7. Kết cấu nội dung của luận văn
3.3.6. Đổi mới cơ chế sử dụng độingũ giảng viên
- Việc sử dụng ĐNGV đòi hỏi vừa đảm bảo tính khoa học vừa là nghệ
thuật trong quan hệđối xử, trong phân công công việc và đáng giá thì mới qui tụ được sức mạnh tổng hợp hướng đến mục tiêu nhiệm vụ về chính trị. Muốn vậy, trong chính sách sử dụng, BGH cần phải quan tâm bố trí sử dụng giảng viên đúng chuyên ngành đào tạo, kết hợp theo dõi để phát hiện năng khiếu và các khả năng về trình độ nhằm khai thác tốt tiềm lực của GV vào các hoạt
động của NCKH, chuyển giao công nghệ, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế của nhà trường.
- Trong xây dựng chính sách, cần phải đặc biệt chú ý gắn việc bố trí sử
dụng ĐNGV đúng với nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của
ĐNGV, gắn quyền lợi của người GV với lợi ích chung của nhà trường một cách hài hòa, làm cho ĐNGV yên tâm, phấn khởi tin tưởng bởi người quản lý và năng lực của mình và để gắn bó với nhà trường.
- Phải nhận thức sâu sắc rằng, công bằng xã hội hoàn toàn không phải là cào bằng. Khi KT-XH phát triển thì sự cách biệt giàu nghèo lại càng tăng và hiện tượng này cũng diễn ra trong nền kinh tế tri thức. Chính sách đối với
ĐNGV cần được qui định chặt chẽ và rõ ràng, để không bị coi là sự ban phát từ trên, mà phải hiểu là cái được hưởng. Đồng thời, đãi ngộ đối với ĐNGV còn xuất phát từ cách đánh giá con người, nhất là đánh giá của cấp trên.Vì thế, lãnh đạo trường khi nhìn nhận một ĐNGV cần khách quan, tránh ngộ
nhận, không qui chụp.
- Khi khảo sát thực trạng và tìm hiểu sâu tôi nhận biết: thực tế những năm qua, việc sử dụng phân loại ĐNGV theo yêu cầu chuẩn chức danh còn hạn chế. Vì vậy, trong chỉ đạo thực hiện các chếđộđãi ngộđối với ĐNGV và toàn thể đội ngũ công chức nói chung còn mang tính cào bằng, chưa có tác dụng khuyến khích ĐNGV phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Để khắc phục tình trạng này, ĐHĐT phải thực hiện tốt việc đánh giá phân loại ĐNGV theo yêu cầu và tiêu chuẩn chức danh. Tùy theo mỗi chức danh của ĐNGV, giảng viên chính và giảng viên cao cấp (hiệu quả thực hiện công tác, mức độ hoàn thành công việc) để xác định những chế độ đãi ngộ
phù hợp nhưđược qui định đề bạt, được bổ nhiệm bố trí công tác hợp lí, được xét tặng danh hiệu thi đua cao, xét nâng lương trước thời hạn...
- Đại học Đồng Tháp cần có cơ chế hợp lí để tạo điều kiện cho GV trẻ được đào tao bồi dưỡng thường xuyên thông qua việc tham gia các công trình,
đề tài NCKH. Đề nghị các cấp quản lí có thẩm quyền quan tâm và có kế
hoạch thi nâng ngạch cho những GV đã đủ điều kiện. Song song với việc đó là mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn chức danh (giảng viên chính, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, cao cấp chính trị), nhằm đảm bảo quyền lợi lâu dài và những lợi ích chính đáng về
nghề nghiệp của họ .
- Kinh nghiệm về phát triển ĐNGV của Singapore đã cho thấy, ĐHĐT cần có chính sách hỗ trợ ban đầu cho GV mới được tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi để họ dễ dàng tiếp thu những thông tin cần thiết và tiếp nhận công việc trong thời gian tập sự như: dành thời gian để giảng viên mới nghiên cứu chương trình, soạn bài, tập giảng theo sự hướng dẫn của các GV được phân công giúp đỡ đối với GV tập sự; được tham gia các hoạt động chuyên môn, tham dự các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, các hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đềở tổ bộ môn và các khoa chuyên ngành.
- Ngoài ra, ĐHĐT phải có thái độ kiên quyết trong việc thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo đường lối chủ trương của Đảng và Luật cán bộ
công chức. Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại ĐNGV hàng năm để trên cơ
sở đó, có căn cứ khách quan cho việc đề nghị luân chuyển GV; đồng thời, thực hiện việc sang lọc, chấm dứt hợp đồng, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, giải quyết thôi việc một lần đối với GV yếu kém về phẩm chất, về năng lực giảng dạy, NCKH…
- Khi tiến hành trao đổi trực tiếp với nhiều giảng viên trẻ, tôi đã nhận
được đa số ý kiến cho rằng: Khi về làm việc trong trường đại học, cần nhất chưa phải là lương cao mà họ muốn có môi trường làm việc và cách đánh giá, những quyền lợi khi GV đầu tư thời gian, công sức cho NCKH. Do vậy, để
thu hút được GV giỏi, ĐHĐT phải vận dụng tốt những qui định về tự chủ tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP; nhằm tạo ra cơ chế tài chính tính được, tính hết những lao động mà GV đã bỏ ra không chỉ cho việc lên lớp mà còn công sức chuẩn bị bài giảng, những việc làm đổi mới PPDH, viết giáo trình, tài liệu tham khảo, làm NCKH…nghĩa là phải tính bằng công, rõ ràng, tương xứng với năng lực và hiệu quả công việc.
- Trong điều kiện ĐHĐT còn mỏng về lực lượng ĐNGV có trình độ
chuyên môn và chức danh cao, rất cần có cơ chế tạo điều kiện cho một số GV khi nghỉ hưu có thể tiếp tục hợp tác trong hoạt động giảng dạy và NCKH của nhà trường theo hình thức hợp đồng.
- Trường cần có chính sách cụ thể trong việc trọng dụng những GV là chuyên gia trong và ngoài nước. Hiện nay đang có một “làn sóng” giảng viên xin thôi, hay chuyển việc để chuyển sang môi trường khác. Chính vì vậy
ĐHĐT phải có ngay chính sách thỏa đáng trọng dụng đểđảm bảo GV có mức thu nhập hợp lí, được làm việc trong môi trường thuận lợi, có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và được tôn vinh xứng đáng. Nghiên cứu sử dụng tốt các chếđộ hợp đồng dài hạn để tăng số lượng GV nhằm mau chóng đảm bảo tỉ lệ SV/GV hợp lí đạt chuẩn đối với từng ngành đào tạọ
- Trường ĐHĐT quyết tâm phát triển năng lực ĐNGV, giải quyết vấn
đề hiệu suất sử dụng GV, khai thác tối ưu tiềm năng của ĐNGV phải được trường thực hiện bằng các chính sách mới phù hợp bối cảnh hội nhập như định mức lao động, nhiệm vụ NCKH và công nghệ gắn với đào tạo của GV, cải thiện về hệ số lương tăng thêm, cơ chế GV đi học tập, NCKH, trao đổi học thuật ở nước ngoàị
Tóm tắt chương 3
Dự báo quy mô đào tạo được xác định trên cơ sở đề án phát triển Trường Đại học Đồng Tháp và trên cơ sở nhu cầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến 2020 (200 Sinh viên/1 vạn dân) của Chính phủ, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của các tỉnh trong khu vực, thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII tỉnh Đảng bộ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (bình quân 170 Sinh viên/ 1 vạn dân) và tốc độ gia tăng dân số (1,1% năm).
Nhu cầu và chất lượng đào tạo đặt ra cho Đại học Đồng Tháp là rất bức thiết. Để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi trên, tác giảđã đề xuất một số giải pháp. Mỗi giải pháp là một phần cấu thành hệ thống các biện pháp, kết quả của biện pháp này là cơ sở, là tiền đề và điều kiện để thực hiện các biện pháp khác.
Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên mà tác giả luận văn đưa ra phù hợp và giải quyết được mục tiêu và định hướng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển của ĐHĐT trong thời gian tớị
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ