Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội:

1.1.7.1. Nhân tố khách quan: Các nhân tố về chính sách của Nhà nước, về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thu BHXH. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định là điều kiện để các DN mở rộng đầu tư, tìm kiếm các đối tác, thị trường; từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc theo đó NLĐ tham gia BHXH tăng, từ đó nguồn thu BHXH cũng tăng cao. Các chế độ BHXH được ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, sát với NLĐ, đó cũng là nhân tố để nâng cao chất lượng nguồn thu BHXH. Sự phối hợp về mặt chính sách giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, là điều kiện tốt để cơ quan BHXH hoàn thành tốt công tác quản lý thu BHXH.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng được nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, như: ốm đau, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.

1.1.7.2. Nhân tố chủ quan: Bao gồm các nhân tố về nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động và người sử dụng lao động; sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền

BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là người lao động hay là người sử dụng lao động thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt, trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề đóng và hưởng BHXH. Người lao động và người sử dụng lao động luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại muốn được hưởng BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)...Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.

Sự đóng góp của NLĐ và người SDLĐ, đây là nguồn chính, chủ yếu để hình thành quỹ BHXH, Nhà nước quy định NLĐ và người SDLĐ đều phải có trách nhiệm đóng góp hình thành quỹ BHXH, để đảm bảo đời sống cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ được hưởng quyền lợi về BHXH do pháp luật quy định.

Đơn vị SDLĐ thực hiện tốt các chính sách về BHXH cho NLĐ theo Luật BHXH. Thực hiện đúng trách nhiệm trong việc trích nộp BHXH theo quy định, không lạm dụng quỹ hoặc trây ỳ trốn tránh trách nhiệm. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng thu và quản lý thu BHXH.

Nhiều khi, từ chỗ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chưa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên người sử dụng

lao động không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân người lao động cũng chưa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của người lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho người lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng với người lao động và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH. Đây là nhận thức lạc hậu, thói quen thời bao cấp không còn phù hợp trong điều kiện mới.

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH của người lao động và người sử dụng lao động, thì vai trò của cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến công tác thu BHXH nói riêng. Đó là việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thông qua tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH; thành lập các đoàn thanh tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng ký lao động tham gia BHXH.

1.1.7.3. Các nhân tố khác

Ngoài các yếu tố đã nêu trên, còn có một số những yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng tới quản lý thu BHXH như:

- Những chế tài đặt ra để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời …

- Công tác tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong xã hội, tuyên truyền đến những tổ chức, DN có thuê lao động làm công, hưởng lương về vai trò, ý nghĩa của BHXH.

- Công tác thi đua khen thưởng

- Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn nhất là Công đoàn cơ sở, chủ động phối hợp với cơ quan BHXH trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)