B. NỘI DUNG
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các
TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG
2.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Xác định chính xác các mặt mạnh để phát huy, các mặt yếu, các mâu thuẫn để khắc phục.
2.2.2. Nội dung khảo sát.
Nội dung khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng gồm:
- Thực trạng đội ngũ TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Thực trạng phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
2.2.3. Mẫu khảo sát và khách thể khảo sát
Xây dựng mẫu khảo sát gồm ba mức độ tốt, trung bình và yếu dành chung cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM và phó TTCM, mức độ tốt đánh giá 3 điểm, trung bình đánh giá 2 điểm và yếu đánh giá 1 điểm.
Giá trị trung bình nằm trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 1 và nhở hơn hoặc bằng 3.
Miền xác định = giá trị max – giá trị min Độ lệch = miền xác định / 3
Khách thể khảo sát là 48 đối tượng là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM và phó TTCM của các trường THPT trên địa bàn thị xã Ngã Năm.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
41
thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng theo tiến trình sau:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu hỏi ý kiến (dành chung cho hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, TTCM và phó TTCM).
Bước 2: Lựa chọn đối tượng khảo sát.
Tác giả tiến hành khảo sát trên 48 người trong đó có 09 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), 24 TTCM, 15 phó TTCM ở các trường THPT ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
Bước 3: Lấy ý kiến của hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, TTCM, phó TTCM và xử lý kết quả khảo sát. Kết quả khảo sát được đánh giá theo 3 mức độ: Tốt; trung bình và chưa tốt.
Bước 4: Xử lý số liệu, số liệu được tiến hành theo phương pháp cho điểm (Tốt 3; trung bình 2; yếu 1), tính tổng điểm, tính giá trị trung bình, xếp thứ bậc.