Chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 33 - 40)

7. Kết cấu nội dung của luận văn

1.3. Chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về nâng cao chất

Tiền lương và các chế độđãi ngộ đối với giáo viên thấp nên đời sống của đa số cán bộ giáo viên các trường còn gặp nhiều khó khăn, do vậy giáo viên không có điều kiện đểđầu tư nâng cao trình độ, không tạo động lực công tác và sự yên tâm gắn bó với nghề. Chế độđãi ngộ thấp không tạo được sức hút để lao động đến đầu quân cho các trường, nhất là đối với những lao động có trình độ caọ

1.3. Chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lượng đội ngũ giảng viên

1.3.1. Quan điểm chủ trương của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

- Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam các khoá VI,VII,VIII, IX, XỊ

- Nghị quyết TW III khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ;

- Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nghị quyết chỉ rõ những tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo

đến năm 2020 là:

- Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục - đào tạo là nhằm xác định những con người và thế hệ thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sạch, có ý chí kiên cường để xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc; CNH, HĐH đất nước; giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hộị

- Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.

- Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. - Thực hiện công bằng trong giáo dục - đào tạo để mọi người ai cũng

được học hành.

- Các trường công lập giữ vai trò nòng cốt đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2014 của các tỉnh thuộc khu vực Đồng Tháp Mườị

- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Đồng Tháp xác định các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực đề nghị Chính phủ nâng trường Đại học Sư

phạm Đồng Tháp thành trường Đại học đa ngành, Phấn đấu đến năm 2015, nâng số sinh viên đại học, cao đẳng đạt 170 người/ 1 vạn dân.

Mục tiêu chung

Xây dựng đội ngũ giảng viên, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo NNL,

đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá NNL giảng viên có đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng để chuyển tải những chính sách, triết lý phát triển giáo dục vào thực tiễn.

- Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên ĐNGV của tất cả các cấp và các loại hình GD&ĐT theo chuẩn quy định. Chuẩn bị tiềm lực và phương pháp để đội ngũ giảng viên có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đờị

- Điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ giảng viên theo yêu cầu mới của ngành và phù hợp với năng lực, phẩm chất của từng người; có cơ chế thay thế

khi không đáp ứng yêu cầụ

- Thông qua công tác đào tạo, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, từng bước hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đạt trình độ khu vực và quốc tế

làm hạt nhân cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của đất nước.

- Đối với các trường ĐH, cần khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độĐNGV; Tăng tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ; Tạo điều kiện để GV được tiếp cận với tri thức và các thành tựu khoa học, công nghệ mới của thế giới, ưu tiên gửi đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoàị

1.3.2. Chính sách pháp luật của nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Các văn bản xây dựng và phát triển nâng cao chất lượng ĐNGV dựa trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về phát triển GD&ĐT, cụ thể:

- Luật Giáo dục 2005;

- Nghị quyết 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội Khoá XI; - Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010;

- Nghịđịnh số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

- Quyết định 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Đề án đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020; - Quyết định số 64/2008/QĐ- Bộ GD&ĐT ngày 28/11/2008 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chếđộ làm việc đối với giảng viên; - Quyết định số 08/2003/ QĐ-TTg ngày 10/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp.

Theo Quyết định này, trường ĐHSP Đồng Tháp có nhiệm vụ:

- Đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông các cấp học cho tỉnh

đồng Tháp và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV, cán bộ

quản lý giáo dục.

- Nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học phục vụ

phát triển KTXH.

- Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 26/8/2005 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng

đến năm 2020.

- Ngày 20/01/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số

20/2006/QĐ -TTg về việc phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010.

- Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 chỉ rõ: Tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam . .Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực KHCN trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu phát triển giáo dục, cần có những giải pháp đồng bộ mà trong đó tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đội ngũ, hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân... là những giải pháp hết sức quan trọng.

- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020

khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩạ

- Ngoài ra còn căn cứ vào các Chỉ thị, Nghị quyết sau:

- Công văn số 9983/KHTC ngày 10/10/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Sư phạm

Đồng Tháp.

- Quyết định số 429/QĐ-UB.ĐT ngày 31/10/2001 của UBND tỉnh

Đồng Tháp về việc thu hồi và giao đất cho Ban Quản lý dự án các công trình thuộc Sở GD&ĐT để xây dựng mở rộng trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp. - Văn bản số 130/VPUB-XDCB ngày 02/10/2003 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc qui hoạch đất phát triển trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp.

1.4. Kinh nghiệm các trường về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

1.4.1. Kinh nghiệm Học viện Lục Quân

Trải qua 61 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Lục quân (HVLQ) đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báụ Một trong những bài học kinh nghiệm ấy là thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ

giảng viên có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ và năng lực chuyên môn ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, thực sự giữ vai trò động lực trong việc nâng cao chất lượng GD & ĐT ở Học viện.

Thực tiễn đã chứng minh: có thầy giỏi mới có trò giỏi; thầy giỏi, trò giỏi là hai nhân tố quyết định đến chất lượng GD&ĐT. Ngày nay, đất nước

đang thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc XHCN, GD&ĐT được xác định là quốc sách hàng đầu, thì vai trò người thầy càng trở nên quan trọng, là đội quân chủ lực trong việc thực hiện quốc sách đó. Hội nghị Trung ương 2 (Khoá VIII) đề ra chiến lược GD&ĐT,

Nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới

đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng GD&ĐT, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh toàn diện, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaọ Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTƯ của Đảng uỷ

Quân sự Trung ương, ngày 29-3-2007 về “Công tác giáo dục- đào tạo trong tình hình mới” đã xác định, đổi mới toàn diện công tác GD&ĐT và xây dựng Nhà trường quân đội theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa", tạo sự chuyển biến cơ bản và vững chắc về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT và nghiên cứu khoa học;

đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân.

Quán triệt tinh thần đó, đồng thời trên cơ sở nắm vững quan điểm,

đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, HVLQ luôn nêu cao tinh thần tự

lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, trở thành một trung tâm đào tạo cán bộ chỉ huy - tham mưu, binh chủng hợp thành cấp trung đoàn, sư đoàn, cán bộ quân sự địa phương cấp tỉnh (thành), cán bộ chuyên ngành binh chủng, hoàn thiện trình độđại học cho cán bộ, đào tạo giảng viên chiến thuật, đào tạo sau đại học và đào tạo học viên quân sự quốc tế; đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học quân sự của quân độị Để thực hiện tốt nhiệm vụ, trên cơ sở phát huy những bài học kinh nghiệm đã tích luỹ, chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện, Học viện đã chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại; tích cực đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đảng uỷ Học viện đã ra Nghị quyết chuyên đề "Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên" (2008). Trên cơ sở đó, Thường vụ Đảng uỷ, Ban Giám đốc đã chỉ đạo tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên, từđó, xây dựng quy hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ giảng viên một cách

cơ bản, cân đối giữa yêu cầu trước mắt và lâu dài, giữa số lượng và chất lượng, đảm bảo sự chuyển tiếp vững chắc, nhằm ổn định và phát triển các thế

hệ giảng viên. Để đảm bảo số lượng giảng viên, Học viện tích cực đề nghị

trên bổ sung; đồng thời, tuyển chọn trong số học viên tốt nghiệp đạt kết quả

tốt, có khả năng làm công tác giảng dạy để bồi dưỡng thành giảng viên, bổ

sung vào đội ngũ. Để nâng cao trình độ toàn diện và chuyên sâu cho đội ngũ

giảng viên, Học viện vận dụng kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tích cực, nhưđào tạo chính quy, đào tạo tại chức theo phương pháp tích luỹ học phần,

đào tạo bổ sung hoàn thiện kiến thức, đào tạo lại, đào tạo sau đại học, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học... Từ năm 1995 đến nay, Học viện

đã cử 343 giảng viên đi đào tạo sau đại học tại các học viện, nhà trường ở

trong, ngoài quân đội và tại các trường quân sựở nước ngoài; 360 giảng viên tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học; hàng trăm giảng viên tham gia các loại hình đào tạo ngắn hạn khác. Hiện nay, các khoa của Học viện đã đủ giảng viên theo biên chế; 100% giảng viên có trình độ đại học trở lên, trong đó, trình độ sau đại học là 191 đồng chí (35 tiến sĩ, 156 thạc sĩ), chiếm tỷ lệ 69,71%, có 1 giáo sư, 13 phó giáo sư, 1 nhà giáo nhân dân, 6 nhà giáo ưu tú. Đây là nguồn lực chủ yếu để xây dựng đội ngũ giảng viên chủ

chốt của các Khoa và của Học viện.

Với tính chất đặc thù của nhà trường quân sự, Học viện luôn xác định vừa phải nâng cao năng lực, trí tuệ, kỹ năng sư phạm, vừa phải giữ vững và phát huy kinh nghiệm chiến đấu truyền thống trong đội ngũ giảng viên. Để

thực hiện yêu cầu đó, Học viện đã tổ chức biên soạn tổng kết chiến thuật, chiến lệ về các trận chiến đấu điển hình, phổ biến kinh nghiệm chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giới thiệu những kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng đơn vị, công tác quân sự, quốc phòng ở địa phương và ở

tế ở đơn vị, địa phương, đảm nhiệm các cương vị quản lý, chỉ huy ngang hoặc trên cấp đào tạo, nhằm nâng cao năng lực, trình độ, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)