Hoàn thiện công tác đào tạo bồidưỡ ng, nâng cao trình độ phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 97 - 103)

7. Kết cấu nội dung của luận văn

3.3.2. Hoàn thiện công tác đào tạo bồidưỡ ng, nâng cao trình độ phẩm

Với mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, việc đào tạo bồi dưỡng ĐNGV sau đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là đòi hỏi cấp bách. “Đại lượng” chất lượng giảng viên không thể bất biến, cả về bề rộng và chiều sâu của nội hàm. Rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực nghề

tuyệt nhiên không có điểm dừng. Chính vì vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu đối với GDĐH nói chung và cách tân, hoàn thiện ĐNGV nói riêng, trường ĐHĐT coi việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực người ĐNGV sẽ có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo tính tồn tại và thống nhất để phát triển.

- Xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng

+Loại nhu cầu thứ nhất, gọi là nhu cầu đạt chuẩn trình độ:

Cần đào tạo bồi dưỡng giảng viên tiềm lực chuyên môn để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt và tiêu chuẩn chất lượng cán bộ theo chức danh GV,

đạt tỉ lệ chuẩn của điều lệ trường ĐH.

Hiện nay còn có một số cán bộ là trưởng bộ môn chỉ trình độ cử nhân, hoặc đang học cao học, cần được ưu tiên đào tạo nâng cấp để có đủ năng lực lãnh đạo chuyên môn. Không những thế, trong vài năm tới cần phải đào tạo nguồn cho cấp trưởng khoa, trưởng bộ môn tiếp tục nghiên cứu sinh có bằng tiến sĩđểđáp ứng chuẩn điều lệ trường ĐH.

+ Loại nhu cầu thứ hai, gọi là nhu cầu chuẩn kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; đó là: bồi dưỡng năng lực sư phạm cho các giảng viên mới, giảng viên ngoài ngành sư phạm để nâng cao kĩ năng sử dụng các PPDH cũng như xử lý các tình huống sư phạm nói chung của ĐNGV, góp phần thay đổi chất lượng dạy ĐH. Để họ thực thi các nghiệp vụ sư phạm mới mà trường đã đề ra như: thay đổi phương pháp giảng dạy, cải tiến bài giảng, rút ngắn thời gian giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương tiện kỉ thuật hiện đại vào dạy học…họ là những “đầu tàu”, lực lượng chính trong công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy đại học hiện naỵ

+ Loại nhu cầu thứ ba, gọi là: nhu cầu đạt chuẩn giảng viên đầu đàn,

nhằm chủ động đào tạo nguồn giảng viên có chất lượng, củng cố hình ảnh, thương hiệu cho Đại học Đồng Tháp.

Nội dung đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên ở trường ĐH là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu cần đào tạo bồi dưỡng ĐNGV theo tôi, cần tập chung chủ yếu vào hướng chuẩn hóa chức danh mà người giảng viên đang giử trong ngạch, bậc công chức; đồng thời, nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực người giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH.

Hình 3.1. Quy trình chi tiết đào tạo bồi dưỡng

Bước Nội dung công việc Trách nhiệm

1 Tìm hiểu-phân tích yêu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo, chiến lược phát triển của trường.

Trưởng các đơn vị 2 Lựa chọn hoặc thiết kế chương trình đào tạo cho phù

hợp với thời lượng và yêu cầu bồi dưỡng nhân lực.

Trưởng phòng TCCB

3 Phòng TCCB trình Hiệu trưởng để kiểm tra, xem xét tính hợp lý của chương trình; phê duyệt (nếu đồng ý).

Hiệu trưởng

4 Dự thảo kế họach đào tạo, trình Hiệu trưởng xem xét. Trưởng phòng TCCB và Trưởng phòng TCKT

5 Xem xét và duyệt (nếu đồng ý) Hiệu trưởng

6 Tổ chức thực hiện: Tuyển lựa giáo viên giảng dạy phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng, lựa chọn tài liệu, giáo trình thích hợp nhất là đối với các chương trình nước ngoài và làm các thủ tục cần thiết để mở lớp.

Trưởng phòng TCCB

7 Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin phản hồi của học viên, nhằm hòan thiện nội dung chương trình đào tạo cho thời gian tới, phương pháp cập nhật thông tin bằng phiếu thăm dò, dự giờ và các phương pháp khác.

Nhân viên phòng TCCB

8 Đánh giá tính hiệu quả của công tác đào tạo phát triển đội ngũ nguồn nhân lực, lập báo cáo trình Hiệu trưởng (Tháng 7 hàng năm). Các hồ sơ đào tạo được lưu giữ tại Phòng TCCB

Trưởng phòng TCCB

- Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên

Một là, đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch vềđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của ĐHĐT theo từng loại: cán bộ quản lý cấp cao; giảng viên và nghiên cứu viên cơ hữu; cán bộ quản lý;

Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý theo chức trách, nhiệm vụđang đảm nhận;

Ba là, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng về quản lý; kết hợp phương pháp truyền thống với hiện đại, giữa trong nước và ngoài nước bằng nhiều hình thức, nhiều cấp độ;

Bốn là, chương trình phải được thiết kế liên thông, tránh sự trùng lặp, tăng tỷ lệ tình huống, thực hành, giảm lý thuyết.

Hiện nay nhà trường phải chú trọng việc tạo điều kiện cùng với các ban ngành trên địa bàn có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh nhiều hơn nữạ

Thực trạng của công tác đào tạo và phát triển ĐNGV tại ĐHĐT những năm vừa qua có sự chuyển biến vượt bặc đáng kể, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng của trường.

Tuy nhiên vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất là BGH nên xác định từng thời điểm và từng giai đoạn để thực hiện vấn đề nàỵ

+ Có kế hoạch chủ động đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ hoặc liên kết với các trường các học viện khác;

+ Nhà trường nên chủđộng xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước;

uy tín đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ (phía đối tác cấp bằng);

+ Chủđộng thu hút và tuyển thêm các cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục và đào tạo có bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ hoặc đang học cao học, làm nghiên cứu sinh về những ngành mà trường đang thiếu;

+ Hợp đồng bán thời gian với một số giảng viên có bằng Tiến sỹ, PGS, GS, của Trường đã nghỉ hưu còn đủ sức khoẻ tâm huyết nghề nghiệp tham gia

đào tạo và nghiên cứu khoa học;

+ Xây dựng Đề án, tìm kiếm ngân sách gửi cán bộđi học tập bồi dưỡng và đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình, các dự án;

+ Xây dựng cơ chếđể thu hút nhiều chuyên gia giỏi từ các cơ sở nghiên cứu và sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước hỗ trợ cho việc giảng dạy;

+ Đào tạo bồi dưỡng giảng viên giảng dạy và nghiên cứu có đủ năng lực: chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ; năng lực tư duy xem xét

độc lập, năng lực hợp tác; năng lực tự học, tự phát triển sáng tạo;

+ Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh trạnh. Có chiến lược lựa chọn sinh viên tốt nghiệp khá giỏi, cán bộ về khoa học kinh tế xã hội có năng lực kinh qua công tác tại các cơ sở

giáo dục và kinh tế bổ sung cho đội ngũ;Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ kế

cận từ cấp cơ sở trở lên. Có giải pháp thu hút các cán bộ và nhà giáo có trình

độ cao về trường. Tuyển dụng những sinh viên giỏi và xuất sắc để tiếp tục đào tạo thành giảng viên có trình độ caọ Chủđộng xây dựng kế hoạch đưa cán bộ đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí trong và ngoài nước. Mở rộng quan hệ hợp tác về đào tạo và NCKH với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Khuyến khích động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tự bồi dưỡng, có cơ chế sàng lọc cán bộ theo các tiêu chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ. Xây dựng qui định sinh hoạt thường xuyên, đảm bảo cho cán bộ

chức và quản lý việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Có chếđộ và qui định về bồi dưỡng cán bộ kế

cận, khắc phục sự hụt hẩng đội ngũ giảng viên.

- Xây dựng môi trường văn hóa học đường, đạo đức nghề nghiệp đội ngũ giảng viên

Môi trường văn hóa học đường trong trường Đại học. Đó là thái độ và hành vi giao tiếp giữa sinh viên với nhau, giữa sinh viên với giáo viên, thái độ ứng xửđối với môi trường, cảnh quan…

Nhà trường nên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của sinh viên một cách thiết thực như thư

viện, phòng học, phòng tự học, sân bãi thể thaọ Không thể yêu cầu hay phát

động mọi người xây dựng môi trường văn hóa, sống có văn hóa mọi lúc mọi nơi trong khi các cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ thực hiện điều đó lại thiếu hoặc không có.

Nên tổ chức các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội cần có tính thực chất hơn, có chất lượng và hiệu quả xã hội hơn, không chạy theo hình thức, tổ chức những phong trào không thiết thực với đời sống sinh viên cũng như thực tếở địa phương.

Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ thu hút sinh viên tham gia như chiếu phim vào các buổi tối cuối tuần, câu lạc bộ hát với nhau, câu lạc bộ đờn ca tài tử, các câu lạc bộ bạn giúp bạn vượt khó trong học tập, câu lạc bộ thể thao…

- Xây dựng chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhà giáo

Mọi cán bộ, công chức đều phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ về

“Đạo đức công dân” và “Đạo đức cách mạng”. Xã hội có nhiều nghề. Là dân của một nước dân chủ thì phải có đạo đức công dân. Là người làm cách mạng

thì phải có đạo đức cách mạng. Làm nghề y phải có y đức. Làm nghề giáo viên phải có đạo đức sư phạm. Làm công tác quản lý càng phải có đạo đức nghề nghiệp và phải được đào tạo, rèn luyện một cách nghiêm cẩn. Hồ Chí Minh không tách đạo đức ra khỏi chuyên môn (đức phải đi liền với tài) không tách đạo đức ra khỏi một con người cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)