B. NỘI DUNG
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo,
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM theo hướng cập nhật, hiện đại hóa, phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục.
Mục đích của biện pháp này là giúp cho đội ngũ TTCM đạt tới các tiêu chuẩn cần thiết của nhà quản lý giáo dục:
- Có năng lực lập kế hoạch, biết đưa các hoạt động của tổ vào kế hoạch hoạt động của tổ.
83
- Có khả năng xác định được hệ thống mục tiêu phấn đấu của TCM và xác định đúng thứ bậc ưu tiên của các mục tiêu đã chọn.
- Có khả năng tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. - Có năng lực am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội để vận dụng vào công việc.
- Có năng lực kiểm tra, đánh giá tất cả các mặt hoạt động của TCM và nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Để điều hành tốt hoạt động của TCM, người TTCM ngoài phẩm chất, năng lực chuyên môn thì TTCM cần phải có năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo. Chính vì vậy ngành giáo dục cũng như hiệu trưởng các trường THPT cần có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ TTCM. Việc bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đội ngũ TTCM có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhà trường. Trên thực tế đội ngũ TTCM của các trường THPT ở thị xã Ngã Năm chưa được qua đào tạo về công tác quản lý, lãnh đạo. Do vậy trong quá trình làm việc TTCM còn lúng túng và hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, công tác tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đội ngũ TTCM là nhiệm vụ cấp bách của các trường THPT và đây cũng được xem là một trong những khâu đột phá, góp phần đổi mới GD&ĐT hiện nay.
Để làm tốt công tác này, trước hết hiệu trưởng cần xác định nội dung bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho TTCM như sau:
- Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức:
+ Bồi dưỡng về lý luận chính trị, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. + Bồi dưỡng về đường lối chính sách phát triển KT-XH và GD&ĐT của Đảng, Nhà nước và của địa phương.
84
chất đạo đức nhà giáo.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, trước hết hiệu trưởng cung cấp các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Ngành và các cơ quan liên quan để giáo viên và đội ngũ TTCM nghiên cứu; Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đội ngũ TTCM, giáo viên của nhà trường và thực hiện các biện pháp sau:
+ Bồi dưỡng theo chuyên đề hàng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thông qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, hưởng ứng các cuộc vận động: Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”.
+ Nhà trường tạo điều kiện cho TTCM tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị. Ngoài ra cần tổ chức các phong trào thi đua, đồng thời kiểm tra, uốn nắn kịp thời những tư tưởng lệch lạc, thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm của một số GV, TTCM. Đặc biệt phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng để công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao hơn.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Trình độ chuyên môn được coi là một trong các tiêu chí quan trọng của người TTCM. Điều này giúp TTCM điều hành hoạt động TCM thuận lợi và hiệu quả.
Để nâng cao trình độ chuyên môn cho TTCM, hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Giúp TTCM nhận thức tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó TTCM tự học tập, tự bồi dưỡng bằng hình thức thiết thực như: nghiên cứu tài liệu tham khảo, trao đổi thông tin qua mạng Internet, soạn thảo các chuyên đề để trao đổi với giáo viên trong tổ, đi đầu trong phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học …
85
+ Xây dựng kế hoạch đi học cao học cho đội ngũ TTCM để nhanh chóng đạt 100% TTCM có trình độ Thạc sỹ về chuyên môn.
+ Cử TTCM tham gia bồi dưỡng thay sách, góp ý nội dung, chương trình mới do Bộ và Sở GD&ĐT tổ chức.
+ Phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức các hoạt động chuyên đề. + Bồi dưỡng về trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ TTCM bằng các hình thức: Tổ chức lớp học ngoại ngữ, tin học....
- Bồi dưỡng năng lực sư phạm:
Năng lực sư phạm của TTCM thể hiện ở năng lực dạy học, năng lực sử dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng, năng lực thuyết phục và tạo uy tín đối với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh...
Để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ TTCM, hiệu trưởng cần thực hiện hoạt động sau:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Hiệu trưởng quan tâm đối tượng cần bồi dưỡng đang là TTCM, phó TTCM, giáo viên sẽ là TTCM.
+ Bồi dưỡng tri thức và hiểu biết cho TTCM bằng hình thức như: tạo điều kiện cho TTCM tham gia các lớp, các khoá đào tạo cao học, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và tham gia nghiên cứu khoa học.
+ Bồi dưỡng kĩ năng dạy trên lớp: Đây là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ, năng lực của TTCM, của giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học. Muốn vậy, hiệu trưởng cần hướng dẫn TTCM tổ chức dự giờ, góp ý kiến, rút kinh nghiệm. Thường xuyên tổ chức các hội thi như hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp cụm và cấp tỉnh... nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của TTCM, của giáo viên.
- Bồi dưỡng năng lực quản lý:
86
lực quản lý nhưng thực tế đội ngũ TTCM của các trường THPT ở thị xã Ngã Năm chưa được qua đào tạo các lớp quản lý. Do vậy, trong quá trình làm việc TTCM gặp khó khăn và hiệu quả quản lý chưa cao. Để khắc phục tình trạng đó, hiệu trưởng cần bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM bằng hình thức sau:
+ Triển khai và thực hiện tốt chỉ thị số: 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQLGD tại đơn vị mình.
+ Cung cấp các văn bản quy định về trách nhiệm và quyền hạn của CBQL, TTCM, phó TTCM.
+ Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cho TTCM theo 4 kỹ năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
+ Hướng dẫn sinh hoạt TCM: Hiệu trưởng cần phải hướng dẫn TTCM cách thức tổ chức sinh hoạt TCM thiết thực và có hiệu quả. Tổ chức các buổi ngoại khoá, sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề phù hợp nội dung dạy học trong sách giáo khoa, tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo.
+ Hướng dẫn cho TTCM cách tổ chức các phong trào thi đua giữa các giáo viên trong tổ để động viên, khuyến khích giáo viên làm tốt công việc được giao.
+ Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá cho TTCM: Hiệu trưởng cần hướng dẫn TTCM xây dựng kế hoạch kiểm tra, trang bị cho TTCM văn bản hướng dẫn kiểm tra, đánh giá giáo viên, nội dung kiểm tra, chương trình kiểm tra, hình thức kiểm tra…
Để trở thành TTCM có uy tín, ngoài những năng lực trên thì người tổ trưởng cần có những năng lực như: Năng lực giao tiếp, thu phục quần chúng tập hợp lực lượng, năng lực tham mưu, năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ thông tin…
87
3.2.3.3. Cách thức thực hiện của biện pháp
Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức cả về nhận thức, khả năng quản lý, phương pháp lý luận và giải quyết các tình huống có vấn đề, chủ động học tập ngoại ngữ, tin học để làm công cụ nắm bắt tri thức tiên tiến của nhân loại trong thế kỷ 21.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM, đảm bảo mục tiêu đối tượng cần bồi dưỡng, đủ về số lượng và tăng về chất lượng, có chú ý mũi nhọn nòng cốt cho từng môn học.
Những TTCM được cử đi đào tạo sau Đại học phải thực sự có đủ năng lực, phẩm chất để sau khi được đào tạo có thể phát huy tác dụng tích cực trong công tác quản lý TCM, trong giảng dạy chương trình chuyên sâu, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi và tham gia nghiên cứu khoa học.
Các hình thức bồi dưỡng được tiến hành như: Tập trung ngắn hạn, dài hạn; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng theo chuyên đề; bồi dưỡng qua hoạt động của TCM; bồi dưỡng qua hội thảo khoa học; bồi dưỡng thông qua việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng thông qua việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố; thông qua báo cáo của các chuyên gia.
Mạnh dạn đưa việc thực hiện hội thảo chuyên đề phát triển đội ngũ TTCM trong sinh hoạt cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Ngã Năm hoặc các cụm trường THPT các huyện gần kề trên toàn tỉnh Sóc Trăng. Nêu cao các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm của đội ngũ TTCM, nhằm nâng cao vai trò gương mẫu thực hiện các chương trình giáo dục.
Việc đăng ký và thực hiện chuyên đề của TTCM đều phải tự nguyện, tự giác vừa là trách nhiệm, đồng thời vừa là nhu cầu học hỏi, hợp tác, chia sẻ để cùng tiến bộ và điều quan trọng hơn là tạo ra môi trường thân thiện, đoàn kết và phát triển trong nội bộ từng TCM.
88
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp
Dựa trên hệ thống văn bản pháp quy của ngành GD&ĐT, nhà trường cần có một chiến lược bồi dưỡng TTCM với các hành động cụ thể, thiết thực, đưa vào nghị quyết, phương hướng nhiệm vụ hàng năm; có các quy định cụ thể, rõ ràng về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đối với TTCM.
Phải quán triệt tới toàn thể đội ngũ TTCM trong nhà trường có nhận thức đúng đắn, có thái độ tích cực đối với công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Cơ sở vật chất nhà trường phải được đầu tư để đáp ứng các nhu cầu cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; có thư viện được trang bị đầy đủ các loại sách tham khảo, sách tra cứu tài liệu cần thiết; có đủ phòng học bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm đạt chuẩn; phòng máy, phòng làm việc nối mạng internet đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học.
Có nhận thức đổi mới về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, thể hiện được ý thức cao, quan điểm tự giác học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Chủ động tìm mọi biện pháp học tập, bồi dưỡng thích hợp, luôn luôn không ngừng học hỏi, phát huy khả năng sáng tạo của từng tổ chuyên môn và năng lực của tổ trưởng, tổ phó để góp phần vào việc xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung bồi dưỡng cần thiết, phù hợp và luôn cập nhật để không ngừng nâng cao trình độ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.