9. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Thực trạng nội dung và phương pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở
trường ở trường mầm non thành phố Vị Thanh
2.4.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV và CMHS về tầm quan trọng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
Biều đồ 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
Qua Biểu đồ 2.3 cho thấy, ý kiến của phần lớn đối tượng khảo sát cho rằng, hoạt động xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh là Rất quan trọng.
Cụ thể, phản ánh của CBQL, GV, NV, CMHS như sau:
- Rất quan trọng chiếm 79,5%; Quan trọng 15%; Ít quan trọng 4,5% và Không quan trọng 2,5%. Điều đó minh chứng hoạt động xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang hiện nay là rất quan trọng.
79.5 15 4.5 2.5 Nhận thức của CBCQ, GV, NV, CMHS RQT QT Ít QT KQT
71
2.4.3.2. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng VHNT ở các Trường Mầm non thành phố Vị Thanh.
Việc lập kế hoạch xây dựng VHNT có vai trò quan trọng đặc biệt đối với hoạt động xây dựng VHNT.
Do đó việc lập kế hoạch xây dựng VHNT cần đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu phát triển nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Theo đó, kế hoạch xây dựng VHNT cần phải cụ thể, chi tiết tới từng công việc, tới từng người. Kế hoạch xây dựng VHNT phải phù hợp với các điều kiện thời gian và các nguồn lực để thực thi kế hoạch đó.
Để hiểu rõ thực trạng lập kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV, yêu cầu các đối tượng này phản ánh về các các nội dung trong Bảng 2.9.
Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=150
STT
Nội dung lập kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh Mức độ nhận thức ĐTB X ếp h ạ ng Tốt Khá Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % Phản ánh của CBQL, GVNV 1
Xác định: mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng VHNT phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường
91 60,6 42 28 15 10 2 1,3 3,41 5
2 Các căn cứ pháp lý, cơ sở thực
tiễn, thực trạng của nhà trường 102 68 35 23,3 10 6,6 3 2 3,57 1
3 Xác định: thuận lợi, khó
khăn, cơ hội và thách thức 100 66,7 30 20 10 6,6 10 6,6 3,46 3
4
Lựa chọn phương tiện, con đường, biện pháp thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch xây dựng VHNT
95 63,3 35 23,3 17 11,3 3 2 3,48 2
5 Đảm bảo tính pháp lý và phổ
biến kế hoạch xây dựng VHNT 89 59,3 40 26,7 16 10,6 5 3,3 3,42 4
72
Qua Bảng 2.8, CBQL và GV cho rằng lập kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh được thực hiện ở mức Tốt (ĐTB chung là 3,46>3,26 – ĐTB quy ước).
Trong đó nội dung “Các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, thực trạng của nhà trường” (ĐTB = 3,57, xếp hạng 1/5) được thực hiện tốt nhất.
Tiếp đến là các nội dung “Lựa chọn phương tiện, con đường, biện pháp thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch xây dựng VHNT” (ĐTB = 3,48); “Xác định: thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức” (ĐTB = 3,46); “Đảm bảo tính pháp lý và phổ biến kế hoạch xây dựng VHNT” (ĐTB =3,42).
Cuối cùng là nội dung “Xác định: mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng VHNT phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường” (ĐTB = 3,41).
Tuy nhiên, vẫn còn nội dung như: “Xác định: mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng VHNT phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường” (ĐTB = 3,41>3,26 – ĐTB quy ước) thực hiện dưới mức ĐTB chung.
Điều đó cho thấy, việc lập kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh còn nhiều tồn tại, hạn chế.
2.4.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nội dung xây dựng VHNT. Tổ chức thực hiện kế hoạch là việc phát huy những nội dung phù hợp của VHNT, vấn đề phân công giao việc con người chịu trách nhiệm chính của việc VHNT.
Đây là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tinh lực và thời lực) theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng VHNT. Vì vậy, để hiểu rõ thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV, yêu cầu các đối tượng này phản ánh về các nội dung trong Bảng 2.9 sau đây:
73
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=150 STT Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh Mức độ nhận thức ĐTB X ếp h ạ ng Tốt Khá Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % Phản ánh của CBQL, GV, NV 1 Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận công tác, từng mảng công việc 85 56,7 25 16,7 29 19,3 11 7,3 3,22 5 2
Lập danh sách công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch xây dựng VHNT.
86 57,3 30 20 25 16,7 9 6 3,28 4
3
Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hay các bộ phận trong tổ chức một cách khoa học 85 56,7 34 22,6 25 16,7 6 4 3,32 3 4 Xác định thứ tự ưu tiên công việc của từng các nhân, bộ phận.
85 56,7 39 26 18 12 8 5,3 3,34 2
5
Thiết lập cơ chế điều phối, tạo sự liên kết hoạt động giữa các thành viên và bộ phận trong nhà trường, tạo điều kiện đạt được mục tiêu xây dựng VHNT.
91 60,6 42 28 15 10 2 1,3 3,41 1
Điểm trung bình chung 3,31
Từ kết quả Bảng 2.9 cho thấy, có 57,6% CBQL, GV, NV phản ánh thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh ở mức Tốt (ĐTB chung là 3,31>3,26 – ĐTB quy ước).
Trong đó nội dung “Thiết lập cơ chế điều phối, tạo sự liên kết hoạt động giữa các thành viên và bộ phận trong nhà trường, tạo điều kiện đạt được mục
74
tiêu xây dựng VHNT” (ĐTB = 3,41, xếp hạng 1/5) được thực hiện tốt nhất. Tiếp đến là các nội dung “Xác định thứ tự ưu tiên công việc của từng các nhân, bộ phận” (ĐTB = 3,34); “Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hay các bộ phận trong tổ chức một cách khoa học (phân công lao động)” (ĐTB = 3,32); “Lập danh sách công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch xây dựng VHNT” (ĐTB = 3,28); thấp nhất là nội dung “Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận công tác, từng mảng công việc” (ĐTB = 3,22); (ĐTB = 3,22<3,26 – ĐTB quy ước).
Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh vẫn còn một số nội dung tổ chức thực hiện được phản ánh ở mức Khá, Trung bình.
Cụ thể, nội dung “Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận công tác, từng mảng công việc” (ĐTB = 3,22<3,26 – ĐTB quy ước).
Điều này cho thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT còn nhiều bất cập, hạn chế và cần được khắc phục.
2.4.3.4. Thực trạng chỉ đạo, lãnh đạo việc triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
Chức năng chỉ đạo, lãnh đạo có vai trò cùng với chức năng tổ chức hiện thực hóa các mục tiêu. Chức năng chỉ đạo, lãnh đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả.
Do vậy, chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu xây dựng VHNT.
Để hiểu rõ mức độ thực hiện nội dung chỉ đạo, lãnh đạo việc triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV, yêu cầu các đối tượng này phản ánh nội dung trong Bảng 2.10.
75
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=150
STT
Nội dung chỉ đạo, lãnh đạo triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh Mức độ nhận thức Đ TB X ế p h ạ n g Tốt Khá Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % Phản ánh của CBQL, GV, NV 1 Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển
khai nhiệm vụ. 102 68 35 23,3 10 6,6 3 2 3,57 1
2
Thường xuyên đôn đốc,
động viên và khích lệ. 85 56,7 34 22,6 25 16,7 6 4 3,32 4
3 Giám sát và sửa chữa. 89 59,3 40 26,7 16 10,6 5 3,3 3,42 2
4 Thúc đẩy các hoạt
động phát triển. 85 56,7 39 26 18 12 8 5,3 3,34 3
Điểm trung bình chung 3,41
Qua Bảng 2.10 có 60,2% CBQL, GV, NV phản ánh thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh ở mức tốt (ĐTB chung là 3,41>3,26 – ĐTB quy ước).
Trong đó nội dung “Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ” (ĐTB = 3,57, xếp hạng 1/4) được thực hiện tốt nhất.
Tiếp đến là các nội dung “Giám sát và sửa chữa” (ĐTB = 3,42); “Thúc đẩy các hoạt động phát triển” (ĐTB = 3,34); thấp nhất là nội dung “Thường xuyên đôn đốc, động viên và khích lệ” (ĐTB = 3,32).
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo đạt mức Khá, Trung bình và Yếu/Kém chiếm tỉ lệ khá cao. Nội dung “Thường xuyên đôn đốc, động viên và khích lệ”, tỉ lệ Trung bình, Yếu/Kém chiếm đến 20,7% (trong đó Yếu/Kém chiếm 4%); nội dung “Thúc đẩy các hoạt động phát triển” tỉ lệ Trung bình, Yếu/Kém chiếm đến 26,0% (trong đó Yếu/Kém chiếm 8%).
76
Từ đó cho thấy, trong công các chỉ đạo, lãnh đạo việc triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế hoạch nhằm đạt mục tiêu xây dựng VHNT đề ra.
2.4.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh.
Để hiểu rõ thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL, GV và NV, yêu cầu các đối tượng này phản ánh về mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh như sau:
Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=150
STT
Nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mâm non
thành phố Vị Thanh Mức độ nhận thức Đ TB X ế p h ạ ng Tốt Khá Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % Phản ánh của CBQL, GV và NV 1
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá: xác định đối tượng, nội dung, phạm vi, thời điểm kiểm tra đánh giá.
89 59,3 40 26,7 16 10,6 5 3,3 3,42 3
2 Thiết lập các tiêu chuẩn
kiểm tra. 102 68 35 23,3 10 6,6 3 2 3,57 2
3 Xác định hình thức phương thức kiểm tra. 105 70 35 23,3 8 5,4 2 1,3 3,62 1
4
So sánh đối chiếu nội dung kiểm tra với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch
85 56,7 39 26 20 13,3 6 4 3,35 4
5
Đánh giá, điều chỉnh, uốn nắn khắc phục sửa chữa hạn chế cũng như tạo động lực trong thực hiện kế hoạch.
86 57,3 30 20 24 16 10 6,7 3,28 5
77
Thông qua kết quả khảo sát, ta thấy công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh được thực hiện ở mức Tốt (ĐTB chung là 3,44>3,26 – ĐTB quy ước).
Trong các nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT, nội dung “Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra” được ghi nhận ở mức tốt nhất (ĐTB = 3,62, xếp hạng 1/5).
Tiếp theo là các nội dung “Thiết lập các tiêu chuẩn kiểm tra” (ĐTB = 3,57); “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá: xác định đối tượng, nội dung, phạm vi, thời điểm kiểm tra đánh giá” (ĐTB = 3,42); “So sánh đối chiếu nội dung kiểm tra với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch” (ĐTB = 3,35); cuối cùng là mục “Đánh giá, điều chỉnh, uốn nắn khắc phục sửa chữa hạn chế cũng như tạo động lực trong thực hiện kế hoạch” (ĐTB = 3,28>3,26 – ĐTB quy ước).
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh còn ở mức Yếu/Kém. Có thể thấy như các nội dung: “So sánh đối chiếu nội dung kiểm tra với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch” (4%); “Đánh giá, điều chỉnh, uốn nắn khắc phục sửa chữa hạn chế cũng như tạo động lực trong thực hiện kế hoạch” (6,7%); ...
Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu, cần phát huy hơn nữa chức năng kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, có như thế công tác xây dựng VHNT mới đạt hiệu quả như mong đợi.
2.4.3.4. Thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo cho việc xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh.
Xây dựng VHNT đòi hỏi cần có thời gian. Quá trình xây dựng đó muốn thành công, thì người CBQL phải biết huy động mọi nguồn lực có thể để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng thành công VHNT.
Các nguồn lực đó bao gồm: nguồn lực con người; cơ sở vật chất, trang thiết bị; tài chính...
78
Để thấy rõ thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo cho việc xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tác giả tiến hành khảo sát từ 150 đối tượng là CBQL, GV và NV. Kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh
N=150
STT
Nội dung quản lý các nguồn lực đảm bảo xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh Mức độ nhận thức Đ TB X ế p h ạ n g Tốt Khá Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % Phản ánh của CBQL, GV và NV 1
Việc quản lý nguồn
nhân lực. 89 59,3 40 26,7 16 10,6 5 3,3 3,42 1
2 Quản lý cơ sở vật chất và
các trang thiết bị cần thiết. 85 56,7 25 16,7 29 19,3 11 7,3 3,22 5
3 Quản lý công tác tài chính 85 56,7 39 26 20 13,3 6 4 3,35 3
4 Thực hiện công tác xã hội hóa. 85 56,7 41 27,3 18 12 6 4 3,36 2 5 Sự phối hợp của nhà trường và các lực bên ngoài xã hội. 85 56,7 25 16,7 31 20,6 9 6 3,24 4
Điểm trung bình chung 3,31
Từ kết quả Bảng 2.12 cho thấy, thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo cho việc xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh ở mức Tốt (ĐTB chung là 3,31>3,26 – ĐTB quy ước).
Trong đó nội dung “Quản lý nguồn nhân lực” được phản ánh thực hiện tốt nhất (ĐTB = 3,42, xếp hạng 1/5). Tiếp đến là các nội dung: “Thực hiện công tác xã hội hóa” (ĐTB = 3,36); “Quản lý công tác tài chính”
79
(ĐTB=3,35); “Sự phối hợp của nhà trường và các lực bên ngoài xã hội” (ĐTB= 3,24<3,26- ĐTB quy ước); cuối cùng là nội dung “Quản lý cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết” (ĐTB = 3,22<3,26 – ĐTB quy ước).
Tuy vậy, vẫn có 20,6% CBQL, GV và NV phản ánh hoạt động thực hiện phối hợp các nguồn lực trong hoạt động xây dựng VHNT ở mức Trung bình và 7,3% ở mức Yếu/Kém.
Từ kết quả trên cho thấy, công tác quản lý các nguồn lực các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả trong quản lý các nguồn lực đảm bảo xây dựng VHNT.
Do đó, đòi hỏi người CBQL, đứng đầu là Hiệu trưởng cần phải có