Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 121 - 124)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà

ngoài nhà trường trong hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Tạo cơ chế phối hợp giữa các thành viên, bộ phận trong nhà trường như: chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ bộ môn, hội cha mẹ học sinh,… và các cơ quan đoàn thể bên ngoài nhà trường như: Chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các doanh nghiệp trên địa bàn,… để thực hiện đồng bộ các biên pháp pháp quản lý xây dựng VHNT cho đơn vị mình. Nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm đảm bảo việc thực thi nhanh chóng, có hiệu quả các nội dung công việc được giao phù hợp với chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong xây dựng VHNT.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn tại các trường mầm non thành phố Vị Thanh được nghiên cứu cho thấy, giáo viên, cán bộ các trường mầm non đã có sự phối hợp ăn ý, gắn kết chặt chẽ với các đối tác bên ngoài trong quá trình phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án cũng chỉ ra rằng, sự phối hợp với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tại địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng VHNT còn chưa thật tốt. Do vậy, nội dung của biện pháp này chú trọng tới các vấn đề cơ bản như:

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận đối với việc thực hiện xây dựng VHNT.

- Xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng VHNT.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể về sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường.

111

- Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên, CMHS, các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường về cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng VHNT.

3.2.6.3. Cách tiến hành

Thứ nhất, Hiệu trưởng và ban lãnh đạo nhà trường, chi bộ; công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh trao đổi để xác định nội dung của cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng VHNT. Sau đó, hiệu trưởng tổ chức cuộc họp toản thể bao gồm:

- Ban giám hiệu, chi bộ; công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh; giáo viên và các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị, các hội ngoài nhà trường thống nhất nội dung của cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng VHNT.

Thứ hai, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban soạn thảo “Quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường” theo đúng chức năng và nhiệm vụ. Quy chế phối hợp cần phải được soạn thảo theo đúng quy định. Trong đó, cần chính xác các chương, điều khoản, các mục, phạm vi điều chỉnh, nội dung phối hợp và chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân và đơn vị.

Thứ ba, Hiệu trưởng cùng với Ban soạn thảo “Quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường” tổ chức hội ý lấy ý kiến đóng góp của cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trường cho quy chế. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện Quy chế này.

112

Thứ tư, hiệu trường rà soát lại Quy chế và ký quyết định ban hành “Quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường”.

Thứ năm, Hiệu trưởng triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế và chỉ đạo triển khai phổ biến quy chế tới toàn thể cán bộ, giáo viên, các đơn vị trong và ngoài nhà trường để tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trường đều nắm chắc “Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường”.

Thứ sáu, Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng cụ thể kế hoạch thực hiện “Quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường” theo tháng, theo quí, theo năm.

Thứ bảy, Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện “Quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường”

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải xây dựng được quy chế rõ ràng về sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình xây dựng VHNT. Nguyên tắc này phải chỉ rõ được nhiệm vụ, nghĩa vụ của mỗi chủ thể tham gia vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT.

Hiệu trưởng chỉ đạo để ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng VHNT. Đồng thời chỉ đạo để xây dựng được bộ tiêu chí kiểm tra đánh giá việc xây dựng văn hóa nhà trường. Các tiêu chí cần rõ ràng, cụ thể về mặt định lượng và định tính.

113

Những cá nhân, đơn vị giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình, có kĩ năng thuyết phục, có kĩ năng sử dụng thành thạo bộ công cụ kiểm tra đánh giá xây dựng văn hóa nhà trường, có tinh thần trách nhiệm cao khi thực thi nhiệm vụ này.

Việc kiểm tra đánh giá cần phải có sự đồng thuận nhất trí cao từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chính quyền địa phương các đoàn thể địa phương cũng như giáo viên, cán bộ và các bộ phận trong nhà trường.

Các bên tham gia phối hợp, đặc biệt là các bộ phận trong nhà trường phải có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. Đây là một trong những điều kiện để đảm bảo cho sự phối hợp có hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 121 - 124)