Đẩy mạnh chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 114 - 116)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Đẩy mạnh chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa

văn hóa nhà trường

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch ban đầu, đảm bảo tiến độ thời gian thực hiện hoạt động xây dựng VHNT.

Huy động toàn lực và phối hợp một cách tối ưu trong thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT.

Thường xuyên kiểm tra điều chỉnh một số nội dung của kế hoạch chưa hợp lý so với thực tiễn để hoàn thiện hơn.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Tham mưu và triển khai các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non.

Thực hiện giao việc, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ cũng như tác động đến các thành viên, bộ phận khác phải đảm bảo phù hợp, thiết thực cụ thể với khả năng và trình độ của các thành viên trong nhà trường.

Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở động viên và khích lệ các thành viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thường xuyên thực hiện kiểm tra và tiến hành sửa chữa. Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận được phân công, khi thấy có dấu hiệu sai lệch chưa thông thì giúp sửa chữa hoặc hỗ trợ.

Tăng cường thúc đẩy các hoạt động xây dựng VHNT phát triển. Tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các thành viên, bộ phận hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.2.4.3. Cách tiến hành

Thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT của nhà trường, Hiệu trưởng thông báo triệu tập các bộ phận, cá nhân liên quan để triển khai. Để thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, Hiệu trưởng xây dựng chi tiết bảng mô tả

104

trường mầm non, để hạn chế được những sai xót, phát huy hiệu quả công việc. Hiệu trưởng có thể phân công cho các bộ phận và có báo cáo định kỳ quy định.

- Sau cùng trong công tác chỉ đạo là tiến hành thúc đẩy các hoạt động phát triển. Điều này đòi hỏi CBQL thường xuyên quan tâm, động viên ủng hộ về tinh thần, tạo sự gần gũi, quan tâm đến các thành viên và các bộ phận. Thực hiện tốt bước này sẽ góp phần tạo động lực làm việc cho các thành viên, bộ phận, năng suất công việc sẽ đạt hiệu quả cao.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng hiểu rõ được các thành viên trong trường nắm vững để có thể đưa ra các quyết định và lựa chọn đúng các phương pháp quản lý.

Hiệu trưởng cần phải thu thập các thông tin chính xác, có phân tích lựa chọn, xử lý các nguồn thông tin và đưa ra các quyết định đúng đắn.

Nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả của công tác chỉ đạo và nâng cao uy tín, ngược lại sẽ làm giảm uy tính người lãnh đạo.

Tập thể nhà trường phải có tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc hiện nhiệm vụ chung.

Công tác khen thưởng, tuyên dương kịp thời những cá nhân, bộ phận có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT. Đồng thời kiên quyết điều chỉnh sai sót, thậm chí xử lý những trường hợp cá nhân không thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

Để làm tốt chức năng này người Hiệu trưởng cần phải những kỹ năng quản lý sau:

- Có kinh nghiệm, có ý chí, có khả năng thực hiện, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ người khác hoàn thành công việc;

- Hiệu trưởng phải có kỹ năng năng ra quyết định, tổ chức thực hiện các quyết định;

105

- Cần lựa chọn việc nào thực hiện trước, việc nào thực hiện sau, biết định hướng, giúp đỡ và kiểm tra những việc ấy;

- Có khả năng giao tiếp: biết giao tiếp với cấp trên và cấp dưới, biết làm cho người khác vừa tuân phục, vừa mến mộ mình;

- Có khả năng hiểu biết về tâm lý người nói chung, đặc biệt là những người trực tiếp làm việc với mình.

Tóm lại, chỉ đạo thực hiện là chức năng quản lý trong đó người quản lý phải thường xuyên tiếp xúc, làm việc và tác động trực tiếp đến người lao động giúp họ thực hiện kế hoạch đã đề ra đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 114 - 116)