Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 99 - 101)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh

học sinh về tầm quan trọng của văn hóa nhà trường ở trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Cán bộ quản lý các trường mầm non chỉ đạo tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phục vụ, phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng VHNT trường mầm non trong hoạt động muôi dưỡng giáo dục và chăm sóc trẻ, cũng như xây dựng thương hiệu của nhà trường.

89

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Chỉ đạo tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng văn hóa trong nhà trường mầm non. Chỉ đạo tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của thành phố Vị Thanh về xây dựng văn hóa trong các cơ sở giáo dục mầm non trong đó có trường mầm non công lập trực thuộc.

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách trên nhà trường đề ra những tiêu chí cụ thể, giải pháp cụ thể để xây dựng VHNT phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện tại của nhà trường.

3.2.1.3. Cách tiến hành

Hiệu trưởng kết hợp với chi ủy, chi bộ, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, các yêu cầu về xây dựng VHNT mầm non tới toàn thể cán bộ giáo viên, phụ huynh của nhà trường. Thông qua hoạt động này làm cho các đối tượng hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của xây dựng VHNT trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và trong việc hình thành nhân cách của trẻ nói riêng.

Thông qua các hoạt động giảng dạy của các giáo viên chủ nhiệm truyền đạt đến trẻ những giá trị tinh thần và giá trị vật chất cần thiết của việc xây dựng VHNT. Tích hợp nội dung xây dựng VHNT vào các nội dung nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.

Thông qua các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ phổ biến cho trẻ, GV, cán bộ nhà trường những giá trị văn hóa mà nhà trường cần xây dựng và cần phát huy. Thông qua các hoạt động tham quan các cơ sở văn hóa, các trường mầm non khác tại thành phố Vị Thanh và ngoài thành phố. Hoạt động tham quan này sẽ giúp lãnh đạo nhà trường, bản thân giáo viên và trẻ tiếp cận được những kinh nghiệm xây dựng VHNT của các trường bạn, cũng như việc bảo lưu các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

90

Việc nâng cao nhận thức cho GV, cán bộ, phụ huynh của nhà trường về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng VHNT còn được thực hiện qua một biện pháp quan trọng khác đó là hoạt động truyền thông của nhà trường.

Hoạt động truyền thông này được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt khác nhau như: thông qua các khẩu hiệu, hình ảnh, pano áp phích,…

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng đề ra kế hoạch chỉ đạo cho bộ phận giúp việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xây dựng VHNT để phổ biến cho cán bộ, GV nhà trường; chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến về xây dựng VHNT cho cán bộ, GV nhà trường; đồng thời chỉ đạo để đưa ra các phương án cụ thể nhằm phối hợp với các tổ chức xã hội doanh nghiệp, hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương trong việc xây dựng VHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)