9. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Cấu trúc văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị
công tác đánh giá hoạt động VHNT của CBQL, chưa tạo được ảnh hưởng trong nhận thức của các thành viên trong và ngoài nhà trường.
Để tạo sự lan tỏa hơn nữa mức độ ảnh hưởng của VHNT đến mọi hoạt động chung, cũng như đến từng thành viên đòi hỏi nhà quản lý phải có những biện pháp tối ưu, góp phần xây dựng VHNT một cách hiệu quả nhất.
2.3.2. Cấu trúc văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Căn cứ nội dung đã trình bày ở mục 1.3.3 cho thấy cấu trúc VHNT ở trường mầm non thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang có thể xác định thành 5 nhóm, theo đó tác giả cũng đã sử dụng các phiếu khảo sát để thu thập mức độ nhận thức của CBQL, GV, NV và CMHS về các nhóm cấu trúc này, kết quả như sau:
64
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, NV, CMHS
về cấu trúc VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=200
S
TT Nội dung cấu trúc
văn hóa nhà trường
Mức độ nhận thức
ĐTB Xếp hạ
ng
Sâu sắc Đầy đủ Thông hiểu Nhận biết
SL % SL % SL % SL %
1
Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy.
155 77,5 30 15 9 4.5 6 3 3,67 3
2
Các giá trị, niềm tin, chuẩn mực hành vi và truyền thống của nhà trường 161 80,5 37 18,5 1 0,5 1 0,5 3,79 1 3 Cảnh quan sư phạm, đồng phục, các nghi thức, nghi lễ, . . 142 71 41 20 14 7 3 1,5 3,61 5 4 Nhu cầu, cảm xúc và phong cách lãnh đạo, làm việc 159 79,5 35 17,5 4 2 2 1 3,75 2 5
Xây dựng bầu không khí của tổ chức nhà trường (mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên)
147 73,5 40 20 9 4,5 4 2 3,65 4
Điểm trung bình chung 3,69
Qua kết quả Bảng 2.4 ta thấy, phần lớn CBQL, GV, NV, CMHS nhận thức về cấu trúc VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh được ghi nhận ở mức Sâu sắc. Cụ thể ĐTB là 3,69 > 3,26 – Điểm quy ước, nên nhận thức xếp ở mức cao.
Theo ghi nhận của CBQL, GV, NV và CMHS thì nội dung “Các giá trị, niềm tin, chuẩn mực hành vi và truyền thống của nhà trường” được nhận thức ở mức sâu sắc nhất (ĐTB = 3,79, xếp hạng 1/5), tiếp theo lần lượt là các nội dung “Nhu cầu, cảm xúc và phong cách lãnh đạo, làm việc; tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy” (ĐTB = 3,75); “Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy” (ĐTB = 3,67); “Xây dựng bầu không khí của tổ chức nhà trường (mối quan hệ giữa các nhóm và các thành
65
viên)” (ĐTB = 3,65) và cuối cùng là nội dung “Cảnh quan sư phạm, đồng phục, các nghi thức, nghi lễ,...” (ĐTB = 3,61, xếp hạng 5/5).
Bên cạnh nhận thức sâu sắc về cấu trúc VHNT, vẫn còn một số nội dung được các đối tượng khảo sát nhận thức ở mức Thông hiểu và Nhận biết. Cụ thể: nội dung “Cảnh quan sư phạm, đồng phục, các nghi thức, nghi lễ, ...” có 8,5% nhận thức ở mức Thông hiểu và Nhận biết. Vì vậy, CBQL cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để góp phần nâng cao nhận thức của các thành viên trong và ngoài nhà trường về cấu trúc VHNT.