7. Kết cấu nội dung của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm Đạihọc Hải Phòng
Đề cập về vấn đề giáo dục, Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng xác định “phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt”. Điều này càng quan trọng hơn
ở các trường đại học. Tại Hải Phòng, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng, Nghị quyết Đại hội 14 Đảng bộ thành phố, hệ thống các trường đại học thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Việc đầu tư cho công tác đào tạo ngày càng tăng, trang thiết bị trường học được đổi mới; quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng, tại các trường
đại học hiện có trên 50 nghìn sinh viên. Các trường đại học tại Hải Phòng đều có diện tích đạt chuẩn, các công trình kiến trúc quy mô to đẹp. Trường đại học Dân lập Hải Phòng có Khu liên hợp Thể dục thể thao: khách sạn sinh viên, nhà ăn sinh viên, nhà tập đa năng, bể bơi, sân vận động. Trường đại học Hàng hải có những phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế trị giá cả triệu USD. Trường đại học Hải Phòng có hàng nghìn phòng học, phòng làm việc, khu ký túc xá sinh viên...
Những năm qua, các trường chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên với quan niệm đội ngũ giảng viên luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng hàng
đầụ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng xác định: “Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng. Thực hiện chiến lược này trong hoàn cảnh cụ thể của thành phố Cảng, các trường đại học ở Hải Phòng đáp
ứng được yêu cầu phát triển số lượng. Lực lượng giảng viên tại các trường đại học ở Hải Phòng hiện có trên 2000 người, đủ sức đảm nhận giảng dạy ở các
hệđào tạọ Số giờ dạy của giảng viên bảo đảm đúng Quyết định 64/2008/QĐ- BGDĐT quy định giờ chuẩn của giảng viên là 260-280 giờ/năm. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ giảng viên/sinh viên bình quân ở nước ta là 1/28, thậm chí có trường 1/30, trong khi đó, ở Hải Phòng là 1/25; các nước khác là 1/15 hoặc 1/20. So sánh như vậy để thấy quy mô giảng viên ở các trường đại học Hải Phòng là khá cao so với mặt bằng toàn quốc.
Về chất lượng, các trường có bước chuyển khá nhanh chóng khắc phục các yếu kém trong bố trí, sắp xếp và sử dụng, xây dựng đội ngũ giảng viên
đồng bộ về cơ cấu và bảo đảm các yêu cầu về năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Trường đại học Dân lập Hải Phòng, đến nay có 82% số cán bộ, giảng viên có trình độ sau đại học. Trường đại học Hàng hải với dấu ấn mạnh nhất trong những năm gần đây là xây dựng đội ngũ chuẩn. Tính riêng năm 2011, trường tuyển sinh 201 học viên cao học và 9 nghiên cứu sinh, tổ chức bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cho 3 nghiên cứu sinh và tổ chức bảo vệ tốt nghiệp và trao bằng cho 136 tân thạc sĩ. Hiện tại, nhà trường có 16 giáo sư, phó giáo sư, 72 tiến sĩ, 353 thạc sĩ. Trường đại học Hải Phòng hiện có hơn 800 cán bộ, giảng viên, nhân viên trong đó có hơn 500 giảng viên. Cán bộ giảng dạy có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đạt hơn 70% đáp ứng tốt yêu cầu của một trường đại học đa ngành.
Hiện tại các trường tiếp tục công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực làm giảng viên vẫn là ưu tiên hàng đầụ Qua khảo sát tại 3 trường đại học, số giảng viên đang theo học nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài có trên 70 người, số đào tạo trình độ thạc sĩ gần 200 ngườị Như vậy trong tương lai gần, các trường đại học ở Hải Phòng sẽ cải thiện được chất lượng đào tạo hiện tại và vươn lên tầm cao mớị
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường đại học Dân lập Hải Phòng, để làm được điều đó, các trường đại học
ở Hải Phòng có chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên rất khoa học, coi giảng viên là số 1, đồng thời có những cơ chế cụ thể hỗ trợ kinh phí, giờ làm, thi đua khen thưởng…Trường đại học Dân lập Hải Phòng, hằng năm nhà trường dành 3 đến 4 tỷđồng cho công tác bồi dưỡng đội ngũ.
Tuy vậy, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính bình quân cả nước đến tháng 8-2010, số giảng viên là giáo sư có 320 người/61.190 giảng viên, đạt tỷ lệ
0,52%; số giảng viên có học hàm phó giáo sư là 1.966 người, đạt tỷ lệ 3,21 %. Thực trạng tỷ lệ này ở các trường đại học Hải Phòng không thấp như vậy, song sự thiếu hụt vềđội ngũ giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ vẫn là điều đáng bàn.
Tóm tắt chương 1
Chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi nhà trường. Giảng viên có vai trò rất lớn trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước nói chung, cho từng ngành, lĩnh vực nói riêng. Nâng cao chất lượng
ĐNGV có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của mỗi nhà trường. Vì thế việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên sẽ là cơ sở vững chắc và là định hướng cho việc định ra các chiến lược, kế hoạch phát triển đúng đắn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, của Ngành cũng như nhu cầu thực tiễn, trong tiến trình phát triển của nhà trường, khẳng định vị thế và tạo lập uy tín cho Trường.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên đã làm bộc lộ rõ bản chất một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên; biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐNGV. Nhà trường muốn phát
triển, khẳng định vị thế, thương hiệu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng có nhiều biện pháp để thực hiện, vai trò vị trí quan trọng nhất đó là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên...
Tìm hiểu nghiên cứu nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, năng lực giảng viên, kinh nghiệm một số trường đại học trong nước, một số
quốc giạ
Để việc tạo uy tín và nâng cao chất lượng, Trường ĐHĐT phải có những giải pháp tác động đến nâng cao chất lượng ĐNGV nhằm đạt được mục tiêu mong muốn đó là phát triển nhà trường theo chiều hướng đi lên. Những cơ sở lý luận được nêu ra ở chương 1 sẽ được soi vào thực tiễn nhà trường trong chương 2, tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần phát triển nhà trường lên tầm cao mớị
Vì vậy việc nâng cao chất lượng ĐNGV Trường Đại học Đồng Tháp là yêu cầu cấp thiết, và thực hiện nhiệm vụ chiến lược phù hợp với xu thế khách quan của Đại học Đồng Tháp trong giai đoạn phát triển KT- XH hiện naỵ
Chương 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP