Khái niệm quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 30 - 32)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Khái niệm quản lý nhà trường

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu, trước tiên quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của các cơ quan, các tổ chức có trách nhiệm quản lý giáo dục như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cấp chính quyền (hành chính) đối với một cơ sở giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó; quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của công tác quản lý một cơ sở giáo dục (hiệu trưởng hoặc người có chức vụ tương đương) đối với các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục

20

mà họ được giáo trách nhiệm trực tiếp quản lý. Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,...) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học,…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.

Nhà trường là thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi tổ chức, thực hiện và quản lý quá trình giáo dục. Quá trình này được thực hiện bởi hai chủ thể: người được giáo dục (người học) và người giáo dục (người dạy). Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà trường là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (GV, NV, HS và các lực lượng tham gia giáo dục khác,...) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục của nhà trường. Cho nên quản lý nhà trường là một loại hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp độ quản lý giáo dục vi mô. [7].

Tác giả Phạm Minh Hạc chỉ ra: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận hành theo nguyên lý giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”. Và ông cũng cho rằng: “Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục đích giáo dục” hay “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông xã hội chủ nghĩa”[15].

Bản chất của quản lý trường học là quản lý những tổ chức có chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm đạt tới mục đích giáo dục và được hiểu trên hai phương diện:

- Quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đối với các nhà trường (nhà trường là một trong những hệ con của hệ thống giáo dục quốc dân);

21

- Quản lý của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường (bao hàm quản lý giáo dục ở cấp vi mô - quản lý các cơ sở giáo dục: nhà trường).

Như vậy, quản lý nhà trường là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (GV, NV, HS và các lực lượng tham gia giáo dục khác,...) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)