9. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người mà ra; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Quan niệm trên chỉ rõ, văn hóa là một tập hợp có tính hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể do con người tạo lập và lưu truyền qua một quá trình lâu dài; quá trình hình thành và phát triển văn hóa là quá trình hoạt động thực tiễn của con người; trong quá trình hoạt động thực tiễn để “sáng tạo và tích lũy” văn hóa, con người có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại với hoàn cảnh, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
“Văn hóa” là một khái niệm đa nghĩa, đến nay người ta đã đưa ra hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Điều đó cho thấy sự phong phú, đa dạng của văn hóa và bao trùm, chi phối mạnh mẽ của nó lên toàn bộ mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của xã hội, mỗi tổ chức, mỗi gia đình và mỗi cá nhân.
Về thuật ngữ gốc, trong tiếng Hán cổ, Văn có nghĩa là đẹp; Hóa là thay đổi, biến hóa. Văn hóa có nghĩa là biến đổi một cái gì đó cho đẹp, đẹp hơn. Ở đây văn hóa là giáo hóa, là giáo dục và cảm hóa cá nhân và xã hội theo cái đẹp.
22
Trong ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” (culture, cultura, kultur) bắt nguồn từ tiếng Latinh “cultus”. Theo nguyên ngữ “cultus” mang ý nghĩa chăm sóc, dưỡng dục con người về thể chất, cũng như tinh thần.
Theo nghĩa rộng, văn hóa được dùng để chỉ học thức, lối sống. Bởi vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau được các học giả đưa ra.
Năm 1871, Eward B.Taylor định nghĩa: “Văn hóa là một phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi khả năng và thói quen mà con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội”. Khái niệm vào thời điểm đó có ý nghĩa cách mạng trong việc khẳng định sự tồn tại của văn hóa đối với loài người.
Cựu Tổng giám đốc UNESCO, ông Federico Mayor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Theo Từ điển tiếng Việt thì văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: Văn hóa là kiến thức, tri thức khoa học; văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh nhân loại. Theo cách hiểu này, văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, các giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của lịch sử loài người.
Bàn về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục địch cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, kho học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
23
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [24].
Với lý lẽ đó, tác giả Trần Ngọc Thêm đã đưa ra khái niệm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người, môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [34].
UNESCO định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm”.Từ các khái niệm trên, trong luận văn này có thể xác định khái niệm văn hóa như sau:
- Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần đã được hệ thống hóa, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau.