Biện pháp 5: Xây dựng môi trường làm việc và tổ chức thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường THPT ở thị xã ngã năm, tỉnh sóc trăng (Trang 103 - 106)

B. NỘI DUNG

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng môi trường làm việc và tổ chức thực

chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy đội ngũ TTCM phát triển. Mục đích cần đạt được của biện pháp này thể hiện qua các tiêu chuẩn sau:

- Thực hiện chính sách tiền lương nhanh chóng, đầy đủ.

- Ưu tiên công việc, cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Chế độ khen thưởng hợp lý, kịp thời.

- Tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu. - Xây dựng, nhân rộng điển hình TTCM giỏi. - Trang bị điều kiện vật chất, thiết bị dạy học.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Quản lý giáo dục là một nghề khó, đòi hỏi người CBQLGD phải tâm huyết với nghề, phải nỗ lực phấn đấu, phải có nghệ thuật, tài trí, khéo léo và

93

đầu tư công sức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để tạo động lực cho hoạt động quản lý và phát huy nội lực của CBQLGD, cần phải có những chính sách động viên khuyến khích cả vật chất và tinh thần cho CBQLGD, đặc biệt là đối với đội ngũ TTCM. Hơn nữa, hiệu quả hoạt động quản lý của Hiệu trưởng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ TTCM mà họ trực tiếp quản lý. Do đó, người Hiệu trưởng cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để động viên khuyến khích đội ngũ TTCM và các chế độ chính sách, thể hiện qua một số mặt sau:

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, công bằng, hợp lý.

- Xây dựng chế độ ưu đãi, động viên TTCM đi học, nâng cao trình độ chuyện môn, tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, quản lý giáo dục, đặc biệt đối với những TTCM hoặc giáo viên là người địa phương gắn bó lâu dài với nhà trường. Ưu tiên đào tạo thạc sĩ, tạo cơ hội thăng tiến, tạo chế độ khen thưởng hợp lý khi TTCM có sáng kiến trong việc điều hành hoạt động tổ chuyên môn hiệu quả.

- Tạo cơ hội để tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu về công tác quản lý TCM trường THPT bằng việc tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu cho TTCM với các trường THPT trong và ngoài tỉnh, nhằm giúp các TTCM trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế quản lý TCM của mình.

- Hiệu trưởng cần tham mưu cho cấp trên xây dựng các chính sách, chế độ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của TTCM và GV. Có chế độ ưu đãi đối với TTCM giỏi, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

- Đảm bảo sự công bằng trong việc hoạch định chế độ hưởng thụ, thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, chi tiêu nội bộ.

94

- Khen thưởng và nhân rộng điển hình TTCM có thành tích xuất sắc trong trường, giới thiệu gương TTCM điển hình cho các đơn vị bạn để học hỏi lẫn nhau.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

Xây dựng nhà trường thật sự là môi trường văn hóa, môi trường dân chủ. Vì lao động của đội ngũ TTCM, đội ngũ giáo viên là lao động trí tuệ, có dấu ấn của yếu tố sáng tạo. Một môi trường thật sự dân chủ là yếu tố quan trọng để mỗi TTCM phát huy năng lực sở trường của mình và có điều kiện phát huy tính sáng tạo trong dạy học và nghiên cứu khoa học.

Phải chú ý trang bị điều kiện, phương tiện, kinh phí làm việc cho các TCM để từng TCM chủ động hoạt động, phát huy được tính sáng tạo, làm việc có hiệu quả, đóng góp cho sự thành công chung của nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường cần tích cực đề nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với TTCM phù hợp với tình hình mới.

Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó cần thay đổi một số chế độ như hệ số thu nhập tăng thêm, thay đổi cách tính hưởng thu nhập tăng thêm theo hệ số lương cộng với phụ cấp chức vụ, trách nhiệm.

Tạo nhiều cơ hội để đội ngũ TTCM được giao lưu, học tập kinh nghiệm giáo dục tốt ở các trường THPT toàn tỉnh; được tiếp xúc, tiếp cận với công nghệ, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, tiếp cận với thực tiễn xã hội. Tạo điều kiện để TTCM có trình độ chuyên môn cao tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp ngành, cấp thành phố, tham gia viết bài đăng trên các tạp chí, tập san có uy tín của ngành giáo dục đào tạo. Đó chính là môi trường thuận lợi cho TTCM phát triển và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình trong việc khám phá tri thức khoa học.

95

Ngoài ra, cần phải quan tâm đến công tác đánh giá, xếp loại TTCM hàng năm trên cơ sở có căn cứ khoa học, khách quan để thực hiện việc luân chuyển, sàng lọc... đối với những TTCM yếu về trình độ quản lý chuyên môn, về phẩm chất, về năng lực giảng dạy, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp

Tạo cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi đáp ứng nhu cầu công tác quản lý, công tác giảng dạy cho TTCM. Ngoài việc thực hiện các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ TTCM trong môi trường làm việc hiện nay, nhà trường, các cấp liên quan cần bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách phù hợp với chức năng công việc được giao, đặc thù bộ môn, điều kiện, thời gian, môi trường làm việc để tạo động lực, động viên, khuyến khích và nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm để tạo ra động lực tinh thần cho sức mạnh của cả đội ngũ. Trong nhà trường, sự đoàn kết nhât trí của đội ngũ TTCM là điều kiện để tối ưu hóa các hoạt động của nhà trường.

Nhà trường cần dành ra một khoản kinh phí để đầu tư cho phòng giáo viên, thư viện, chuẩn bị CSVC cho các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ, tổ chức chu đáo, có chất lượng và thu hút được sự quan tâm của TTCM, của giáo viên vào các hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường THPT ở thị xã ngã năm, tỉnh sóc trăng (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)