Đổi mới quy trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 87 - 90)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Đổi mới quy trình tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại,

lại, điều động, luân chuyển cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Nhằm đổi mới nhận thức, tư duy và phương thức tổ chức thực hiện cho công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL thực sự đi vào nề nếp, đúng định hướng của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm CBQL trường THPT là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có đức, có tài, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách nhiệm vụ đặt ra trong xu thế phát triển hội nhập quốc tế, đòi hỏi người CBQL phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

Luân chuyển HT trường THPT là việc bố trí, sắp xếp HT trường THPT vào những vị trí công tác thích hợp. Đây là quá trình giúp HT bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong thực tế quản lý; là sự điều phối HT trường THPT trong các cấp học, ngành học. Về thực chất, đây là quá trình tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng HT trường THPT công lập trong thực tiễn.

Làm tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ trường THPT để có được đội ngũ CBQL đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, đảm bảo về năng lực lãnh đạo, có tác phong làm việc khoa học đảm bảo về chất lượng, góp phần xây dựng và phát triển chất lượng quản lý giáo dục, phát huy tối đa năng lực của từng CBQL, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

85

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Xác định rõ sự cần thiết đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL trường THPT đối với các cấp, các ngành và cá nhân thực hiện trên cơ sở các quy định về phân cấp các cán bộ hiện hành.

Tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm CBQL trường THPT đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu, giới tính, độ tuổi, dân tộc, thâm niên công tác và có tính thừa kế.

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL trường THPT phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu của tổ chức và công việc cần bổ nhiệm, căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL; dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, đặc điểm tình hình thực tế ở địa phương, kinh tế - xã hội, vùng miền, tuyển dụng CBQL cho phù hợp.

Việc luân chuyển HT trường THPT một cách đúng đắn là việc làm rất cần thiết. Đó chính là động lực phát huy hết khả năng của mỗi HT ở vị trí công tác được luân chuyển, đồng thời cũng tạo nên sự đổi mới của môi trường giáo dục nơi cán bộ được luân chuyển.

Bổ sung một số tiêu chuẩn, năng lực thực tiễn: xây dựng các tiêu chí, nội dung, hình thức để đánh giá năng lực thực tiễn; xây dựng quy trình mới để thực hiện lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiễm, luân chuyển công tác đối với CBQL.

* Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

Điều kiện bổ nhiệm lại: hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; Đạt tiêu chuẩn cán bộ quản lý quy định tại thời điểm xét bổ nhiệm lại, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu trong thời gian tiếp theo, đã giữ chức vụ đủ 5 năm trở lên. Đối với CBQL còn dưới 2 năm công tác thì nghỉ hưu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến khi nghỉ hưu.

86

Không bổ nhiệm lại đối với những trường hợp sau đây: Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo; Suy thối về phẩm chất đạo đức, không có đủ tư cách làm CBQL; Không có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chức danh bổ nhiệm lại. Có phiếu tín nhiệm thấp của tập thể lãnh đạo, giáo viên trong trường.

Các trường THPT, Phòng tổ chức cán bộ, các bộ phận tham mưu thuộc Sở GD&ĐT, căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL nhà trường, hàng năm tiến hành rà soát quy trình, bổ nhiệm lại, đồng thời luân chuyển một cách hợp lý. HT nhà trường cần quán triệt đến toàn thể cán bộ, GV, NV về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV, vì đây là cơ sở để lựa chọn, bồi dưỡng CBQL kế cận.

Bổ nhiệm CBQL mới có thể lựa chọn, bố trí người tại đơn vị đó nhưng phải đảm bảo đúng quy trình. Chống tư tưởng khép kín, cục bộ trong tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm CBQL. Quan tâm đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ GV trẻ được đào tạo chính quy, có phẩm chất tốt, nghiệp vụ chuyên môn giỏi, để đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ CBQL, đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Thường xuyên kiểm tra công tác đánh giá, sắp xếp đối với CBQL và NV; kiểm tra quy trình công tác cán bộ ở các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT. Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ.

* Luân chuyển

Việc luân chuyển CBQL ở các trường THPT cần phải gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL trường học. Luân chuyển CBQL cần được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Để làm tốt việc luân chuyển CBQL trường THPT công lập cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Căn cứ từ yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ để thực hiện việc luân chuyển.

87

- Kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển HT với việc giữ vững và đảm bảo hoạt động của các trường.

Cần nghiên cứu kỹ mỗi trường hợp giữa HT trường THPT công lập được luân chuyển và môi trường công tác mới, nhằm đem đến cho tập thể mới một người HT tốt, đồng thời giúp cho tập thể có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

- Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức ở trường nơi HT luân chuyển đi và nơi HT luân chuyển đến, đồng thời cần theo dõi giúp đỡ, tạo thuận lợi cho HT được luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ.

- Luân chuyển kết hợp với bổ nhiệm chức danh mới cao hơn: là luân chuyển CBQL có năng lực tốt sang đơn vị khác; đồng thời bổ nhiệm chức danh cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại đơn vị đó mà trước đây chất lượng, hiệu quả quản lý tại đơn vị này không cao.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT phải phối hợp tốt với Sở Nội vụ thực hiện đầy đủ các bước theo quy định.

Người được bổ nhiệm phải là người được quy hoạch, đủ các tiêu chuẩn quy định.

Quan tâm đến điều kiện và môi trường công tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý hoàn thành nhiệm vụ.

Mỗi cán bộ quản lý không làm quá hai nhiệm kỳ tại một cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ở tỉnh vĩnh long (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)