9. Cấu trúc của luận văn
2.2. Mô tả quá trình điều tra, khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng VHNT và hoạt động xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, trên cơ sở đó xây dựng biện pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại địa phương.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên về kinh tế xã hội văn hóa giáo dục thành phố Vị Thanh đề tài đưa ra các nội dung kháo sát thực trạng ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh như sau:
Thực trạng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang gồm: Nhận thức của CBQL, GV, CMHS về vai trò và ảnh hưởng của VHNT; cấu trúc VHNT ở trường mầm non thành phố Vị Thanh; biểu hiện VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh.
Thực trạng xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh: Đánh giá vai trò của hiệu trưởng về việc xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh; Đánh giá mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm non thành phố Vị Thanh; Thực trạng nội dung và phương pháp xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh; Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Đánh giá chung về thực trạng VHNT và hoạt động xây dựng VHNT ở trường mầm non thành phố Vị Thanh.
2.2.3. Đối tượng khảo sát (khách thể khảo sát)
Đối tượng khảo sát gồm 23 CBQL, 100 GV, 27 NV và 50 CMHS ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh.
57
2.2.4. Phương pháp khảo sát, công cụ khảo sát
Để thu thập dữ liệu khảo sát thực trạng VHNT và xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và công cụ khảo sát là các bảng hỏi.
2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát
Áp dụng phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Xử lí số liệu bằng phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc.
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi:
- Mỗi phiếu đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau thể hiện như sau:
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Yếu/kém Trung bình Khá Tốt
Nhận biết Thông hiểu Đầy đủ Sâu sắc
Không cần thiết (KCT) Ít cần thiết (Ít CT) Cần thiết (CT) Rất cần thiết (RCT) Không khả thi (KKT) Ít khả thi (Ít KT) Khả thi (KT) Rất khả thi (RKT) Không ảnh hưởng (KAH) Ít ảnh hưởng (Ít AH) Ảnh hưởng (AH) Rất ảnh hưởng (RAH)
Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý
Không quan trọng (KQT) Ít quan trọng (Ít QT) Quan trọng (QT) Rất quan trọng (RQT) Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:
Điểm trung bình (của yếu tố) =
Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu/Kém. N là tổng số người được hỏi. Điểm trung bình lớn nhất là 4; Điểm trung bình nhỏ nhất là 1; Định khoảng là 0,75. Đánh giá mức độ quan
4A+3B+2C+D N
58
trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó: Từ 3,26 đến 4: Tốt; Từ 2,51 đến cận 3,25: Khá; Từ 1,76 đến cận 2,50: Trung bình; Từ 1 đến cận 1,75: Yếu/Kém.
2.3. Thực trạng về văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về vai trò và ảnh hưởng của văn hóa nhà trường vai trò và ảnh hưởng của văn hóa nhà trường
2.3.1.1. Vai trò của văn hóa nhà trường
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, NV, CMHS về vai trò của VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=200 STT Vai trò VHNT Mức độ nhận thức Đ TB X ếp h ạ n g RQT QT Ít QT KQT SL % SL % SL % SL % 1 VHNT ảnh hưởng tới chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng phát triển con người toàn diện.
155 77,5 30 15 9 4.5 6 3 3,67 1 2 VHNT là nền tảng tinh thần, giúp CBQL, GV và trẻ xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa GV - trẻ, giữa trẻ - trẻ, giữa GV – GV. 138 72,5 43 21,5 15 7,5 4 2 3,57 4 3 VHNT tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường 142 71 48 24 7 3,5 3 1,5 3,64 2 4
Xây dựng thương hiệu nhà trường và góp phần kiến tạo môi trường văn hóa tại mỗi cộng đồng dân cư mà nhà trường tọa lạc
135 67,5 54 27 6 3 5 2,5 3,60 3
59
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, NV, CMHS về vai trò VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
Qua Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.2 trên đây cho thấy vai trò của VHNT được CBQL, GV và CMHS nhận thức ở mức Rất quan trọng (ĐTB chung 3,62>3,26 – ĐTB quy ước).
Trong các vai trò của VHNT, nội dung “VHNT ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục trẻ theo hướng phát triển con người toàn diện” được xếp ở mức cao nhất (ĐTB = 3,67 xếp hạng 1/4).
Tiếp theo lần lượt là các nội dung “VHNT tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường” (ĐTB = 3,64); “Xây dựng thương hiệu nhà trường và góp phần kiến tạo môi trường văn hóa tại mỗi cộng đồng dân cư mà nhà trường tọa lạc” (ĐTB = 3,60) và xếp cuối cùng là nội dung
0 10 20 30 40 50 60 70 80 VHNT ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục học sinh theo
hướng phát triển con người toàn
diện VHNT là nền tảng tinh thần, giúp CBQL, GV và trẻ xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa GV - trò, giữa trò - trò, giữa GV - GV VHNT tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường Xây dựng thương hiệu nhà trường và góp phần kiến tạo môi trường văn hóa tại mỗi cộng
đồng dân cư mà nhà trường tọa lạc 77.5 72.5 71 67.5 15 21.5 24 27 4.5 3 7.5 2 3.5 3 1.5 2.5 Mức độ nhận thức RQT QT Ít QT KQT
60
“VHNT là nền tảng tinh thần, giúp CBQL, đội ngũ GV và HS xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa GV - trò, giữa trò - trò, giữa GV - GV” (ĐT= 3,57).
Từ phân tích kết quả khảo sát, VHNT có vai trò rất quan trọng, tác động đến tất cả các hoạt động của nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu vẫn còn một số GV, CMHS ở vùng nông thôn nơi có người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, nhận thức vai trò của VHNT ở mức “Ít quan trọng” và “Không quan trọng”.
Ngoài ra do dân số ít, hiểu biết khoa học còn nhiều hạn chế, đa số trẻ em chậm tiếp cận cái mới cái tinh hoa của văn hóa... đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng này.
Từ đó đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo nhà trường, cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa trong hoạt động xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang.
2.3.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS về ảnh hưởng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=200 S TT Ảnh hưởng VHNT Mức độ nhận thức ĐTB X ếp h ạ ng RAH AH Ít AH KAH SL % SL % SL % SL % Đối với trẻ 1 VHNT tích cực tạo ra một môi trường vui chơi, học tập có lợi nhất cho trẻ
174 87 21 10,5 2 1 3 1,5 3,83 2
2
VHNT tích cực tạo ra một môi trường vui chơi, học tập thân thiện với trẻ
61 STT Ảnh hưởng VHNT Mức độ nhận thức Đ TB X ế p h ạ n g RAH AH Ít AH KAH SL % SL % SL % SL % 3 VHNT góp phần hình thành
nên phẩm chất, giá trị cho trẻ 158 79 37 18,5 3 1,5 2 1 3,75 3
Đối với giáo viên
4
Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau giữa các GV
159 79,5 36 18 3 1,5 2 1 3,76 2
5
Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục và hiệu quả dạy học.
175 87,5 19 9,5 4 2 2 1 3,83 1
Đối với cán bộ quản lý nhà trường
6
VHNT tạo nên một môi trường thuận lợi để CBQL trực tiếp quản lý và thực hiện quyết định quản lý của của cấp trên
159 79,5 35 17,5 4 2 2 1 3,75 2
7
VHNT cũng quy định các chuẩn mực đạo đức mà người CBQL cần thực hiện.
161 80,5 37 18,5 1 0,5 1 0,5 3,79 1
8
VHNT sẽ là khung tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý của CBQL.
147 73,5 40 20 9 4,5 4 2 3,65 3
Đối với quan hê giữa giáo viên và trẻ
9
Trong môi trường VHNT tích cực cho việc học tập, mối quan hệ giữa GV và trẻ là mối quan hệ hợp tác.
167 83,5 25 12,5 6 3 2 1 3,78 2
10
GV tôn trọng trẻ; hiểu biết, cảm thông với trẻ; GV, trẻ luôn ở trong bầu không khí hợp tác.
168 84 27 13,5 4 2 1 0,5 3,81 1
Đối với mối quan hệ bên ngoài nhà trường
11
Tạo điều kiện thuận xây dựng các mối quan hệ bên ngoài nhà trường.
155 77,5 35 17,5 8 4 2 1 3,71 1
12
Kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả tạo ra môi trường giáo dục ở khắp nơi trong cộng đồng dân cư.
153 76,5 36 18 8 4 3 1,5 3,69 2
62
Qua Bảng 2.3 cho thấy, phần lớn CBQL, GV và CMHS cho rằng VHNT Rất ảnh hưởng đến các thành viên cũng như các mối quan hệ bên trong và ngoài nhà trường. Điều này thể hiện ở ĐTB chung các nội dung là 3,77>3.26 – ĐTB quy ước), cụ thể:
- Ảnh hưởng của VHNT đối với trẻ, nội dung “VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập thân thiện với trẻ” được phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3.94 xếp hạng 1/3). Tiếp theo là các nội dung “VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho HS” (ĐTB = 3,83); “VHNT góp phần hình thành nên phẩm chất, giá trị cho trẻ” (ĐTB = 3,75);
- Ảnh hưởng VHNT đối với GV, thì nội dung “VHNT tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập” được phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3,83); tiếp đến là nội dung “VHNT khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau giữa các GV” (ĐTB = 3,76);
- Ảnh hưởng VHNT đối với CBQL nhà trường, thì nội dung “VHNT cũng quy định các chuẩn mực đạo đức mà người CBQL cần thực hiện” được phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3,79); tiếp đến là các nội dung “VHNT tạo nên một môi trường thuận lợi để CBQL trực tiếp quản lý và thực hiện quyết định quản lý của của cấp trên” (ĐTB = 3,75); “VHNT sẽ là khung tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý của CBQL” (ĐTB = 3,65);
- Ảnh hưởng VHNT đối với quan hệ giữa GV và trẻ, thì nội dung “GV tôn trọng trẻ; hiểu biết, cảm thông với HS; GV, trẻ luôn ở trong bầu không khí hợp tác” được phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3,81); tiếp đến là nội dung “trong môi trường VHNT tích cực cho việc học tập, mối quan hệ giữa GV và trẻ là mối quan hệ hợp tác” (ĐTB = 3,78);
63
- Ảnh hưởng VHNT đối với mối quan hệ bên ngoài nhà trường, thì nội dung “Tạo điều kiện thuận xây dựng các mối quan hệ bên ngoài nhà trường” được phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3,71); tiếp đến là nội dung “Kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả tạo ra môi trường giáo dục ở khắp nơi trong cộng đồng dân cư” (ĐTB = 3,69);
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ đối tượng khảo sát nhận thức ở mức Ảnh hưởng, nội dung “VHNT tích cực tạo ra một môi trường vui chơi, học tập thân thiện với trẻ” và “VHNT sẽ là khung tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý của CBQL” nhận thức ở mức Ảnh hưởng chiếm đến 20%, thậm chí “VHNT sẽ là khung tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý của CBQL” nhận thức ở mức Ít ảnh hưởng chiếm đến 4,5%.
Điều này cho thấy rằng hoạt động xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang còn có những hạn chế, tồn tại nhất là công tác đánh giá hoạt động VHNT của CBQL, chưa tạo được ảnh hưởng trong nhận thức của các thành viên trong và ngoài nhà trường.
Để tạo sự lan tỏa hơn nữa mức độ ảnh hưởng của VHNT đến mọi hoạt động chung, cũng như đến từng thành viên đòi hỏi nhà quản lý phải có những biện pháp tối ưu, góp phần xây dựng VHNT một cách hiệu quả nhất.
2.3.2. Cấu trúc văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Căn cứ nội dung đã trình bày ở mục 1.3.3 cho thấy cấu trúc VHNT ở trường mầm non thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang có thể xác định thành 5 nhóm, theo đó tác giả cũng đã sử dụng các phiếu khảo sát để thu thập mức độ nhận thức của CBQL, GV, NV và CMHS về các nhóm cấu trúc này, kết quả như sau:
64
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, NV, CMHS
về cấu trúc VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=200
S
TT Nội dung cấu trúc
văn hóa nhà trường
Mức độ nhận thức
ĐTB Xếp hạ
ng
Sâu sắc Đầy đủ Thông hiểu Nhận biết
SL % SL % SL % SL %
1
Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy.
155 77,5 30 15 9 4.5 6 3 3,67 3
2
Các giá trị, niềm tin, chuẩn mực hành vi và truyền thống của nhà trường 161 80,5 37 18,5 1 0,5 1 0,5 3,79 1 3 Cảnh quan sư phạm, đồng phục, các nghi thức, nghi lễ, . . 142 71 41 20 14 7 3 1,5 3,61 5 4 Nhu cầu, cảm xúc và phong cách lãnh đạo, làm việc 159 79,5 35 17,5 4 2 2 1 3,75 2 5
Xây dựng bầu không khí của tổ chức nhà trường (mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên)
147 73,5 40 20 9 4,5 4 2 3,65 4
Điểm trung bình chung 3,69
Qua kết quả Bảng 2.4 ta thấy, phần lớn CBQL, GV, NV, CMHS nhận thức về cấu trúc VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh được ghi nhận ở mức Sâu sắc. Cụ thể ĐTB là 3,69 > 3,26 – Điểm quy ước, nên nhận thức xếp ở mức cao.
Theo ghi nhận của CBQL, GV, NV và CMHS thì nội dung “Các giá trị, niềm tin, chuẩn mực hành vi và truyền thống của nhà trường” được nhận thức ở mức sâu sắc nhất (ĐTB = 3,79, xếp hạng 1/5), tiếp theo lần lượt là các nội dung “Nhu cầu, cảm xúc và phong cách lãnh đạo, làm việc; tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy” (ĐTB = 3,75); “Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy” (ĐTB = 3,67); “Xây dựng bầu không khí của tổ chức nhà trường (mối quan hệ giữa các nhóm và các thành
65
viên)” (ĐTB = 3,65) và cuối cùng là nội dung “Cảnh quan sư phạm, đồng phục, các nghi thức, nghi lễ,...” (ĐTB = 3,61, xếp hạng 5/5).
Bên cạnh nhận thức sâu sắc về cấu trúc VHNT, vẫn còn một số nội dung được các đối tượng khảo sát nhận thức ở mức Thông hiểu và Nhận biết. Cụ thể: nội dung “Cảnh quan sư phạm, đồng phục, các nghi thức, nghi lễ, ...” có 8,5% nhận thức ở mức Thông hiểu và Nhận biết. Vì vậy, CBQL cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để góp phần nâng cao nhận thức của các thành viên trong và ngoài nhà trường về cấu trúc VHNT.