1. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, với tác động của quá trình toàn cầu hóa, giáo dục đang đổi mới và hội nhập quốc tế trên quy mô toàn cầu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu của quốc gia”; “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” đã và đang trở thành xu thế chung trong sự phát triển giáo dục, được xem là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đây chính là cơ hội để giáo dục nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tận dụng được thời cơ và thách thức để đổi mới và phát triển. Trong công tác phát triển giáo dục, đào tạo, vấn đề bồi dưỡng và đào tạo nhân tài luôn được xác định có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa then chốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức hội nhập kinh tế thế giới. Do đó cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, giáo viên trong hệ thống trường THPT phù hợp với sự nghiệp không ngừng đổi mới giáo dục của thời đại và là vấn đề có tính chiến lược đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của chính sách đào tạo nhân tài.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
Phát triển đội ngũ TTCM có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng của trường THPT, quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo nhân tài của ngành giáo dục đào tạo và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Vì vậy, hiệu trưởng trường THPT có nhiệm vụ quản lý phát triển đội ngũ TTCM của trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho địa phương.
105
kỹ năng quản lý cho họ, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trong nhà trường phổ thông.
Để phát triển đội ngũ TTCM cần thực hiện nhiều nội dung, trong đó bồi dưỡng đội ngũ TTCM là nội dung quan trọng nhất. Muốn công tác bồi dưỡng TTCM có hiệu quả cần căn cứ vào thực trạng đội ngũ và hoạt động của TCM từ đó tạo điều kiện cho đội ngũ được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu vị trí công tác.
Trên cơ sở đã nghiên cứu thực trạng đội ngũ TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng về trình độ, thực trạng về phát triển đội ngũ TTCM, những thành công, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ TTCM trường THPT:
1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của TTCM trong trường THPT. 2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường trung học phổ thông.
3. Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM.
4. Tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM. 5. Xây dựng môi trường làm việc và tổ chức thực hiện chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ TTCM.
Qua khảo sát thực trạng cho thấy đội ngũ TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đa phần có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, gương mẫu trong việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận TTCM năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được vị trí công việc, chưa thấy rõ nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ TTCM là đào tạo nhân tài nên thiếu sự cố gắng nỗ lực cá nhân trong việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Vì vậy
106
việc quản lý đào tạo và bồi dưỡng TTCM, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng về QLGD là việc làm cần thiết trong lộ trình thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ TTCM trường THPT đến năm 2025 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030.
Trong những năm qua, các nhà trường đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp phát triển đội ngũ TTCM. Quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những lúc khó khăn, hạn chế. Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ TTCM, nhưng phần lớn là do yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thực hiện các biện pháp đó.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Các biện pháp đề xuất nhận được sự đồng thuận của CBQL, TTCM và phó TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Nếu các biện pháp này được các trường trong thị xã Ngã Năm vận dụng một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi trường sẽ góp phần đẩy mạnh việc phát triển đội ngũ đồng thời nâng cao được chất lượng giáo dục các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện, giải quyết; giả thuyết khoa học bước đầu được kiểm nghiệm bằng thực tiễn trong năm học vừa qua.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành các văn bản pháp quy kịp thời đối với hệ thống trường THPT trên toàn quốc về: quy định tiêu chuẩn về nhà giáo; quy định về tuyển chọn đội ngũ TTCM, tuyển chọn đội ngũ giáo viên; quy định về chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên đảm bảo thống nhất trên toàn quốc.
Để tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong những năm tới, khi hoạch định chính sách phát triển giáo dục, cần thực hiện
107
có hiệu quả công tác dự báo nhu cầu giáo viên trong tương lai để có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa; dạy học liên môn; dạy học các môn học tích hợp; dạy học phân hóa; dạy học tự chọn; dạy học 2 buổi/ngày.
Duy trì chính sách học bổng và cơ chế ưu đãi đặc biệt để thu hút các học sinh giỏi bậc học phổ thông vào học các trường Đại học sư phạm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên THPT mạnh về chất. Chỉ đạo các trường Đại học sư phạm đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
Có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích đối với cán bộ, giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ nhằm thúc đẩy giáo dục mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân tài cho tỉnh nhà và cho đất nước.
Có chế độ học bổng khuyến khích phù hợp với học sinh chuyên theo đặc thù của tỉnh. Đồng thời xây dựng nguồn quỹ phát triển nhân tài để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh xuất sắc của trường đi học tập ở nước ngoài về phục vụ cho tỉnh nhà.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng
Cần xây dựng lộ trình hỗ trợ nhà trường trong kế hoạch tuyển dụng, sử dụng và sàng lọc đội ngũ cán bộ, TTCM, giáo viên của nhà trường. Cần phân quyền tự chủ về cơ cấu tổ chức cho nhà trường để trường chủ động hơn trong việc quy hoạch cán bộ, TTCM, giáo viên và hỗ trợ nhà trường mạnh mẽ trong kế hoạch tuyển dụng, sử dụng và sàng lọc đội ngũ.
Đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ TTCM, theo hướng nâng dần và chú trọng về chất lượng. Có kế hoạch liên kết với các vùng miền trong tổ chức hội thảo đổi mới về hoạt động chuyên môn để giáo viên học hỏi lẫn nhau. Mạnh dạn sử dụng đội ngũ TTCM có năng lực, kinh
108
nghiệm chuyên môn tham gia chỉ đạo hoạt động hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn của ngành GD&ĐT hàng năm.
2.4. Đối với các trường trung học phổ thông ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
Chủ động xây dựng và tham mưu thực hiện các biện pháp cụ thể về phát triển đội ngũ TTCM kết hợp với sàng lọc đội ngũ để đội ngũ TTCM thực sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, có phẩm chất đạo đức trong sáng, yêu và gắn bó với nghề.
Rà soát lại đội ngũ cán bộ, TTCM, giáo viên hiện có và đội ngũ kế cận; quy hoạch đội ngũ cán bộ giáo viên, sử dụng đúng người đúng việc, phát huy tính chủ động sáng tạo, khơi dậy tiềm năng làm việc của đội ngũ; tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ TTCM được đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ QLGD để đội ngũ này trực tiếp cống hiến lâu dài tại trường. Đổi mới công tác lãnh đạo quản lý phát triển đội ngũ TTCM theo hướng: lấy chất lượng và hiệu quả công việc được giao làm thước đo để đánh giá, xếp loại giáo viên đảm bảo thực chất, làm cơ sở để sắp xếp sử dụng, luân chuyển TTCM theo yêu cầu.
2.5. Đối với tổ trưởng chuyên môn của các trường trung học phổ thông ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ TTCM trong việc phát hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân tài để cá nhân thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức, trau dồi phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương khóa XI về: Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn. NXB Đại học sư phạm;
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc: Ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 13/2011/TT/BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc: Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Tiểu học, trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục;
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn Dùng cho CBQL, GV THCS, THPT và GDTX. NXB Đại học sư phạm;
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục trung học (2016), Tài liệu hội thảo - Tập huấn đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2016 – Dự án phát triển THPT giai đoạn 2. Chuyên đề 3: “Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT”;
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/BGDĐT - GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc: Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/TTGDTX qua mạng;
110
8. Bộ Giáo dục Singapore (2009), Mô hình trường học ưu việt của Singapore, SEM;
10. Hoàng Minh Chí (2007), Các biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 – 2015. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương khoa học quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
12. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường. NXB Đại học Sư phạm; 13. Nguyễn Văn Đệ, Phạm Minh Hùng (2013), Giáo trình phương pháp nghiên cứu quản lý giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam;
14. Vũ Đình Hà (2016), Phát triển đội ngũ TTCM của các trường THPT thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Học viện quản lý giáo dục;
15. HaRoldKoontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;
16. Đỗ Thị Thu Hằng, Phạm Văn Thuần (2016), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; 17. Trần Kiểm (2016), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục. NXB Đại học sư phạm;
18. Trần Kiểm (2017), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. NXB Đại học sư phạm;
19. M.I. Kônđacốp (1984), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận, huyện. Trường CBQL Trung ương 1, Hà Nội;
20. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán Việt. NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội;
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học quốc gia Hà Nội;
111
22. C. Mác – Ph. Ăng ghen (1993), Toàn tập. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
23. Hồ Chí Minh (1988), Toàn tập, Tập 4. NXB Sự Thật, Hà Nội;
24. Trần Thị Nghĩa (2009), Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên Thăng Long – Đà Lạt. Trường ĐHSP Hà Nội;
25. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục. Trường CBQL Trung ương 1, Hà Nội;
26. Quốc Hội nước CHXHCN VN (2009), Luật giáo dục. NXB Lao động- xã hội, Hà Nội;
27. Trần Văn Tân (2012), Phát triển đội ngũ TTCM ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh. Trường Đại học Thái Nguyên;
28. Phạm Vương Tấn (2001), Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT chất lượng cao Chu Văn An, giai đoạn 2001 – 2015. Trường ĐHSP Hà Nội;
29. Lê Văn Thái (2012), Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện EAKAR, Đắk lắk. Trường ĐHSP Hà Nội;
30. Trần Quốc Thành (2003), Đại cương về khoa học quản lý - Giáo trình QLGD dùng cho học viên cao học. Trường ĐHSP Hà Nội;
31. Ngô Quốc Trí (2010), Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. Trường ĐHSP Thái Nguyên;
32. Đặng Cao Vân (2009), Giải pháp tăng cường quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Trường ĐHSP Hà Nội; 33. Từ điển Tiếng Việt (2001). NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội;
34. Trường THPT Mai Thanh Thế, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018;
112
35. Trường THPT Ngã Năm, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016, 2016- 2017, 2017-2018;
36. Trường THPT Lê Văn Tám, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018.
113
DANH MỤC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Bài báo: “Thực trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường trung học phổ thông ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng” đăng trên Tạp chí Giáo chức Việt Nam – số 149 tháng 9/2019 (tr.90-92);
P1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT
Về thực trạng đội ngũ TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm
(Dành cho Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM và phó TTCM)
Để có cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu vấn đề “Phát triển đội ngũ TTCM của các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng”, xin quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến cá nhân về các nội dung dưới đây (Bằng cách điền số hoặc đánh dấu X vào ô phù hợp). Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng những thông tin trong phiếu này vào mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất kì mục đích nào khác.
Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy (Cô)
Câu 1: Ông (Bà) vui lòng cho biết vài nét về bản thân
1. Đơn vị công tác:……….Chức vụ:…………..
2. Tuổi:…………. Dân tộc: …………..
3. Giới tính: Nam: Nữ: 4. Thâm niên công tác: - Số năm vào ngành: ………
- Số năm trực tiếp đứng lớp: ……….