B. NỘI DUNG
2.4.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng
Qua khảo sát thực tế 48 CBQL, TTCM, phó TTCM trong nhà trường về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM cho thấy:
Bảng 2.14: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá Tổng ∑ Trung bình X Xếp hạng Tốt Khá Chư a tốt 1 Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về phát triển đội ngũ TTCM. 30 9 9 117 2.43 6 2 Có kế hoạch cử TTCM tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ sư phạm. 33 14 1 128 2,66 1
3
Động viên khuyến khích giáo viên tăng cường tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
57
4
Có kế hoạch cử TTCM tham gia các lớp học bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị
cho giáo viên. 32 14 2 126 2,62 2
5
Bồi dưỡng về nghịêp vụ quản lý giáo dục đào
tạo. 32 13 3
125 2,60 3
6
Bồi dưỡng phương pháp luận, nghiên cứu khoa
học. 30 15 3 123 2,56 4
7 Bồi dưỡng về ngoại
ngữ, Tin học. 20 12 16 100 2,08 8
8
Bồi dưỡng nâng cao trình độ (Thạc sĩ, tiến
sĩ). 30 11 7
119 2,47 5
Tổng X 2,45
Kết quả bảng 2.14 cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM được 48 khách thể khảo sát, đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình với X= 2,45. Các biện pháp cụ thể đều có điểm trung bình X< 2.70. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý cụ thể không đồng đều nhau:
- Nội dung “Có kế hoạch cử TTCM tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm” được đánh giá thực hiện tốt nhất với giá trị trung bình X= 2,66, xếp thứ bậc 1/8.
- Nội dung “Có kế hoạch cử TTCM tham gia các lớp học bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho giáo viên” được đánh giá thực
58
hiện với điểm bình quân X= 2,62, xếp thứ bậc 2/8.
- Nội dung “Bồi dưỡng về nghịêp vụ quản lý giáo dục đào tạo” được đánh giá thực hiện với điểm bình quân X= 2,60, xếp thứ bậc 3/8.
- Nội dung “Bồi dưỡng về ngoại ngữ, Tin học” được đánh giá là mức độ thực hiện thấp nhất, với điểm bình quân X= 2,08, xếp thứ bậc 8/8.
Theo khảo sát cho thấy, hiện nay ở các trường THPT ở thị xã Ngã Năm đã cử nhiều Gv là nguồn kế cận TTCM, phó TTCM đi đào tạo thạc sỹ. Tuy nhiên, điều này mới chỉ thực hiện được ở các trường có biên chế giáo viên đảm bảo, còn lại ở các trường biên chế giáo viên thường xuyên thay đổi theo năm học thì việc này chưa thực hiện được nhiều.Những kết quả trên cho thấy tuy các trường THPT ở thị xã Ngã Năm đã có một số nội dung nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM hơn so với trường THPT trong tỉnh Sóc Trăng nhưng cũng cần được cải tiến hơn và có một số biện pháp được đánh giá đều có điểm bình quân X< 2.50.