B. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, và công tác giáo dục đào tạo
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
Thị xã Ngã Năm được thành lập theo nghị định 127/2003/NĐ-CP ngày 31/10/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Thạnh Trị nằm bên cạnh kênh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau. Tên gọi này xuất hiện là do sau khi người Pháp đào kênh Phụng Hiệp - Cà Mau (còn gọi là kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp) và kênh nối liền với huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang hiện nay cắt ngang một con rạch (Xẽo Chích) tự nhiên tạo thành một ngã rẽ có 5 dòng sông. Tháng 12 năm 2013, huyện Ngã Năm thành thị xã Ngã Năm (Nghị quyết Chính phủ, 2013).
Thị xã Ngã Năm có diện tích 24.224,35 ha và dân số là 80.775 người, bao gồm 8 đơn vị hành chính: 3 phường (1, 2, 3) và 5 xã (Tân Long, Vĩnh Quới, Mỹ Quới, Mỹ Bình và Long Bình) (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2015).
Ngã Năm là một thị xã nằm ở cực tây của tỉnh Sóc Trăng, Nam Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ của tỉnh Hậu Giang, phía tây và nam giáp huyện Hồng Dân và Phước Long tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị của tỉnh Sóc Trăng.
Hoạt động kinh tế của thị xã Ngã Năm chủ yếu là trồng lúa, cơ sở công nghiệp lớn nhất là xí nghiệp chế biến lương thực Ngã Năm, do công ty lương thực Sóc Trăng đầu tư với quy mô 3,7 ha với tổng kinh phí đầu tư 65 tỷ đồng. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp toàn thị xã có 58 doanh nghiệp vừa và
36
nhỏ, 688 cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã đạt 250 tỷ đồng. Thị xã Ngã Năm có hai địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng là Chợ nổi Ngã Năm và vườn cò Tân Long.
Bản đồ Hành chính thị xã Ngã Năm
Nguồn: UBND thị xã Ngã Năm, 2018
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
Trên địa bàn thị xã có hệ thống giao thông thủy bộ kết nối thuận lợi với các trung tâm đô thị trong vùng, đặc biệt là tuyến giao thông đường thủy, bộ quốc gia như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, riêng đường thủy nội địa Phường 1 thị xã Ngã Năm nằm ngay tâm điểm của 5 nhánh sông tỏa đi khắp nơi trong, ngoài tỉnh như: Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện của tỉnh Sóc Trăng, v.v… là điều kiện thuận lợi cho thị xã Ngã Năm đẩy mạnh giao thương, thúc đẩy phát triển sản xuất một cách toàn diện nền kinh tế trong thời gian qua. Với vị
37
trí địa lý nêu trên, Ngã Năm hoàn toàn có cơ hội để tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, công nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất nông nghiệp sinh thái đô thị. Ngã Năm có địa hình tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết Ngã Năm có thể chia thành hai khu vực địa hình có độ sâu ngập và thời gian ngập tương đối khác biệt nhau:
Khu vực I: khoảng 1/2 diện tích thuộc phần đất phía Đông của thị xã Ngã Năm theo hướng huyện Mỹ Tú. Đây là vùng thấp theo mặt bằng chung của thị xã Ngã Năm, bao gồm các xã: Tân Long, Long Tân (nay là phường 2), Long Bình và thị trấn Ngã Năm (nay là phường 1) có độ ngập sâu từ 60 - 100 cm, thời gian kéo dài khoảng 3 đến 3,5 tháng.
Khu vực II: Khoảng 1/2 diện tích thuộc phần đất phía Tây của thị xã Ngã Năm theo hướng tỉnh Bạc Liêu. Đây là vùng cao theo mặt bằng chung của thị xã Ngã Năm, có độ sâu ngập từ 30 - 60 cm, thời gian ngập kéo dài khoảng 2 đến 2,5 tháng, bao gồm các xã: Mỹ Bình, Mỹ Quới, Vĩnh Quới, Vĩnh Biên (nay là phường 3). Tình hình ngập sâu ở khu vực này không đồng đều. Một số ít diện tích các xã Vĩnh Quới, phường 3 và Mỹ Quới có độ sâu ngập nhiều hơn và thời gian ngập cũng lâu hơn so với toàn khu vực (UBND thị xã Ngã Năm, 2015).
2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo
Toàn thị xã Ngã Năm có 41 cơ sở giáo dục, đào tạo, gồm: 8 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 01 trường TH & THCS, 6 trường THCS, 3 trường THPT, 1 trung tâm dạy nghề và GDTX, 1 trung tâm Ngoại ngữ - tin học, 8 trung tâm học tập cộng đồng.
Thị xã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ vào năm 2005 và phổ cập giáo dục THCS vào năm 2012 góp phần không nhỏ cho kết quả chung của tỉnh. Toàn tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục THCS vào đầu năm 2013.
38
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đa số đều có phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn trình độ chuyên môn, yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy với công việc. Chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao. Đến đầu năm học 2018 – 2019 tổng số nhân lực ngành Giáo dục thị xã Ngã Năm là 1238, trong đó: CBQL: 84 (Mẫu giáo: 22, Tiểu học: 30, THCS: 15, THPT: 10, Phòng GD: 7); Giáo viên: 1023 (Mầm non: 187, Tiểu học: 430, THCS: 217, THPT: 189); Nhân viên: 131 (Mầm non: 33, Tiểu học: 49, THCS: 29, THPT: 20).
Bảng 2.1: Xếp loại hạnh kiểm của HS THPT qua các năm học
Năm học Tổng số HS Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2015-2016 2995 2260 75.46 560 18.70 156 5.21 19 0.63 2016 -2017 3011 2302 76.45 544 18.07 150 4.98 15 0.5 2017- 2018 2966 2377 80.14 451 15.21 124 4.2 9 0.3
(Nguồn: 3 Trường THPT thị xã Ngã năm, tỉnh Sóc Trăng)
Xếp loại hạnh kiểm của HS theo bảng 2.1 cho thấy: HS xếp hạnh kiểm tốt tăng dần từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018, tương ứng với mức khá, trung bình và yếu giảm dần.
Bảng 2.2: Xếp loại học lực của HS THPT qua các năm
Năm học Tổng số HS Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2015- 2016 2995 702 23.44 1269 42.37 875 29.22 131 4.37 18 0.6 2016- 2017 3011 730 24.24 1293 42.94 860 28.56 112 3.72 16 0.53 2017- 2018 2966 767 25.86 1280 43.16 822 27.71 90 3.03 7 0.24
39
Về xếp loại học lực, tỷ lệ HS giỏi tăng dần qua các năm từ 23,44% năm học 2015-2016 lên 25,86% năm học 2017-2018. Số HS yếu kém cũng giảm dần qua các năm từ 0,6% còn 0,24%.
Bảng 2.3: Tỷ lệ HS đậu tốt nghiệp và trúng tuyển đại học, cao đẳng STT Các chỉ tiêu Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 1 Tốt nghiệp phổ thông 94.64% 98.34% 98,85% 2 Trúng tuyển đại học, cao đẳng 42.46% 47.54% 54.46%
(Nguồn: Báo cáo của Phòng KT&KĐCL - Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng)
Tỉ lệ HS đậu tốt nghiệp phổ thông của HS thị xã Ngã Năm rất cao, tăng theo từng năm và tỉ lệ HS trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước cũng tăng lên qua các năm. Đây là những thành tựu rất đáng khích lệ của ngành GD&ĐT thị xã Ngã Năm.
Về giáo dục và đào tạo, tích cực triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh việc sắp xếp mạng lưới trường lớp và đội ngũ giáo viên. Tập trung thực hiện phổ cập giáo dục các bậc học; kết quả 8/8 xã, thị trấn đạt phổ cập tiểu học và THCS. Về giáo dục mầm non, đến nay có 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Đến nay có 48,6% số trường đạt chuẩn quốc gia.
Trong những năm qua, mạng lưới các trường THPT trên địa bàn thị xã đã dần hoàn thiện, đáp ứng đủ nhu cầu học tập của người dân địa phương. Chất lượng đào tạo HS THPT ngày càng nâng cao.
40