệ biện chứng, đan xen nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán thì mới có thể đem lại hiệu quả cao.

Cơ sở lý luận đã chỉ rõ rằng: thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp có hiệu quả. Đồng thời, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính

96

sách thu hút,…sẽ giúp cho công tác quy hoạch đội ngũ CBQL thuận lợi và đạt kết quả cao.

Quy hoạch, tạo nguồn, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Ngành Giáo dục. Nếu không thực hiện tốt công tác quy hoạch thì sẽ thiếu cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý. Ngược lại, dù công tác quy hoạch tốt đến đâu mà không quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thì công tác quy hoạch cũng không có ý nghĩa.

Mặt khác, trong công tác đào tạo bồi dưỡng nếu chỉ chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà không quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ lý luận chính trị sẽ tạo ra khập khễnh trong trình độ năng lực của cán bộ quản lý. Vì vậy cán bộ quản lý không có trình độ lý luận chính trị, không nắm bắt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì không thể triển khai thực hiện tốt nhiêm vụ của mình.

Người đứng đầu tập thể sư phạm phải có phẩm chất chính trịđạo đức tốt, tâm hồn trong sáng, lối sống lành mạnh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị vững vàng. Việc quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý có được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đúng mức của các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương cũng như các cấp quản lý trong ngành giáo dục.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Nếu không thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, các biện pháp khác dù thực hiện tốt đến đâu thì công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cũng không đạt hiệu quả như mong muốn.

97

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

3.4.1. Tính cần thiết

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

CÁC BIỆN PHÁP

Mức độ đánh giá

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL % SL %

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự QL của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

104 94.54 6 5.46 0 0 0 0

2. Đổi mới quy hoạch, phát triển

đội ngũ CQBL trường THPT 98 89.1 12 10.9 0 0 0 0

3. Đổi mới quy trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đội ngũ CBQL trường THPT

87 79.1 23 20.9 0 0 0 0

4. Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT

75 68.2 35 31.8 0 0 0 0

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT

41 37.2 69 62.8 0 0 0 0

6. Đảm bảo chính sách và chế độ khen thưởng cho đội ngũ CBQL trường THPT

88 80 22 20 0 0 0 0

98

Qua bảng khảo sát 3.1 có đến 100% số người được hỏi đều đồng tình với các biện pháp mà chúng tôi nêu ra; 100% các ý kiến trả lời đều khẳng định các biện pháp được đưa ra là cần thiết hoặc rất cần thiết. Trong đó, tỉ lệ đánh giá “rất cần thiết” là 69.7%, đánh giá “cần thiết” là 30.3%.

Xét trong từng giải pháp, chúng tôi nhận thấy giải pháp 1: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được đánh giá mức “rất cần thiết” ở tỉ lệ rất cao: 94.54%. Điều này cho thấy sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự quan tâm của địa phương vẫn đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các lĩnh vực; đặt biệt là trong công tác cán bộ.

Trong 6 biện pháp được nêu trên, biện pháp “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT” được đánh giá mức “cần thiết” chỉ đạt 37.2% thấp nhất trong các biện pháp. Nguyên nhân của sự đánh giá này là vì thanh tra, kiểm tra là vấn đề nhạy cảm, ít nhận được sự đồng tình của cơ sở. Đây cũng là thách thức lớn về nhận thức đòi hỏi các cấp quản lý cần nghiên cứu, tìm hiểu.

Kết quả tổng hợp ý kiến khảo sát trong bảng số 3.2 cho thấy cả 6 biện pháp đề ra đều có tính khả thi cao, với 100% số người được hỏi đánh giá ở mức khả thi trở lên. Trong đó, biện pháp thứ 1 vẫn nhận được hỏi đánh giá “rất khả thi” cao nhất: 96.36% và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra vẫn nhận được ít sự đồng tình nhất: 30%

99

3.4.2. Tính khả thi

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

CÁC BIỆN PHÁP

Mức độ đánh giá

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL % SL %

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự QL của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

106 96.36 4 3.64 0 0 0 0

2. Đổi mới quy hoạch, phát triển đội

ngũ CQBL trường THPT 81 73.63 29 26.37 0 0 0 0 3. Đổi mới quy trình tuyển chọn, sử

dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đội ngũ CBQL trường THPT

43 39.09 67 60.91 0 0 0 0

4. Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT 57 51.81 53 48.19 0 0 0 0 5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả

công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT

33 30 77 70 0 0 0 0

6. Đảm bảo chính sách và chế độ khen thưởng cho đội ngũ CBQL trường THPT

63 57.27 47 42.73 0 0 0 0

100

Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu đổi mới là đòi hỏi cấp thiết hiên nay, nhằm phát triển toàn diện giác dục ở địa phương. Những biện pháp mà đề tài đưa ra được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, các biện pháp này phải được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục với sự tham gia của tất cả các lực lượng giáo dục từ CBQL, GV, NV và toàn thể HS cũng như sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền.

101

Tiểu kết chương 3

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT ở tỉnh Vĩnh Long, đề tài đã đưa ra những nguyên tắc lựa chọn các biện pháp; đồng thời mạnh dạn đề xuất các biện pháp nhằm góp phần phát triển đội ngũ CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay cụ thể như: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự QL của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT; Đổi mới quy hoạch, phát triển đội ngũ CQBL trường THPT; Đổi mới quy trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đội ngũ CBQL trường THPT; Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT’ Đảm bảo chính sách và chế độ khen thưởng cho đội ngũ CBQL trường THPT. Mỗi biện pháp được xác định rõ ràng mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức, điều kiện, thực hiện góp phần định hướng khi triển khai các biện pháp trong thực tiễn giáo dục. Phần khảo nghiệm với kết quả cho thấy khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất.

102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu về cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ở tỉnh Vĩnh Long, khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất: Giáo dục phổ thông có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, nhất là trong giai đoạn đất nước cần nguồn lực chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Thứ hai: phát triển đội ngũ CBQL về thực chất là phát triển cơ cấu, nhưng quan trọng là phát triển về chất lượng của đội ngũ, trong đó, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị và các kỹ năng quản lý giữ vị trí then chốt.

Thứ ba: thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT qua khảo sát cho thấy đa số CBQL đều nhận thức đầy đủ và tương đối rõ ràng về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức và kỹ năng quản lý; song việc vận dụng chúng vào thực tiễn công tác còn ở mức hạn chế.

Thứ tư: trên cơ sơ lý luận và thực tiễn đã nêu ở các chương 1 và 2, tác giả đề xuất 6 giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, đó là:

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chính quyền đại phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.

- Đổi mới công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. - Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn sử dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đội ngũ CBQL.

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

103

- Chính sách đãi ngộ và chế độ khen thưởng.

Các giải pháp được thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi trên CBQL cấp Sở và cấp trường THPT, kết quả thăm dò xác nhận các giải pháp đều cần thiết cho CBQL trường THPT và có thể vận dụng trong thực tế QLGD của tỉnh Vĩnh Long.

2. KHUYẾN NGHỊ

* Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Ban hành các cơ chế, chế độ, chính sách phù hợp, kịp thời và đồng bộ theo hướng đảm bảo tương xứng giữa trách nhiệm và quyền lợi.

- Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn CBQL trường THPT một cách chi tiết, cụ thể để làm cơ sở cho công tác phát triển đội ngũ.

* Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Vĩnh Long

Xây dựng chính sách thu hút nhân tài phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng thêm ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT, có chính sách hỗ trợ hiệu quả đối với CBQL đào tạo bồi dưỡng đại học, sau đại học.

* Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo

Phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương trong công tác, kiểm tra, đánh giá, đề bạt, tuyển chọn, luân chuyển, bổ nhiệm đối với CBQL trường THPT.

Cần có biện pháp khen thưởng và chế tài đối với công tác tự đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học đối với CBQL trường THPT đương nhiệm và cán bộ nguồn. Chỉ đạo các trường hợp quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá và kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CBQL trường THPT.

104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (2013),

Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường và định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (chủ biên) – Phạm Minh Giản – Phan Hồng Phúc (2015),

Minh Triết Hồ Chí Minh về Giáo dục, NXB Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2009), Phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020, ban hành kèm theo thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương hai (khóa VIII), Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Triển khai Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/07/2018 của Bộ GD&ĐT, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, THPT và phổ thông có nhiều cấp học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2020.

7. Nguyễn Phúc Châu (2009), Quản lý nhà trường, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Phúc Châu (2010), Tiếp cận và sử dụng các thuật ngữ “Giải pháp quản lý” và “Biện pháp quản lý” trong nghiên cứu khoa học quản lý, Tạp chí Giáo dục ( kỳ 2, 5/2010).

105

9. Chính phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2006), Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg phát triển Giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, Hà Nội.

10.Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020”.

11.Chính phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

12. Chính phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2017), Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

13.Chính phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về việc đạo tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

14.Chính phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam (2018), Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

15.Nguyễn Văn Đệ (Chủ biên) – Phạm Minh Hùng (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Đệ (Chủ biên) – Phạn Trọng Nam (2017), Phát triển năng

lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên – Những vấn đề lí luận và thực tiễn NXB Giáo dục Việt Nam, Gia Định.

17.Trần Khánh Đức (Chủ biên 2014), Giáo dục và phát tiển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam.

18.Phạm Minh Giản (2013), Quản lý phát triển đội ngũ GV THPT các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 98 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)