B. NỘI DUNG
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG
2.6.1. Mặt mạnh
Đội ngũ TTCM của các trường THPT ở thị xã Ngã Năm có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đội ngũ TTCM có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có ý thức học tập, luôn đi đầu trong mọi công tác chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tổ chức.
CBQL các trường THPT đã xác định được tầm quan trọng của tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường, các TTCM đã thực hiện được sứ mệnh làm cầu nối giữa HT và GV trong các TCM.
2.6.2. Tồn tại
Công tác phát triển đội ngũ TTCM của các trường THPT ở thị xã Ngã Năm đã được quan tâm, tuy nhiên, việc phát triển đội TTCM để có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay đòi hỏi các nhà trường cần phải quan tâm đúng mức và phải thực hiện có bài bản về công tác phát triển đội ngũ TTCM trong mỗi nhà trường bởi vì hiện nay vẫn còn đang tồn tại
70
những vấn đề sau:
- Công tác quy hoạch đội ngũ TTCM chưa có kế hoạch rõ ràng, công tác bổ nhiệm TTCM còn mang tính nhìn nhận đánh giá qua năng lực chuyên môn. TTCM được bổ nhiệm khi chưa được qua một lớp đào tạo, bồi dưỡng chính nào về quản lý giáo dục, việc thực hiện nhiệm vụ điều hành tổ chuyên môn chỉ dựa trên kinh nghiệm và sự tìm hiểu qua đồng nghiệp, dẫn đến trong tổ chức điều hành hoạt động của TCM còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn, thiếu tính đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các tổ chuyên môn trong một trường và giữa các TTCM này với trường khác. Một bộ phận TTCM chưa quyết tâm phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, thiếu kiên trì tự học, chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi, cập nhật kiến thức mới… Một số TTCM có biểu hiện ngại đổi mới, thiếu nhạy bén trong công việc, đôi khi còn bảo thủ, trì trệ làm giảm hiệu quả công việc. Trình độ ngoại ngữ, tin học của các TTCM còn hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu thập, xử lý và tiếp cận các thông tin trong và ngoài nước. Năng lực của một số TTCM chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ và đặc biệt là tính chuyên nghiệp chưa cao.
- Khi bổ nhiệm TTCM, Hiệu trưởng chưa xây dựng các tiêu chí cụ thể, chỉ dựa vào trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, chủ yếu là chọn những người dạy tốt chứ chưa chú ý tới năng lực quản lý điều hành. Cá biệt vẫn còn hiệu trưởng chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng đội ngũ TTCM, còn xem nhẹ việc lựa chọn, quy hoạch đội ngũ TTCM, bổ nhiệm TTCM vẫn chưa thực sự dân chủ, còn nặng tính chủ quan của người hiệu trưởng, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng đúng mức, nhất là về nghiệp vụ quản lý.
- Các trường THPT vẫn còn tồn tại tổ chuyên môn ghép, tỷ lệ TCM có từ 2 bộ môn trở lên không nhỏ (chiếm 83,8% tổng số TCM) trong các nhà trường cũng gây không ít khó khăn trong công tác chỉ đạo, lên kế hoạch hoạt động và thực hiện kế hoạch của TTCM.
71
- Việc đánh giá, phân loại TTCM đồng thời kết hợp việc bãi nhiệm đối với những TTCM không có khả năng lãnh đạo tổ chưa được các hiệu trưởng thực hiện thường xuyên vì còn tư tưởng dĩ hòa vi quý, ngại va chạm, sợ mất lòng…
- Những cơ chế chính sách đãi ngộ cho đội ngũ TTCM, cán bộ quản lý còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn hẹp về ngân sách và thiếu các văn bản pháp quy cần thiết, đồng thời nhiều Hiệu trưởng chưa mạnh dạn sử dụng quỹ phát triển của nhà trường để tăng chế độ đãi ngộ cho đội ngũ TTCM tạo động lực cho họ cống hiến hết khả năng của mình.
Tóm lại, việc phát triển đội ngũ TTCM của các trường THPT còn nhiều hạn chế do chưa có sự chỉ đạo thống nhất chung về cách thức, phương thức hoạt động trong toàn ngành giáo dục. Vấn đề thực tiễn này đặt ra cho các cấp quản lý giáo dục là cần phải có một hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động, kiểm tra đánh giá TCM và TTCM, đồng thời quan tâm hơn nữa đến công tác tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ TTCM về mọi mặt.
2.6.3. Nguyên nhân thực trạng
2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Các trường THPT ở thị xã Ngã Năm chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, nên việc quản lý phát triển đội ngũ TTCM chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ và chưa mang tính bền vững. Trong tuyển chọn chưa kết hợp giữa tuyển chọn và sàng lọc đội ngũ bằng những chính sách vĩ mô thích đáng theo tinh thần Chỉ thị 40 của Ban Bí thư. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ TTCM còn nhiều điều bất hợp lý.
- Một bộ phận TTCM chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mình trong nhà trường THPT. Do đó tinh thần về việc học tập để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ - một nhiệm vụ
72
đặc biệt của TTCM chưa được chú trọng một cách thực chất bằng cả ý chí, nghị lực và tâm huyết của mình. Đây đó một số TTCM vẫn còn lơ là nhiệm vụ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho bản thân. Trong thực thi nhiệm vụ được phân công còn có tư tưởng phân tán, tư duy chậm đổi mới, chưa xác định rõ nhiệm vụ trung tâm cốt lõi, vì thế đã làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường.
- Nhìn vào thực trạng đội ngũ TTCM của các trường THPT ở thị xã Ngã Năm hiện nay, để có thể đảm nhận công việc trong thời kỳ đổi mới giáo dục, đòi hỏi đội ngũ TTCM cần có cố gắng quyết tâm nỗ lực về mọi mặt để cùng nhà trường thực hiện tốt đề án phát triển giáo dục đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Việc tuyển chọn đội ngũ TTCM còn chưa chuyên nghiệp như là công tác dự báo, công tác quy hoạch... Quá trình tuyển chọn còn nặng về cảm tính, chưa xây dựng được các tiêu chí mang tính đặc thù của trường, do đó chưa tuyển chọn được những người thật sự giỏi về công tác quản lý, công tác nhân sự về sàng lọc và tuyển chọn đội ngũ còn vấp phải sự tránh né của các cấp với nhiều nguyên nhân ngụy biện khách quan.
- Cơ chế chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ TTCM còn hạn chế chưa tương xứng với yêu cầu, trách nhiệm và nhiệm vụ đã được giao, do đó phần nào các TTCM chưa thựa sự quan tâm đúng mức với chức trách nhiệm vụ của mình. Như vậy, qua phân tích những ưu điểm, tồn tại và những nguyên nhân chưa tốt của công tác phát triển đội ngũ TTCM ở các trường THPT ở thị xã Ngã Năm nhận thấy những ảnh hưởng trên là không nhỏ đến chất lượng giáo dục THPT nói chung. Trong quá trình quản lý các nhà quản lý cần phải xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng, những thách thức trước mắt và lâu dài đồng thời phát huy những ưu điểm, những thành tích đạt được để đưa ra các biện pháp phát triển một cách có hiệu quả nhất đối với đội ngũ TTCM.
73
Tiểu kết chương 2
TTCM là người quản lý trực tiếp đối với đội ngũ các nhà giáo và mọi hoạt động của tổ chuyên môn. Đổi mới giáo dục, đổi mới nhà trường rất cần có một đội ngũ TTCM với những phẩm chất của một nhà giáo dục giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo, khoa học trong công tác quản lý, do vậy Hiệu trưởng nhà trường cần phải làm tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm và quản lý, đào tạo bồi dưỡng các TTCM.
Các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM ở các trường THPT ở thị xã Ngã Năm hiện nay đang được chú trọng triển khai và đã thu được những kết quả nhất định góp phần vào s ự phát triển chung của giáo dục địa phương, gồm:
- Công tác nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng;
- Công tác quy hoạch, bổ nhiệm đôị ngũ TTCM; - Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM; - Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM;
- Thực hiện chế độ chính sách và điều kiện môi trường làm việc cho đội ngũ TTCM.
Các biện pháp này đã được thực hiện, tuy nhiên mức độ hiệu quả còn chưa cao do các nguyên nhân về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay, cần sử dụng các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM trường THPT một cách đồng bộ và hiệu quả hơn.
74
Chương 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ NGÃ NĂM,
TỈNH SÓC TRĂNG