7. Kết cấu nội dung của luận văn
2.2.1. Về số lượng và chất lượng độingũ giảng viên
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục nói chung và người thầy giáo nói riêng. Đây là nhân tố hết sức quan trọng và là nhân tố
quyết định cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước tạ
Ngay từ những năm đầu hoà bình mới lập lại ở miền Bắc, tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I ngày 12 tháng 6 năm 1956, Bác Hồ đã nói: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục". Trong lần về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà nội ngày 21 tháng 10 năm 1964, Bác đã nói về tầm quan trọng của người thầy giáo và phẩm chất người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục. Bác nói: "Thầy cũng như
trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường mình. Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo là rất quan trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về
Ngày nay đội ngũ giảng viên trong trường ĐH & CĐ được coi là một nguồn lực quan trọng thực hiện đổi mới giáo dục đại học, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vì:
Thứ nhất, giảng viên chính là những người trực tiếp thực hiện và quyết
định việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Thứ hai, trong bối cảnh xã hội đầy biến động như hiện nay, ngày càng nhiều yêu cầu đặt ra cho nhà trường, thì nhà trường ĐH & CĐ chỉ có thểđáp
ứng được nhanh nhạy các yêu cầu đó nếu có một đội ngũ giảng viên đủ mạnh, luôn sẵn sàng điều chỉnh thích ứng trong điều kiện mớị
Thứ ba, chính đội ngũ giảng viên, bằng năng lực thực sự, lòng yêu nghề, say mê nghiên cứu khoa học, mới có thể cung cấp cho xã hội loại sản phẩm có giá trị nhất, quyết định sự phát triển đó là nguồn nhân lực được đào tạo, nguồn nhân lực có chất lượng caọ
Trong Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng và được xã hội tôn vinh.
Vai trò nhà giáo được Quốc hội nước ta khẳng định trong điều 15 luật giáo dục năm 2005:
"Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách sử dụng, đãi ngộ, đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học".
Ngành giáo dục và đào tạo cũng đã khẳng định:"Đội ngũ cán bộ giảng dạy giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo và là lực lượng chủ công thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của nhà trường".
Đội ngũ giảng viên với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, các trường
ĐH & CĐ cần xây dựng một đội ngũ giảng viên có năng lực, tận tâm với nghề
nghiệp và có khả năng thích ứng cao, đủ sức gánh vác trọng trách của mình
đối với sự phát triển và đổi mới giáo dục đại học.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn đểđảm bảo yêu cầu phát triển, chú ý xây dựng một bộ phận giáo viên cho chất lượng caọ Bên cạnh đó, trường cần xây dựng
đội ngũ giáo viên kiêm chức trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị lựa chọn CB,CC,VC đã qua đào tạo đúng chuẩn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm thực tiễn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Là một trong những trường mới thành lập tại khu vực ĐBSCL. Những năm qua Đảng ủy, BGH Trường ĐHĐT đã tập trung khuyến khích hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên với số lượng và chất lượng tăng lên đáng kể, phần nào đáp ứng nhu cầu dạy học của Trường đề rạ Tính đến thời điểm (31/12/2010), đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của Trường là 501 người, trong đó: Bảng 2.5: Trình độđội ngũ cán bộ giảng viên Năm Tổng số CBGV Trình độ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học SL % SL % SL % 2006 249 1 0.4 54 21.7 194 77.9 2007 369 3 0.8 150 40.7 216 58.5 2008 413 8 1.9 150 36.3 255 61.7 2009 494 12 2.4 152 30.8 330 66.8 2010 501 23 4.59 198 39.5 280 55.9 (Nguồn Phòng Tổ chức ĐHĐT)
Biểu đồ 2.3: Trình độđội ngũ cán bộ giảng 0.4 1.9 2.4 77.9 58.5 61.7 4.59 0.8 39.5 30.8 36.3 21.7 40.7 66.8 55.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2006 2007 2008 2009 2010 năm (%) Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Qua số liệu trên cho chúng ta thấy, qua 5 năm Trường đại học Đồng Tháp đã cơ bản đào tạo phát triển rất nhanh về số lượng cũng như chất lượng
đội ngũ cán bộ giảng viên, số trình độ đại học giảm dần thay vào đó là số
Bảng 2.6: Cơ cấu đội ngũ giảng viên tại các khoa Số T/t Khoa Số lượng Trình độ GS- PGS TS Ths ĐH 1. Khoa KHXH & NV 37 0 2 21 14 2. Khoa THMN 35 0 2 26 7 3. Khoa Sinh học 34 0 0 20 14 4. Khoa GDCT 33 0 4 16 13 5. Khoa Toán 28 0 3 18 7 6. Khoa Hóa Học 27 0 1 18 8 7. Khoa Ngoại Ngữ 26 0 2 15 9 8. Khoa CNTT 25 0 0 10 15 9. Khoa Kinh Tế 25 0 0 2 23 10. Khoa Vật Lý 24 0 1 20 3 11. Khoa Nghệ Thuật 24 0 0 4 20 12. Khoa GDTC 21 0 0 6 15 13. Khoa Địa Lý 20 0 0 8 12 14. Khoa TLGD & QLGD 8 0 0 6 2 15. Tổng 367 0 15 190 162 (Nguồn Phòng Tổ chức ĐHĐT)
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đội ngũ giảng viên tại các khoa 0 5 10 15 20 25 30 35 40 K. K HXH & N V K. T HM N K. G DCT K. T oán K. C NTT K. G DTC K. T LGD & Q LGD Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Qua các bảng trên số liệu trên chúng ta thấy được thực trạng trường Đại học Đồng Tháp là một trường vừa mới lên Đại học đa ngành được 9 năm, Cơ
cấu đội ngũ giảng viên tại các khoa hiện nay bất hợp lý Giảng viên cơ hữu tại trường phân chia theo đơn vị khoa có sự chênh lệch lớn. Song vì các khoa vẫn thiếu giảng viên nên phải sử dụng giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng với tỷ lệ
khá caọ
Về tỷ lệ giảng viên/ sinh viên hầu hết các khoa chưa đạt vào đặc biệt có một số khoa thiếu rất trầm trong. Bên cạnh đó còn tồn tại khó khăn rất lớn đó, là thiếu về số lượng và yếu về chất lượng đội ngũ, số lượng Tiến sỹ của các khoa hiện nay là 15/501 tổng số giảng viên chiếm 2,99% tổng số giảng viên còn rất hạn chế. Thạc sỹ là 190/501 giảng viên chiếm 37,9%. Các khoa thiếu trầm trọng như các khoa Sinh học, Địa lý, Công nghệ thông tin, Giáo dục thể
chất, Tâm lý giáo dục và Quản lý giáo dục, riêng các khoa Kinh tế, Nghệ thuật số
Một con số mà đòi hỏi BGH, Đảng ủy nhà trường cần có giải pháp chiến lược cụ thể để nâng cao chất lượng. Có chính sách để thu hút, tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại các khoa còn thiếu trầm trọng, đểĐHĐT đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học trong tình hình hiện naỵ
2.2.2. Cơ cấu trình độ, giới tính của giảng viên Bảng 2.7: Cơ cấu về trình độ, độ tuổi, giới tính giảng viên và CBQL